Công tác xét tặng danh hiệu đang nặng về cơ chế xin - cho?

VOV.VN - Công tác xét tặng các danh hiệu, nhận thức về tín ngưỡng di sản là những chủ đề nóng được nêu ra tại buổi tọa đàm mới đây.

Tối 4/5 tại Đại học Luật, Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể - góc nhìn pháp lý”.

Tại buổi tọa đàm, những vấn đề văn hóa và công tác thực thi pháp luật trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hiện nay cũng được trao đổi.

Các khách mời tham gia tọa đàm.

Chương trình có sự tham gia của PGS.TS Từ Thị Loan, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, TS Lưu Bình Nhưỡng, Ủy ban về các vấn đề xã hội Quốc hội Việt Nam. Tham gia tọa đàm còn có các đại diện cơ quan nhà nước, các nhà nghiên cứu, đại diện các nghệ nhân – nghệ sĩ thực hành di sản, giảng viên và sinh viên trực tiếp thực hiện các đề tài khoa học đã đem đến buổi tọa đàm những cái nhìn đa dạng dưới nhiều góc độ.

Nội dung tọa đàm được xây dựng dựa trên kết quả các công trình nghiên cứu, kết quả của quá trình khảo sát thực tiễn tại các “địa chỉ đỏ văn hóa” ở địa bàn nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Tại cuộc tọa đàm, hai vấn đề được đặt ra: pháp luật đối với các nghệ sĩ nghệ nhân và pháp luật đối với các di sản văn hóa phi vật thể. Cụ thể, ở vấn đề pháp luật với nghệ nhân, nghệ sĩ, các bạn sinh viên đã nêu ra các bất cập khi quy chế xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, thiếu sót trong quy định truy tặng và đặc cách cho các nghệ nhân, vấn đề trợ cấp cho nghệ nhân,…

Đối với di sản, hàng loạt những vấn đề mới mẻ được đặt ra như tại sao những nghệ thuật diễn xướng dân gian phổ biến rộng rãi như chèo, sẩm lại chưa được công nhận di sản văn hóa cấp quốc gia, việc cộng đồng xã hội chưa có nhận thức đúng đắn về Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ, các thông tin tuyên truyền sai lệch,…

Vấn đề bỏ sót một số loại hình diễn xướng dân gian cũng được nói đến. Trong Di sản văn hóa phi vật thể, loại hình diễn xướng chứa đựng nhiều di sản đặc trưng, nổi bật. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều DSVH nổi tiếng, mang đậm nét văn hóa VN thậm chí được nhiều bạn bè quốc tế biết đến nhưng lại chưa được công nhận vào danh mục DSVH quốc gia. Tiêu biểu là chèo và xẩm.

Trả lời về vấn đề này, PSG TS Từ Thị Loan cho biết, vấn đề công nhận hay không công nhận các loại hình này cũng từng gây tranh cãi nhiều. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng đang gặp phải khó khăn trong thủ tục pháp lí. Theo quy định thì có một địa phương sẽ đệ trình lên Bộ VH-TT-DL. Nhưng vì chèo quá phổ biến khắp các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, thậm chí cả Trung bộ và theo vào tới Nam bộ nên rất khó để xác định. Vấn đề tiếp theo là cũng do sự phổ biến của nó nên có nhiều biến thể, khó có thể xác định được, tìm lại các tài liệu cũ. Và khi công nhận thì công nhận chèo cổ hay chèo mới?

Về vấn đề xét duyệt đặc cách cho các nghệ nhân, theo PGS.TS Từ Thị Loan, hiện nay đang có nhiều thiếu sót trong các quy định truy tặng.

Đối với việc truy tặng danh hiệu cho nghệ sĩ và nghệ nhân, Luật Thi đua, Khen thưởng 2003 sửa đổi bổ sung 2013 đã có quy định về truy tặng nhưng đến năm 2013, sau khi Luật Thi đua, Khen thưởng 2003 được sửa đổi bổ sung thì việc truy tặng bị bãi bỏ. Theo đó, đã từng có các trường hợp truy tặng NSND đối với nghệ sĩ Y Moan năm 2010, truy tặng NSƯT đối với nghệ nhân Hà Thị Cầu vào cuối 2013.

Việc đặc cách đã từng có thông tư 06/2010/TT- BVHTTDL đã có các quy định về đặc cách. Tuy nhiên Luật Thi đua khen thưởng 2013 đã bãi bỏ trường hợp này. Bà Từ Thị Loan cũng trả lời, việc đặc cách cũng cần có khung tiêu chuẩn cứng, để tránh việc dị nghị, gây tranh cãi ở nhiều cấp, dư luận xã hội.

Tại buổi tọa đàm, có ý kiến cho rằng, công tác xét tặng danh hiệu đang nặng về cơ chế xin cho.

Theo quy định tại chương IV, Nghị định 62/2014/NĐ- CP, Chương IV Nghị định 123/2014/NĐ - CP hay chương III Nghị định 89/2014/NĐ - CP trong quy trình xét tặng danh hiệu NSƯT, NSNN, NNƯT, NNND, nghệ nhân, nghệ sĩ các thủ tục hành chính thi đua khen thưởng, ban ngành các cấp khá phức tạp. Để được xét tặng, trước hết mỗi nghệ nhân phải làm “bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu”, đi kèm là “các tài liệu chứng minh phải tri thức, kĩ năng, và các đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ DSVHPVT gồm băng đĩa, hình ảnh mô tả tri thức và kĩ năng đang nắm giữ, bản sao có công chứng hoặc chứng thực chứng nhận hoặc quyết định khen tặng, khen thưởng, huân chương, huy chương, giải thưởng, bằng khen và các tài liệu liên quan”.

Với khối lượng lớn những nghệ nhân cao tuổi, đặc biệt nghệ nhân thuộc dân tộc thiểu số như hiện nay, có trường hợp không biết chữ thì việc làm các thủ tục xin phong danh hiệu sẽ rất khó khăn. Ở đây, cũng thấy rõ việc phong tặng được tiến hành còn nặng cơ chế xin cho, chứ chưa có sự chủ động của Nhà nước đối với những người gìn giữ di sản văn hóa dân tộc. Với quy định như vậy thì “chẳng khác nào nghệ nhân, nghệ sĩ phải đi xin danh hiệu”.

Đối với một giải thưởng có tính chất vinh danh những người có đủ đức, đủ tài thì việc trao tặng danh hiệu vừa là một cách để ghi nhận thành quả, vừa là cách thể hiện lòng biết ơn đối với những người có đóng góp cho nước nhà. Ngoài ra, đó còn là sự động viên, khích lệ với những người nghệ sĩ, nghệ nhân tiếp tục cống hiến tài năng của mình. Những cống hiến ấy phải được nhà nước ghi nhận chứ không phải đợi chính người nghệ sĩ nghệ nhân đi xin, mới được xét tặng danh hiệu.

Một điểm nhấn đáng chú ý khác của chương trình đó là việc kêu gọi gây “Hòm quỹ di sản” nhằm hỗ trợ các nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn, có nhiều công lao, đóng góp đối với việc gìn giữ những “vốn liếng” quý giá của cha ông mà BTC tọa đàm đã gặp gỡ và tiếp xúc trong suốt quá trình làm đề tài khoa học cũng như thực hiện chương trình này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nữ nghệ nhân hát Khắp của đồng bào Thái
Nữ nghệ nhân hát Khắp của đồng bào Thái

VOV.VN - Với mong muốn những điệu Khắp không bị mai một, bà Điêu Thị Siêng đã tập hợp các cháu thiếu nhi lại để truyền dạy.

Nữ nghệ nhân hát Khắp của đồng bào Thái

Nữ nghệ nhân hát Khắp của đồng bào Thái

VOV.VN - Với mong muốn những điệu Khắp không bị mai một, bà Điêu Thị Siêng đã tập hợp các cháu thiếu nhi lại để truyền dạy.

Hoa hậu Việt Nam khoe sắc trong Lễ rước Tôn vinh nghệ nhân, làng nghề
Hoa hậu Việt Nam khoe sắc trong Lễ rước Tôn vinh nghệ nhân, làng nghề

VOV.VN - Hoa hậu Việt Nam Ngọc Hân cùng Á hậu Thanh Tú đã diện áo dài tham ra Lễ rước Tôn vinh nghệ nhân và làng nghề vào chiều tối 1/5 tại Huế.

Hoa hậu Việt Nam khoe sắc trong Lễ rước Tôn vinh nghệ nhân, làng nghề

Hoa hậu Việt Nam khoe sắc trong Lễ rước Tôn vinh nghệ nhân, làng nghề

VOV.VN - Hoa hậu Việt Nam Ngọc Hân cùng Á hậu Thanh Tú đã diện áo dài tham ra Lễ rước Tôn vinh nghệ nhân và làng nghề vào chiều tối 1/5 tại Huế.

Cận cảnh: Nghệ nhân làm dép lốp cuối cùng của Hà Nội
Cận cảnh: Nghệ nhân làm dép lốp cuối cùng của Hà Nội

VOV.VN - Nằm trong một con ngõ nhỏ trên phố Nguyễn Biểu (Hà Nội), “xưởng” sản xuất dép lốp của ông Phạm Quang Xuân ngày nào cũng bận rộn.

Cận cảnh: Nghệ nhân làm dép lốp cuối cùng của Hà Nội

Cận cảnh: Nghệ nhân làm dép lốp cuối cùng của Hà Nội

VOV.VN - Nằm trong một con ngõ nhỏ trên phố Nguyễn Biểu (Hà Nội), “xưởng” sản xuất dép lốp của ông Phạm Quang Xuân ngày nào cũng bận rộn.

Nghệ nhân trăm tuổi vẫn nặng lòng với quan họ cổ quê hương
Nghệ nhân trăm tuổi vẫn nặng lòng với quan họ cổ quê hương

VOV.VN - Quan họ đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời người nghệ nhân già.

Nghệ nhân trăm tuổi vẫn nặng lòng với quan họ cổ quê hương

Nghệ nhân trăm tuổi vẫn nặng lòng với quan họ cổ quê hương

VOV.VN - Quan họ đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời người nghệ nhân già.

Hội Lim 2017: Nghệ nhân già hát quan họ như “đuổi khách”
Hội Lim 2017: Nghệ nhân già hát quan họ như “đuổi khách”

VOV.VN - Những nghệ nhân được xem là linh hồn quan họ, nhưng khi xem màn biểu diễn của họ, nhiều du khách đã lặng lẽ bỏ đi.

Hội Lim 2017: Nghệ nhân già hát quan họ như “đuổi khách”

Hội Lim 2017: Nghệ nhân già hát quan họ như “đuổi khách”

VOV.VN - Những nghệ nhân được xem là linh hồn quan họ, nhưng khi xem màn biểu diễn của họ, nhiều du khách đã lặng lẽ bỏ đi.