Di tích Nhà tù Hỏa Lò nhận hiện vật từ gia đình cựu binh Mỹ

VOV.VN - Sáng 15/8, tại Hà Nội, Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò đã tổ chức lễ tiếp nhận hiện vật của gia đình cựu binh Mỹ Walter Eugence Wilber  hiến tặng.

Ông Thomas Eugene Wilber, con trai của cựu chiến binh Mỹ Walter Eugene Wilber đã trao tặng cho Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò những hiện vật mà cha ông - một cựu phi công Mỹ từng bị giam tại Hỏa Lò giai đoạn 1968 - 1973 đã lưu giữ. Các hiện vật gồm: những bức thư của cha ông gửi từ Việt Nam cho Thomas và mẹ, những tấm giấy gói quà do chính tay Thomas gói và gửi sang cho cha; băng cát-sét ghi bài phỏng vấn ông Walter Eugene Wilber, tập báo đăng bài viết về cố Trung tá hải quân Mỹ, phi công Walter Eugene Wilber sau khi ông được trao trả về Mỹ…

Ông Thomas Eugene Wilber trao tặng kỷ vật cho đại diện Di tích Nhà tù Hỏa Lò

Phát biểu tại lễ trao tặng, ông Thomas Eugene Wilber cho biết những hiện vật này do cha ông đưa về từ trại giam Hỏa Lò, được ông và gia đình lưu giữ gần nửa thế kỷ qua. Sau 8 lần đến Việt Nam, ông quyết định trao tặng lại cho Ban quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò với mong muốn góp phần chứng minh những thông điệp mà cha ông đã cảm nhận về chính sách nhân đạo của Chính phủ Việt Nam đối với tù binh phi công Mỹ trong thời gian họ bị tạm giam tại Nhà tù Hỏa Lò. Ông Thomas nói: “Tôi muốn từ những hiện vật này và câu chuyện của bố tôi, du khách tham quan nhận ra những người tù nhân ở đây, trong đó có bố tôi được đối xử nhân đạo từ Chính phủ Việt Nam và khi quay về Mỹ thì vẫn có sức khỏe tốt. Câu chuyện của bố tôi khác với các phi công khác là thế. Suốt quãng đời còn lại thì ông rất quý mến và kính trọng người Việt Nam và tôi cũng có những tình cảm đặc biệt với người dân Việt Nam”.

Ngày 16/06/1968, Trung tá Hải quân Mỹ Walter Eugence Wilber bị bắt tại Nghệ An khi chiếc máy bay do ông điều khiển bị bắn cháy. Sau đó, ông được chuyển tới giam giữ tại trại giam Hỏa Lò. Trong thời gian 5 năm bị tạm giam tại đây, Walter đã nhận được sự đối xử nhân đạo, khoan dung. Ông đã có những hành động tích cực nhằm sớm chấm dứt cuộc chiến phi nghĩa mà Quân đội Mỹ thực hiện tại Việt Nam. Ngày 12/02/1973, Walter Eugence Wilber đã được Chính phủ Việt Nam trao trả cho Chính phủ Hoa Kỳ, theo tinh thần của Hiệp định Paris./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làng Shirakawago - viên ngọc quý của xứ Phù Tang
Làng Shirakawago - viên ngọc quý của xứ Phù Tang

VOV.VN - Tồn tại hơn 300 năm, làng cổ Shirakawago - Di sản Thế giới vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa cùng lối sinh hoạt và phong tục truyền thống.

Làng Shirakawago - viên ngọc quý của xứ Phù Tang

Làng Shirakawago - viên ngọc quý của xứ Phù Tang

VOV.VN - Tồn tại hơn 300 năm, làng cổ Shirakawago - Di sản Thế giới vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa cùng lối sinh hoạt và phong tục truyền thống.

Tết “Lấp lỗ” của đồng bào Chứt trên bản Rào Tre
Tết “Lấp lỗ” của đồng bào Chứt trên bản Rào Tre

VOV.VN -Tết Lấp lỗ được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm, sau khi bà con làm xong mùa màng, trên nương hoa màu gieo trĩa được lấp lỗ.

Tết “Lấp lỗ” của đồng bào Chứt trên bản Rào Tre

Tết “Lấp lỗ” của đồng bào Chứt trên bản Rào Tre

VOV.VN -Tết Lấp lỗ được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm, sau khi bà con làm xong mùa màng, trên nương hoa màu gieo trĩa được lấp lỗ.

Ghé thăm 7 di sản thế giới tại nước chủ nhà Olympic Rio 2016
Ghé thăm 7 di sản thế giới tại nước chủ nhà Olympic Rio 2016

VOV.VN -Dưới đây là những điểm đến đầy ý nghĩa, được công nhận là Di sản thế giới tại Brazil.

Ghé thăm 7 di sản thế giới tại nước chủ nhà Olympic Rio 2016

Ghé thăm 7 di sản thế giới tại nước chủ nhà Olympic Rio 2016

VOV.VN -Dưới đây là những điểm đến đầy ý nghĩa, được công nhận là Di sản thế giới tại Brazil.

Sao lại để khách nước ngoài mặc phản cảm vào chốn linh thiêng?
Sao lại để khách nước ngoài mặc phản cảm vào chốn linh thiêng?

Những du khách nước ngoài ăn mặc thoáng mát, quần đùi áo ba lỗ vào thăm đình chùa, nơi vốn là chốn linh thiêng trong tính ngưỡng của người Việt khá phổ biến.

Sao lại để khách nước ngoài mặc phản cảm vào chốn linh thiêng?

Sao lại để khách nước ngoài mặc phản cảm vào chốn linh thiêng?

Những du khách nước ngoài ăn mặc thoáng mát, quần đùi áo ba lỗ vào thăm đình chùa, nơi vốn là chốn linh thiêng trong tính ngưỡng của người Việt khá phổ biến.