Một số hình ảnh Châu bản, Mộc bản lưu giữ chính sử triều Nguyễn

VOV.VN - Các vị vua triều Nguyễn đặc biệt chú trọng đến việc biên soạn lịch sử thông qua việc để lại 2 di sản tư liệu thế giới là Châu bản và Mộc bản...

Quốc sử quán triều Nguyễn – cơ quan chuyên trách sưu tầm và biên soạn chính sử.

 Mộc bản và bản dập bìa sách “Minh Mệnh chính yếu” ghi chép về những chính sách thiết yếu được thực thi dưới thời vua Minh Mệnh.


Bản dập Mộc bản ghi chép về việc năm Minh Mệnh thứ  18 (1837) chuẩn y lời tâu về cách thức tổ chức biên soạn sách “Minh Mệnh chính yếu”


Bản dập Mộc bản ghi chép về việc vua Duy Tân ban dụ kiểm duyệt bộ “Đại Nam thực lục Chính biên Đệ lục kí” và hạ lệnh cho các Tổng tài đại thần kính cẩn chọn ngày san khắc.


Mộc bản và bản dập bìa sách “Đại Nam thực lục chính biên Đệ nhị kí” ghi chép về lịch sử Việt Nam dưới thời vua Minh Mệnh (1820-1840)


Bản dập Mộc bản ghi chép về việc năm 1811 vua Gia Long khuyến khích việc sưu tầm những sự tích cũ của triều Lê và Tây Sơn.


Bản dập Mộc bản ghi chép về việc năm 1844, vua Thiệu Trị đã ban dụ rằng: “Phàm các địa phương trong Kinh, ngoài tỉnh, đôi khi có ai đem sách vở dâng lên, giao cả cho Sử quán tra xét lại, để giúp về sự tham đính…”


Bản dập Mộc bản ghi chép về việc năm Gia Long thứ 10 (1811), vua Gia Long xuống chiếu cho sưu tầm thư tịch, điền tịch để phục vụ việc biên soạn sử sách.


Ngày 5/10 năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), vua dụ cho Nội các ban thưởng yến tiệc và tiên bạc cho các Sử quan nhân dịp soạn xong sách “Liệt thánh thực lục tiền biên”


Sách Đại Nam thực lục Chính biên đệ tam kí chép dụ của vua Tự Đức chọn người biên tập bộ Việt sử


Bản dập Mộc bản ghi chép về việc tuyển chọn người viết chữ đẹp để phục vụ việc biên soạn sử sách dưới thời vua Minh Mệnh và Tự Đức.


Bản dập Mộc bản ghi chép về việc tuyển thợ mộc giỏi ở Bắc kì để san khắc các bộ chính sử năm Tự Đức thứ 14 (1861)


Bản dập Mộc bản ghi chép về việc vua Minh Mệnh ban thưởng cho thợ san khắc và những người trông coi khi khắc in xong tập thơ “Ngự chế” năm Minh Mệnh thứ 13 (1832)


Bản tấu của Nội các ngày 17/9 năm Tự Đức 31 (1878) về việc triều Nguyễn bắt đầu chế ấn kiềm cấp cho Quốc sử quán khẳng định giá trị pháp lý chính thống của cơ quan chuyên trách sưu tầm và biên soạn chính sử.


Bản tấu của Quốc sử quán về việc tra cứu sách “Kinh sư chí” để tu chỉnh bộ sách Đại Nam nhất thống chí năm Duy Tân thứ 2 (1908).

Triển lãm “Triều Nguyễn với việc biên soạn chính sử qua Châu Bản, Mộc bản – Di sản tư liệu thế giới” kéo dài từ ngày 2/12/2015 đến hết ngày 30/1/2016 tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, số 18 Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên