Kéo co chính thức trở thành Di sản văn hóa của nhân loại

VOV.VN -Nghi lễ và trò chơi Kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines trở thành Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thông tin từ Cục di sản văn hoá (Bộ VH-TT&DL) cho biết, nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam và các nước Campuchia, Hàn Quốc, Philippines vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo đó, chiều 2/12 (theo giờ Việt Nam), tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 10 của UNESCO diễn ra tại thành phố Windhoek, nước Cộng hòa Namibia, Nghi lễ và trò chơi Kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Kéo co tại Vĩnh Phúc. Ảnh: Thu Trang.

Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Nghi lễ và trò chơi Kéo co đáp ứng 5 tiêu chí để đăng ký vào Danh sách đại diện:

- Là một tập quán xã hội có giá trị tạo ra sự bình đẳng; các biểu hiện thực hành đa dạng ở từng quốc gia thành viên; một số tri thức và kỹ năng được trao truyền qua truyền khẩu hoặc thông qua quan sát và tham gia trực tiếp, một số lại được truyền dạy tại các trung tâm đào tạo, trường học và các viện bảo tàng;

- Thông qua các biểu hiện thực hành đa dạng cũng như sự thích ứng với điều kiện sinh thái ở mỗi cộng đồng, việc đề cử di sản có thể làm sáng tỏ vai trò quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể trong phát triển bền vững, cũng như giá trị của hằng số tái tạo dựa trên sự sáng tạo của con người; bản thân hồ sơ đề cử có giá trị như một dự án hợp tác giữa bốn quốc gia thành viên, cung cấp bằng chứng về giá trị của di sản này đối với việc khuyến khích đối thoại liên văn hóa;

- Các biện pháp bảo vệ được xây dựng rõ ràng thông qua việc thiết lập kế hoạch, bao gồm các hoạt động cụ thể đáp ứng tình hình của từng quốc gia thành viên và của từng cộng đồng liên quan; bên cạnh đó là các biện pháp ứng phó với tình trạng không mong muốn như thương mại hóa di sản;

- Hồ sơ đề cử được chuẩn bị với sự tham gia đầy đủ của các cộng đồng chủ thể, các nhóm, cá nhân, các chuyên gia và các cơ quan liên quan; đa dạng theo tình hình cụ thể của mỗi nước đệ trình; với các minh chứng thể hiện sự đồng thuận và tự nguyện đối với việc đề cử;

- Nghi lễ và trò chơi Kéo co đã được kiểm kê tại các quốc gia thành viên: Hàn Quốc (1969), Campuchia (2013), Philippines (2013) và Việt Nam (2013).

Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở Đông và Đông Nam Á, với mong ước cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu hay những tiên đoán liên quan đến sự thành công hay thất bại của nỗ lực trồng cấy. Tùy vào mỗi quốc gia thành viên, nghi lễ và trò chơi kéo co được tổ chức ở cấp độ toàn quốc hoặc tại các vùng nhất định trong từng nước.

Ở Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung hầu hết ở vùng trung du, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ - đây là vùng đất tụ cư lâu đời của người Việt, là cái nôi của nền văn minh lúa nước, với trung tâm là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội. Thêm nữa, di sản còn được thực hành thường xuyên bởi các tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam như người Tày, người Thái và người Giáy tỉnh Lào Cai, vốn là những cư dân trồng lúa sớm trong lịch sử.

Đây là hồ sơ di sản đa quốc gia đầu tiên mà Việt Nam tham gia đệ trình và được UNESCO ghi danh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kéo co Việt Nam sắp thành di sản UNESCO
Kéo co Việt Nam sắp thành di sản UNESCO

Kéo co được các cộng đồng người Kinh, Thái, Tày, Nùng, Giáy… thực hành từ lâu đời và trao truyền cho tới ngày nay.

Kéo co Việt Nam sắp thành di sản UNESCO

Kéo co Việt Nam sắp thành di sản UNESCO

Kéo co được các cộng đồng người Kinh, Thái, Tày, Nùng, Giáy… thực hành từ lâu đời và trao truyền cho tới ngày nay.

Kéo co và chầu văn sẽ được trình UNESCO xem xét
Kéo co và chầu văn sẽ được trình UNESCO xem xét

VOV.VN - Hai hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” và "Nghi lễ và trò chơi kéo co" sẽ được gửi tới UNESCO trước ngày 31/3.

Kéo co và chầu văn sẽ được trình UNESCO xem xét

Kéo co và chầu văn sẽ được trình UNESCO xem xét

VOV.VN - Hai hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” và "Nghi lễ và trò chơi kéo co" sẽ được gửi tới UNESCO trước ngày 31/3.

Thú vị trò chơi kéo co ngồi ngày Tết
Thú vị trò chơi kéo co ngồi ngày Tết

VOV.VN - Trò kéo co ngồi thể hiện khát vọng về một tương lai tươi sáng của người dân làng Ngọc Trì đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thú vị trò chơi kéo co ngồi ngày Tết

Thú vị trò chơi kéo co ngồi ngày Tết

VOV.VN - Trò kéo co ngồi thể hiện khát vọng về một tương lai tươi sáng của người dân làng Ngọc Trì đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lập hồ sơ kéo co truyền thống là di sản văn hóa
Lập hồ sơ kéo co truyền thống là di sản văn hóa

Kéo co truyền thống được coi là một biểu đạt văn hóa gắn với những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Lập hồ sơ kéo co truyền thống là di sản văn hóa

Lập hồ sơ kéo co truyền thống là di sản văn hóa

Kéo co truyền thống được coi là một biểu đạt văn hóa gắn với những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Đề nghị Lễ hội Kéo co lâu đời nhất vùng Kinh Bắc thành Di sản
Đề nghị Lễ hội Kéo co lâu đời nhất vùng Kinh Bắc thành Di sản

Lễ hội Kéo co làng Hữu Chấp, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời nhất của vùng Kinh Bắc. 

Đề nghị Lễ hội Kéo co lâu đời nhất vùng Kinh Bắc thành Di sản

Đề nghị Lễ hội Kéo co lâu đời nhất vùng Kinh Bắc thành Di sản

Lễ hội Kéo co làng Hữu Chấp, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời nhất của vùng Kinh Bắc.