Mộc bản Trường Lưu - di sản góp phần tạo nên diện mạo văn hiến xứ Nghệ

VOV.VN - Mộc bản Trường Lưu là một trong số di sản mộc bản phong phú, thể hiện
truyền thống hiếu học và diện mạo văn hiến mang tính khu vực của xứ Nghệ.

Cùng với hồ sơ hệ thống thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế thì hồ sơ mộc bản Trường Lưu sẽ được gửi Ủy ban quốc gia chương trình kí ức thế giới trình UNESCO vào cuối năm nay để xem xét công nhận là Di sản tư liệu Châu Á Thái Bình Dương.

Dù là gia sản của một dòng họ nhưng mộc bản Trường Lưu có giá trị trong việc khai thác, nghiên cứu nhiều lĩnh vực: văn học, lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị, ngoại giao, giáo dục, kỹ thuật in ấn của Việt Nam thế kỷ 18.

Mộc bản Trường Lưu gồm hơn 2.000 bản gỗ thị khắc chữ Hán ngược để in sách phục vụ việc giáo dục, khoa cử chọn nhân tài cho quốc gia cuối thời Hậu Lê, do dòng họ Nguyễn Huy tại Hà Tĩnh chế tác và gìn giữ. Trên bản khắc in, thời gian được ghi rõ là từ năm 1758-1788, tức là cách đây hơn 250 năm, tại làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Đáng lưu ý, mộc bản Trường Lưu có nội dung chủ yếu là sách kinh điển của Nho gia nhưng được chọn lọc, làm mới dựa trên sự kết hợp với vốn hiểu biết của người biên soạn.

Mộc bản Trường Lưu được in rập và đóng thành quyển gửi đến các thư viện trung tâm lưu trữ

Trải qua nhiều biến cố, đến nay tại kho Phúc giang Thư viện của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh còn lưu giữ 394 bản, trong đó trọn vẹn 379 bản là 12 tập sách Nho gia. Đó là 2 tập “Tính lý toản yếu” (sách rút gọn lại bộ sách do các nhà nho đời Minh biên soạn), 9 quyển "Ngũ Kinh toản yếu" (gồm Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu) và một tập "Thư viện quy lễ" (những lễ nghi, phép tắc trong trường học) do Thám hoa Nguyễn Huy Oánh biên soạn, thể hiện tính trọn vẹn cho một bộ sách phục vụ giáo dục thời xưa.

Nói về 2 tập "Tính lý toản yếu", Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Huy Mỹ - hậu duệ dòng họ Nguyễn Huy cho biết: “Trong tập "Tính lý toản yếu" này, Nguyễn Huy Tự đã đưa triều đại Đinh - Lê – Lý - Trần vào giảng dạy cho học trò, trong đó có nhiều đoạn phê bình và nhận xét về các vị vua. Điều này rất khác với các tập Tính lý nguyên bản của Trung Hoa”.

Bộ mộc bản Trường Lưu được 5 danh nhân văn hóa dòng họ Nguyễn Huy biên soạn. Đó là Nguyễn Huy Tửu, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Cự, Nguyễn Huy Quýnh và Nguyễn Huy Tự. Ngoại trừ Nguyễn Huy Tửu thì những người còn lại đều tham gia giảng dạy tại Quốc Tử Giám. Theo TS Phạm Văn Ánh, Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam: Mặc dù các tác giả đã tham khảo nhiều trước tác của các danh nho Việt Nam và hệ thống Đại toàn từ thời Minh (Trung Quốc) nhưng mộc bản Trường Lưu vẫn thể hiện hướng tiếp thu khá riêng của các nhà nho bấy giờ.

“Thời nhà Minh, vua nhà Minh có sai nhóm do ông Hồ Quảng phụ trách tiến hành biên soạn bộ "Ngũ kinh đại toàn" rất bề thế, thực hiện trong một năm. Trường hợp của ông Nguyễn Huy Oánh, theo lời tựa, cụ đã dùng 10 năm để biên soạn bộ này mặc dù xét về dung lượng thì chỉ bằng 10% bộ nguyên gốc Đại toàn của nhà Minh. Ngắn như vậy nhưng thời gian thực hiện gấp 10 lần thực hiện bộ gốc kia cho thấy dụng công của ông rất lớn trong việc thực hiện bộ "Ngũ kinh toản yếu" - TS Phạm Văn Ánh cho biết.

Ông Nguyễn Huy Mỹ, hậu duệ dòng họ Nguyễn Huy và tấm mộc bản đang được lưu giữ tại nhà 

Ngoài giá trị về kĩ thuật in khắc, chữ viết, mộc bản Trường Lưu mở ra hai hướng nghiên cứu chính. Đó là hướng nghiên cứu hệ thống di sản liên quan đến giáo dục, khoa cử thời Trung đại và cách thức tiếp thu hệ thống kinh điển Nho giáo Trung Quốc. Riêng về góc độ giáo dục, TS Phạm Văn Ánh khẳng định: mộc bản Trường Lưu là một trong số di sản mộc bản phong phú, thể hiện truyền thống hiếu học và diện mạo văn hiến mang tính khu vực của xứ Nghệ:

“Đó là một vùng đất có truyền thống văn hiến, có rất nhiều khoa bảng xuất thân từ đó. Riêng dòng họ Nguyễn Huy là dòng họ có nhiều đời đỗ đạt cao. Như Nghệ An về sau này, thời Nguyễn có vị đại nho là cụ Nguyễn Đức Đạt, cũng là một khoa bảng, nhà giáo dục, khắc in được rất nhiều sách để lại. Đấy là những trường hợp đặc biệt còn về cơ bản thì những người trước có khó có điều kiện để khắc in được những bộ sách lớn vì điều kiện kinh tế không cho phép. Cho nên việc để lại bộ ván in có quy mô lớn như trường hợp mộc bản của dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu là rất ít”.

Hiện nay, bộ mộc bản Trường Lưu đã được in rập và số hóa thành 12 tập sách, gửi đến các trung tâm lưu trữ, các thư viện và Viện nghiên cứu Hán Nôm để phục vụ công tác nghiên cứu. Nếu mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm là tàng thư liên quan đến hoạt động của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, mộc bản lưu trữ ở Đà Lạt là tàng thư của triều đình Huế thời Nguyễn, thì bộ mộc bản Trường Lưu là tàng thư và in ấn sách về giáo dục khoa cử. Do vậy, đây là một loại hình tư liệu đặc thù và quý giá cần được đánh giá, công nhận bởi các tổ chức văn hóa có uy tín và có kế hoạch bảo tồn, quảng bá trong cộng đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắc Giang đón nhận bằng chứng nhận Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm
Bắc Giang đón nhận bằng chứng nhận Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm

(VOV) -Trước đó, 2 di sản văn hoá phi vật thể của Bắc Giang cũng được UNESCO công nhận là quan họ và ca trù.

Bắc Giang đón nhận bằng chứng nhận Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm

Bắc Giang đón nhận bằng chứng nhận Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm

(VOV) -Trước đó, 2 di sản văn hoá phi vật thể của Bắc Giang cũng được UNESCO công nhận là quan họ và ca trù.

Sách Hoàng Sa - Trường Sa trong mộc bản triều Nguyễn
Sách Hoàng Sa - Trường Sa trong mộc bản triều Nguyễn

Trung tâm lưu trữ quốc gia 4 đang dịch và biên soạn nhiều tư liệu quý để thực hiện tập sách Hoàng Sa - Trường Sa trong mộc bản triều Nguyễn

Sách Hoàng Sa - Trường Sa trong mộc bản triều Nguyễn

Sách Hoàng Sa - Trường Sa trong mộc bản triều Nguyễn

Trung tâm lưu trữ quốc gia 4 đang dịch và biên soạn nhiều tư liệu quý để thực hiện tập sách Hoàng Sa - Trường Sa trong mộc bản triều Nguyễn

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm: Giá trị trường tồn cùng thời gian
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm: Giá trị trường tồn cùng thời gian

VOV.VN - Ngoài giá trị Phật pháp, văn học, nghệ thuật, Mộc bản của chùa còn đánh dấu quá trình phát triển hệ thống văn tự Việt Nam.

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm: Giá trị trường tồn cùng thời gian

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm: Giá trị trường tồn cùng thời gian

VOV.VN - Ngoài giá trị Phật pháp, văn học, nghệ thuật, Mộc bản của chùa còn đánh dấu quá trình phát triển hệ thống văn tự Việt Nam.

Trưng bày Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm tại Bái Đính
Trưng bày Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm tại Bái Đính

VOV.VN -Hội chợ văn hóa Phật giáo giới thiệu mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm – di sản Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trưng bày Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm tại Bái Đính

Trưng bày Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm tại Bái Đính

VOV.VN -Hội chợ văn hóa Phật giáo giới thiệu mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm – di sản Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Nghệ An đón nhận Mộc bản khắc về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Nghệ An đón nhận Mộc bản khắc về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

VOV.VN-Tấm mộc bản này nằm trong bộ sách Quốc triều hương khoa lục, có kí hiệu H62/7, kích thước 37x21,2cm; khổ khuôn in 20,5x27cm.

Nghệ An đón nhận Mộc bản khắc về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Nghệ An đón nhận Mộc bản khắc về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

VOV.VN-Tấm mộc bản này nằm trong bộ sách Quốc triều hương khoa lục, có kí hiệu H62/7, kích thước 37x21,2cm; khổ khuôn in 20,5x27cm.