Đặc sắc lễ hội xuống đồng của cư dân vùng Hà Nam

VOV.VN - Lễ tế Thần Nông và Thành hoàng diễn ra cầu mong các thần phù hộ cho dân làng một mùa vụ tươi tốt, ấm no, nhà nhà hạnh phúc.

Mới đây, trong 2 ngày 1-2/7 tại đình Cốc và sông Cửa Đình, thuộc phường Phong Cốc, TX Quảng Yên, Quảng Ninh đã diễn ra Lễ hội xuống đồng 2017.  Đây là một sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc của thị xã, sự kiện đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách về tham dự.

Lễ hội xuống đồng thu hút đông đảo nhân dân và du khách về tham dự.

Lễ hội xuống đồng năm nay có chủ đề “Về miền di sản văn hóa Quảng Yên”, đây là lễ hội xuất phát từ tục làm lễ “Hạ điền” và lễ “Thượng điền” của cư dân vùng Hà Nam. Lễ hội này đã có từ lâu đời, nhưng vì nhiều nguyên nhân mà lễ hội đã không có mặt trong đời sống của người dân nơi đây mấy chục năm qua, nhưng hôm nay, tiếng chuông, tiếng trống vang lên, thì những kí ức về lễ hội lại ùa về trong lòng mỗi người dân.

Bà Tô Thị Thu, Bí thư Đảng ủy phường Phong Cốc, nơi tổ chức lễ hội xuống đồng cho biết: "Lễ hội được phục dựng lại từ năm 2007, sau đó được tổ chức năm 2009 và năm 2013, nhân dịp khánh thành di tích nên lễ hội năm nay tiếp tục được tổ chức. Đây là lễ hội truyền thống của người dân địa phương từ xa xưa. Lễ hội này có ý nghĩa đối với người dân trên đảo thường phải phụ thuộc vào thiên nhiên, thường thì vụ chiêm không có nước còn vụ màu thì ngập úng. Lễ hội này bắt nguồn từ những điều đó.”

Giữa hội đình linh thiêng hương khói

Ngân nga nhạc dưới tiếng trống, chiêng

Uy nghiêm vàng, son, sơn, thiếc

Lễ tế Thần Nông và Thành hoàng diễn ra cầu mong các thần phù hộ cho dân làng một mùa vụ tươi tốt, ấm no, nhà nhà hạnh phúc.

Nghi lễ cấy xuống đồng là phần nghi lễ quan trọng cầu mong các thần phù hộ cho dân làng một mùa vụ tươi tốt, ấm no, nhà nhà hạnh phúc.

Nghe những người lớn tuổi kể lại rằng, lễ hội xuống đồng thường được  tổ chức vào đầu tháng 6 âm lịch, là thời vụ cấy lúa mùa. Thời gian diễn ra lễ hội diễn ra trong hai ngày. Ngày chính hội, sáng sớm, sau nghi lễ cúng Thần Nông và Thành hoàng tại đình, ông chủ tế xuống ruộng trước cửa Đình cấy những cây lúa đầu tiên trước sự chứng kiến của dân làng. Ở giữa ruộng có cắm cây nêu, trên có cành phan để đuổi ma quỷ, có hình các sản vật nông nghiệp, như lúa, cá, tôm, lợn, gà... thể hiện cho sự mong ước một mùa màng tốt tươi. Sau nghi lễ cấy này mọi gia đình trong làng mới được cấy lúa xuống ruộng nhà mình.

Việc lựa chọn ông chủ tế để cấy những cây lúa đầu tiên cũng vô cùng quan trọng bà Tô Thị Thu cho biết thêm.

“Ông chủ tế phải là người không có tang, bố mẹ song toàn, và con cái phương trưởng thì mới được xuống đồng cấy cây lúa đầu tiên. Trước đây vùng đảo Hà Nam là vùng đảo thấp hơn so với mực nước biển, cho nên người dân phải chống chọi với thiên nhiên. Từ chỗ đó, muốn thể hiện lòng quyết tâm thì môn thể thao đua thuyền cũng là môn để giáo dục về truyền thống đoàn kết của cư dân trên đảo", bà Thu nói.

Ông chủ tế phải là người không có tang, bố mẹ song toàn, và con cái phương trưởng thì mới được xuống đồng cấy cây lúa đầu tiên.

Bên cạnh phần lễ thì các hoạt động như thi bơi yết tại sông Cửa Đình, chương trình giao lưu văn nghệ “Chiếu chèo sân đình”, hát đúm, hò biển, các tiết mục diễn xướng dân gian tại sân đình Cốc, hội thi cấy, hội đua thuyền chải truyền thống...cũng thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.

Ông Phạm Văn Thanh, người dân phường Phong Cốc nói rằng người dân ở đây ai ai cũng háo hức mong chờ ngày hội này, mọi người ráo riết chuẩn bị thuyền, các dụng cụ cho hội thi, rồi mải miết tập luyện trước giờ xung trận.  

Ông Thanh chia sẻ: "Chúng tôi giữ lại theo tập tục của địa phương, của ông cha chúng tôi để lại đã 582 năm nay. Tôi là người nối tiếp cha từ năm 17 tuổi, năm nay tôi đã 56 tuổi. Mặc dù chúng tôi do điều kiện công việc nhưng chúng tôi bỏ tất cả công việc để duy trì lại lễ hội của đình làng. Để khôi phục và thu hút mọi du khách thập phương xa gần, con cháu làm ăn khắp mọi miền tổ quốc hướng về cội nguồn, hướng về làng Cốc thân yêu của chúng tôi.”

Người dân không ngại nắng nóng vẫn tham gia cổ vũ cho các đội thi bơi yết trong lễ hội xuống đồng 2017.

Có hòa mình trong không khí lễ hội xuống đồng của người Quảng Yên, mới thấy hết được tình cảm của người dân nơi đây dành cho lễ hội của mình. Người cổ vũ thì hết lòng động viên, reo hò trong tiếng trống rộn ràng, thậm chí nhiều người còn cầm cờ tràn cả xuống dòng nước mát, hét lạc cả giọng để đón những chiếc thuyền đua về đích đầu tiên trong cuộc thi. Người thi đấu cũng chẳng phụ lòng người cổ vũ mà hăm hở khua chèo để về đích một cách nhanh nhất.

Chị Bùi Thị Hới, người dân phường Phong Cốc tham gia bơi thuyền chải nói: "Chúng tôi là người nông dân, chúng tôi cảm thấy đình làng có một lễ hội truyền thống từ ông cha để lại đến bây giờ. Chúng tôi vẫn giữ được truyền thống này thì tôi thấy rất vui mừng.”

Hai ngày của lễ hội đã trôi qua, cuộc sống của người dân Quảng Yên lại trở lại nhịp điệu thường ngày. Hy vọng rằng, những lễ hội truyền thống như lễ hội xuống đồng sẽ tiếp tục được bảo tồn, gìn giữ như một di sản quý báu làm giàu thêm truyền thống lịch sử, văn hoá của vùng đất anh hùng này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hải Phòng tạm dừng Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn 2017
Hải Phòng tạm dừng Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn 2017

VOV.VN - Sau sự cố trâu chọi húc chủ gây tử vong, BTC đã có văn bản giải trình với Bộ VH-TT&DL, đồng thời ra quyết định tạm dừng Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017.

Hải Phòng tạm dừng Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn 2017

Hải Phòng tạm dừng Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn 2017

VOV.VN - Sau sự cố trâu chọi húc chủ gây tử vong, BTC đã có văn bản giải trình với Bộ VH-TT&DL, đồng thời ra quyết định tạm dừng Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017.

Vụ trâu chọi húc chết người: Cần bỏ ngay những lễ hội bạo lực!
Vụ trâu chọi húc chết người: Cần bỏ ngay những lễ hội bạo lực!

VOV.VN - Lễ hội chọi trâu ngoài tính bạo lực còn kéo theo nó hàng loạt vấn nạn như cờ bạc, đỏ đen, rượu chè, ẩu đả, mất trật tự an toàn xã hội...

Vụ trâu chọi húc chết người: Cần bỏ ngay những lễ hội bạo lực!

Vụ trâu chọi húc chết người: Cần bỏ ngay những lễ hội bạo lực!

VOV.VN - Lễ hội chọi trâu ngoài tính bạo lực còn kéo theo nó hàng loạt vấn nạn như cờ bạc, đỏ đen, rượu chè, ẩu đả, mất trật tự an toàn xã hội...

“Chọi trâu Đồ Sơn chỉ là thứ trò chơi núp bóng lễ hội”
“Chọi trâu Đồ Sơn chỉ là thứ trò chơi núp bóng lễ hội”

VOV.VN - “Chọi trâu Hải Phòng chỉ còn là một thứ trò chơi núp bóng lễ hội cũ, mượn danh thượng võ để nhằm mục đích khác”, GS Trần Lâm Biền cho biết.

“Chọi trâu Đồ Sơn chỉ là thứ trò chơi núp bóng lễ hội”

“Chọi trâu Đồ Sơn chỉ là thứ trò chơi núp bóng lễ hội”

VOV.VN - “Chọi trâu Hải Phòng chỉ còn là một thứ trò chơi núp bóng lễ hội cũ, mượn danh thượng võ để nhằm mục đích khác”, GS Trần Lâm Biền cho biết.