Nét đẹp trong tục đi sim của dân tộc Pa Cô, Vân Kiều

VOV.VN - Đi Sim là một tập tục có từ lâu đời, là nét đẹp văn hóa, thể hiện khát vọng tự do yêu đương của những chàng trai, cô gái các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô.

Đi Sim là một tập tục có từ lâu đời, thể hiện khát vọng yêu đương của các chàng trai, cô gái Pa Cô, Vân Kiều nói riêng và các dân tộc vùng Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung. Đi Sim là cách đi tìm người yêu của con trai, con gái khi đến tuổi dựng vợ gả chồng. Con trai, con gái Pa Cô, Vân Kiềuluôn tự tin vào tình yêu mà mình tìm được sau những lần hò hẹn, đi Sim. Tục đi sim vì thế mà có một chỗ đứng vững chắc trong lòng các bạn trẻ Pa Cô, Vân Kiều. Đó là nét đẹp văn hoá  đáng được giữ gìn.

Đi Sim là cách đi tìm người yêu của con trai, con gái khi đến tuổi dựng vợ gả chồng. Ảnh minh họa

Những lời ca tiếng hát như thế này vẫn thường ngân vang mỗi mùa trăng sáng ở vùng biên giới Đa Krông, tỉnh Quảng Trị. Đây là làn điệu Ta oái (giao duyên) của dân ca Vân Kiều mỗi lần đi sim.

Khi đến tuổi dựng vợ gả chồng, thanh niên nam, nữ dân tộc Vân Kiều đi tìm người yêu cho mình bằng những lần đi sim. Tục đi sim thường diễn ra vào mùa trăng, nhất là những đêm  trăng sáng. Mùa trăng được xem là thời điểm lý tưởng cho những cuộc đi Sim. Vào những ngày này, các chàng trai, cô gái Vân Kiều luôn trông ngóng, đợi chờ nhau. Họ được phép đến ngủ ở những ngôi nhà Xu trên rẫy hoặc trong rừng. Những cuộc đi sim ấy, họ trao nhau những câu hát giao duyên đầy tình cảm. Già làng Hồ Rao ở thôn Tà Leng, xã Ba Nang, huyện miền núi Đa Krông, thổ lộ, nếu đã phải lòng nhau, họ có thể ngủ lại ở ngôi nhà rẫy trong rừng và chàng trai sẽ trao cho bạn gái một cái cúc áo để  làm tin.

Già làng Hồ Rao nói: "Trước tiên lấy cúc áo để làm tin. Nếu người đàn ông thật lòng yêu thương cô gái thì để lại của làm tin. Sau đó khoảng hai ba hôm sau, người đàn ông báo với bố mẹ mình về việc cưới hỏi. Bởi theo quan niệm của đồng bào Vân Kiều, cúc áo thể hiện tấm lòng của người đàn ông. Còn các vật khác tuy to và có giá trị nhưng không thể thay cho tấm lòng của mình. Nếu một trong hai người bội ước thì người đó phải đền cúc áo đó. Bắt đền ở đây chỉ bằng lời bằng lương tâm cắn rứt, áy náy chứ không phải đền bằng một vật gì có giá trị".

Ảnh minh họa

Đi Sim là một tập tục có từ lâu đời, là nét đẹp văn hóa, thể hiện khát vọng tự do yêu đương của những chàng trai, cô gái các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô. Nói về tục đi Sim thời nay, già làng Quỳnh Thức ở thôn Cần Nông, xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nhớ lại tục đi Sim từ thời ông và trước đó rất trong sáng. Theo già làng Quỳnh Thức thì đồng bào Pa Cô ở huyện A Lưới rất kỵ con gái có bầu trước hôn nhân.

"Trước đây, luật tục của người Pa Cô nghiêm cấm và phạt nặng những trường hợp người con gái lỡ dại với người con trai trong quá trình đi Sim. Nếu vi phạm thì cả hai sẽ bị phạt vạ bằng con trâu, con bò, các loại của cải giá trị khác và mang tiếng xấu suốt đời. Trâu, bò vừa là tài sản lớn, vừa mang tính cộng đồng cao nên hiếm trường hợp người đồng bào Pa Cô vi phạm điều cấm kỵ trên", già làng Quỳnh Thức cho biết.

Cứ thế, qua nhiều đời người, các đôi trai gái Pa Cô,Vân Kiều sống trên dãy núi Trường Sơn thường hẹn hò với nhau bên những bờ sông con suối hay ở những ngôi nhà Xu, nhà Moong giữa núi rừng thơ mộng. Tục đi Sim ngày nay không còn như ngày xưa nữa, mà có nhiều thay đổi, thậm chí có phần lệch lạc. Già làng Quỳnh Thức bảo, nếu như trước đây, thời của ông đi Sim mất 6, 7 đêm ngủ lại ở làng của người con gái mà mình để ý thì bây giờ, con trai đi Sim một đêm 6, 7 làng vì có phương tiện thuận lợi. Hồ Văn Minh, một bạn trẻ dân tộc Pa Cô ở huyện A Lưới thừa nhận, thay vì dùng tiếng đàn, tiếng hát để gần nhau thì các chàng trai, cô gái bây giờ lại tìm hiểu nhau qua điện thoại, mạng xã hội.

Hồ Văn Minh chia sẻ: "Ngày xưa đi Sim là một nét đẹp. Tục đi Sim mang tính rất trong sáng, chỉ để các chàng trai cô gái giao lưu, tâm tình để tìm hiểu nhau. Còn bây giờ do điều kiện sống đã thay đổi nhiều đặc biệt công nghệ thông tin phát triển nên việc đi Sim không còn duy trì được như trước nữa. Đi Sim nay đã được thay thế bằng phương thức khác, như chủ yếu quen nhau qua điện thoại, Facebook, zalo,..."

Ảnh minh họa

Ngày nay, tục đi Sim đang bị phai nhạt dần bởi đã có nhiều yếu tố từ bên ngoài thâm nhập vào. Nếu không bảo tồn sẽ có một ngày chúng ta không còn thấy ai ca hát trao duyên mỗi khi trăng về. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, mỗi người Pa Cô,Vân Kiều cần nâng cao ý thức giữ gìn nét đẹp của tục đi Sim:

Bà Thêm nói: "Trong vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, trên địa bàn huyện A Lưới, đặc biệt là dân tộc Pa Cô, tục đi Sim đã tồn tại từ rất lâu và rất nổi bật nằm trong tiềm thức của đồng bào dân tộc thiểu số. Tất nhiên những phần nào không còn phù hợp sẽ lược bỏ, những nét đẹp của tục đi sim thì chúng tôi sẽ bảo tồn, gìn giữ.Đặc biệt, trong năm 2018, huyện A Lưới sẽ tổ chức tái hiện lại một trong những tục đẹp xưa nay chưa từng làm đó là tục đi sim của người Pa Cô"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Múa rối nước Việt Nam lên sóng truyền hình Mỹ
Múa rối nước Việt Nam lên sóng truyền hình Mỹ

Kênh truyền hình Mỹ National Geographic mới có đoạn clip ngắn giới thiệu về nghệ thuật múa rối nước hơn 1.000 năm tuổi của Việt Nam.

Múa rối nước Việt Nam lên sóng truyền hình Mỹ

Múa rối nước Việt Nam lên sóng truyền hình Mỹ

Kênh truyền hình Mỹ National Geographic mới có đoạn clip ngắn giới thiệu về nghệ thuật múa rối nước hơn 1.000 năm tuổi của Việt Nam.

Cổ vật hồi hương: Gian nan hành trình hút cổ vật về nước
Cổ vật hồi hương: Gian nan hành trình hút cổ vật về nước

Giám đốc Bảo tàng LSQG VN cho biết một kế hoạch chiến lược liên quan đến cổ vật hồi hương đã được các cơ quan chức năng đặt ra và đang khởi động.

Cổ vật hồi hương: Gian nan hành trình hút cổ vật về nước

Cổ vật hồi hương: Gian nan hành trình hút cổ vật về nước

Giám đốc Bảo tàng LSQG VN cho biết một kế hoạch chiến lược liên quan đến cổ vật hồi hương đã được các cơ quan chức năng đặt ra và đang khởi động.

“Đồng vọng rối Việt”: Kết nối du lịch và nghệ thuật múa rối
“Đồng vọng rối Việt”: Kết nối du lịch và nghệ thuật múa rối

VOV.VN - “Đồng vọng rối Việt” là tour du lịch nghệ thuật múa rối của Nhà hát Múa rối Việt Nam, được kết hợp giữa rối nước và rối cạn cùng âm nhạc dân gian.

“Đồng vọng rối Việt”: Kết nối du lịch và nghệ thuật múa rối

“Đồng vọng rối Việt”: Kết nối du lịch và nghệ thuật múa rối

VOV.VN - “Đồng vọng rối Việt” là tour du lịch nghệ thuật múa rối của Nhà hát Múa rối Việt Nam, được kết hợp giữa rối nước và rối cạn cùng âm nhạc dân gian.

Tìm được 20.000 di vật tại khu di tích văn hóa Óc Eo - Ba Thê
Tìm được 20.000 di vật tại khu di tích văn hóa Óc Eo - Ba Thê

VOV.VN - Văn Hóa Óc Eo - Ba Thê đã đánh dấu một bước phát triển của văn minh nhân loại ở khu vực Đông Nam Á

Tìm được 20.000 di vật tại khu di tích văn hóa Óc Eo - Ba Thê

Tìm được 20.000 di vật tại khu di tích văn hóa Óc Eo - Ba Thê

VOV.VN - Văn Hóa Óc Eo - Ba Thê đã đánh dấu một bước phát triển của văn minh nhân loại ở khu vực Đông Nam Á