Quá tải bổ sung thông tin thuê bao là lỗi của nhà mạng

VOV.VN - Bổ sung đầy đủ thông tin thuê bao - công việc 1 năm, nhà mạng để "dồn toa" 1 tháng và cái khó lại thuộc về khách hàng.

Theo thống kê sơ bộ của các nhà mạng, hiện vẫn còn khoảng 30 triệu thuê bao chưa đăng ký lại thông tin cá nhân. Các nhà mạng đã huy động toàn bộ nhân viên, đại lý ủy quyền mở đăng ký thông tin đến tận đêm nhưng toàn bộ hệ thống này đang quá tải.

Ba nhà mạng cũng mở cả phương thức cập nhật thông tin trực tuyến nhưng nhiều khách hàng phản ánh hệ thống bị nghẽn khiến họ không thể thực hiện được.

Các nhà mạng đều quá tải thực hiện việc bổ sung thông tin thuê bao.

Bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) khẳng định, để bùng phát sim rác và khiến người dân phải phiền hà đổ xô đi đăng ký nộp ảnh cá nhân, bổ sung thông tin thuê bao.... trong mấy ngày nay hoàn toàn là lỗi của nhà mạng.

Nhà mạng "đẩy khó" cho khách hàng

Theo thống kê mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có trên 120 triệu thuê bao di động trong đó 95% là thuê bao trả trước. Hệ lụy của phát triển nóng thuê bao di động là không quản lý được thông tin thuê bao, dẫn tới tình trạng lan tràn tin nhắn/cuộc gọi rác, lừa đảo.

Nghị định 49/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc tăng cường quản lý hoạt động viễn thông, đặc biệt là ngăn chặn sim rác, tin nhắn rác từ gốc và quy trách nhiệm cho các nhà mạng rất rõ ràng.

Thế nhưng trong quá trình thực hiện, các nhà mạng không có sự chuẩn bị kỹ, thiếu thông tin khiến người dân mất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức đi đăng ký, gây bức xúc.

Cung cách làm việc này cũng làm dư luận hiểu không đúng về tính cần thiết của Nghị định 49.

Theo bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Nghị định 49 được ban hành và có hiệu lực từ 24/4/2017. Các nhà mạng có 1 năm để hoàn tất thông tin của khách hàng, thế nhưng việc triển khai không có kế hoạch.

Chỉ gần đến thời hạn (24/4/2018) các nhà mạng mới ráo riết thông báo cho các chủ thuê bao đến bổ sung thông tin, nếu không sẽ bị khóa chiều đi khiến cho hàng triệu thuê bao di động nháo nhào đi đăng ký gây nghẽn mạng và đặc biệt là tình trạng kẹt cứng, lộn xộn tại các đại lý trong mấy ngày vừa qua.

Bà Lê Thị Ngọc Mơ khẳng định Nghị định 49 là đúng đắn và kịp thời, với mục đích quản lý thị trường viễn thông, đặc biệt ngăn chặn sim rác, quảng cáo rác đang tràn lan hiện nay.

Nghị định 49 ghi rõ: "Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm ký hợp đồng với các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền; rà soát, thông báo, thanh lý hợp đồng, thu hồi toàn bộ các sim thuê bao di động đã được doanh nghiệp phân phối cho các đại lý"

Nghị định 49 cũng nêu "Trong vòng 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp viễn thông di động có trách nhiệm rà soát, hướng dẫn, yêu cầu các thuê bao di động trả trước đang sử dụng dịch vụ của mình mà thông tin thuê bao chưa tuân thủ theo đúng quy định tại khoản 5, khoản 7 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP".

Hai nội dung này được diễn giải một cách dễ hiểu là trong vòng 3 tháng khi nghị định có hiệu lực thì các nhà mạng có trách nhiệm thu hồi sim rác và "trong vòng 1 năm thì có trách nhiệm hướng dẫn các thuê bao đăng ký cho đúng". Thế nhưng, hầu hết các thuê bao đã không nhận được thông báo cho đến khi các nhà mạng "cuống cuồng" thực hiện Nghị định 49.

Người dân mệt mỏi, bức xúc khi phải xếp hàng nhiều giờ để được bổ sung thông tin thuê bao điện thoại.

Ông Hoàng Huy Sơn, ở Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bức xúc "Là khách hàng của nhà mạng mà chẳng khác "con nợ". Nhà mạng muốn hành sao thì hành. Đây là việc làm quen thói độc quyền."

Cách đây 1 năm, phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho rằng: Sở dĩ có tình trạng sim rác tràn lan là do lợi ích của nhà mạng quá lớn, có cả lợi ích của đại lý và của người sử dụng. Nhà mạng, đại lý bán được sim thì có doanh số, người dùng thì do khuyến mãi nhiều nên mua sử dụng.

"Tại sao cơ quan chức năng quyết tâm nhưng làm chưa có hiệu quả? Do mình không ngăn chặn ngay từ đầu mà chỉ đi thu sim rác ở các đại lý và xử lý các đại lý. Vì vậy, cần phải truy trách nhiệm của các nhà mạng, việc tái phát con số sim lớn như vậy là do nhà mạng. Bộ yêu cầu nhà mạng xử lý triệt để còn không bộ sẽ trực tiếp xử lý nhà mạng", Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiểu đúng việc thuê bao sẽ bị khóa một chiều sau ngày 24/4
Hiểu đúng việc thuê bao sẽ bị khóa một chiều sau ngày 24/4

VOV.VN - Các nhà mạng cho biết sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ người dân bổ sung thông tin thuê bao sau thời hạn quy định ngày 24/4.

Hiểu đúng việc thuê bao sẽ bị khóa một chiều sau ngày 24/4

Hiểu đúng việc thuê bao sẽ bị khóa một chiều sau ngày 24/4

VOV.VN - Các nhà mạng cho biết sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ người dân bổ sung thông tin thuê bao sau thời hạn quy định ngày 24/4.

Cục Viễn thông thông tin về thuê bao thiếu thông tin bị khóa sau 24/4
Cục Viễn thông thông tin về thuê bao thiếu thông tin bị khóa sau 24/4

VOV.VN - Cục Viễn thông lên tiếng về việc sau ngày 24/4, thuê bao di động chưa hoàn thành bổ sung thông tin theo quy định, có bị cắt liên lạc hay không?

Cục Viễn thông thông tin về thuê bao thiếu thông tin bị khóa sau 24/4

Cục Viễn thông thông tin về thuê bao thiếu thông tin bị khóa sau 24/4

VOV.VN - Cục Viễn thông lên tiếng về việc sau ngày 24/4, thuê bao di động chưa hoàn thành bổ sung thông tin theo quy định, có bị cắt liên lạc hay không?

21h-22h người dân vẫn xếp hàng bổ sung thông tin thuê bao điện thoại
21h-22h người dân vẫn xếp hàng bổ sung thông tin thuê bao điện thoại

VOV.VN - Chỉ còn vài ngày nữa là các nhà mạng hết hạn bổ sung thông tin thuê bao, các nhà mạng làm việc hết công suất để phục vụ khách hàng.

21h-22h người dân vẫn xếp hàng bổ sung thông tin thuê bao điện thoại

21h-22h người dân vẫn xếp hàng bổ sung thông tin thuê bao điện thoại

VOV.VN - Chỉ còn vài ngày nữa là các nhà mạng hết hạn bổ sung thông tin thuê bao, các nhà mạng làm việc hết công suất để phục vụ khách hàng.