Nhiều bạn trẻ Hà Nội hào hứng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam

VOV.VN - Không ánh đèn sân khấu lung linh, không đường băng lộng lẫy các bạn trẻ Hà Nội đã khiến cho áo dài truyền thống trở nên gần gũi hơn bao giờ hết.

Chiều 8/4, Câu lạc bộ Trang phục truyền thống Việt - Việt Nam cổ phục hội đã có buổi gặp gỡ thân mật tại một quán cà phê cũ ở Hà Nội. 
Taị sự kiện, chủ nhiệm và các thành viên trong câu lạc bộ có cơ hội trò chuyện và chia sẻ những kiến thức về trang phục cổ của Việt Nam cùng nhà nghiên cứu Phạm Thu Hà chuyên gia về Dịch học, Phong thủy.
Trong không gian ấm cúng của buổi toạ đàm, các thành viên trong nhóm Việt Nam cổ phục hội trở thành những người mẫu trình diễn những bộ trang phục truyền thống của người Việt.
Không ánh đèn sân khấu lung linh, không đường băng lộng lẫy khiến cho những bộ trang phục truyền thống trở nên gần gũi và quen thuộc hơn bao giờ hết.
Chia sẻ trong buổi toạ đàm, anh Nguyễn Đức Lộc cho biết, về cơ bản chiếc áo dài nam và áo dài nữ không quá khác nhau về kiểu dáng và cách may.
Điểm phân biệt rõ nhất là ở phần cổ áo và tay áo. Cổ áo dài nam thường được may cao và đứng hơn. Bởi theo quan niệm thẩm mỹ của ông cha ta ngày xưa, vẻ đẹp của phụ nữ Việt nằm ở phần gót hài và sau gáy cho nên phụ nữ xưa thường búi tóc cao và mặc áo dài cổ thấp.
Điểm khác biệt thứ hai là phần tay áo dài của phụ nữ thường được may "chẽn" hơn - bó sát hơn, do đó phần lách của áo dài nữ cũng hẹp hơn ở áo dài nam.
Bên cạnh đó, anh Nguyễn Đức Lộc cũng có những chia sẻ thú vị khi áp dụng lý thuyết Dịch học, Phong thủy để phân tích trang phục truyền thống của người Việt cũng như trang phục truyền thống của các nước phương Đông.

Anh Nguyễn Đức Lộc phân tích: "Chẳng hạn như phần 5 sọc ở tay áo của chiếc áo Nhật Bình là tượng trưng cho Ngũ hành (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) hay tại sao người ta lại may 5 cúc ở cổ áo? Đó là tượng trương cho Ngũ hành hay Ngũ thường (Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín)..."
Tại buổi toạ đàm, các thành viên trong Việt Nam cổ phục hội cũng phân tích cấu tạo một chiếc áo dài 5 thân của người đàn ông Việt thời xưa. 

Chính cấu tạo lớp lang và những ý nghĩa nằm trong từng đường kim mũi chỉ của bộ áo dài đã chứa đựng khí chất khiêm nhường và điềm đạm của người đàn ông Việt. Do vậy, nhiều thiết kế áo dài mà chúng ta vẫn gọi là "áo dài cách tân" không được gọi là "áo dài" vì nó khác hoàn toàn với áo dài truyền thống.
Đặc biệt, bộ trang phục của người đàn ông Việt cũng luôn có một chiếc khăn quấn (bên trái) chứ không phải một chiếc khăn đóng sẵn (bên phải). Bởi chính thao tác quấn khăn thể hiện sự chỉn chu của đàn ông Việt.
Buổi toạ đàm thu hút sự quan tâm đặc biệt của các em học sinh nhỏ tuổi. Điều này phản ánh sự thay đổi tư duy tích cực của công chúng khi nhìn vào giá trị của trang phục truyền thống Việt Nam.
Áo dài trở thành trang phục quen thuộc hàng ngày của các cô gái trẻ./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ hội Áo dài 2018 thu hút hơn 100.000 lượt du khách
Lễ hội Áo dài 2018 thu hút hơn 100.000 lượt du khách

VOV.VN -Lễ hội Áo dài TP HCM đã mang đến cho đông đảo du khách cũng như người dân thành phố hàng loạt những hoạt động hấp dẫn và giàu ý nghĩa.

Lễ hội Áo dài 2018 thu hút hơn 100.000 lượt du khách

Lễ hội Áo dài 2018 thu hút hơn 100.000 lượt du khách

VOV.VN -Lễ hội Áo dài TP HCM đã mang đến cho đông đảo du khách cũng như người dân thành phố hàng loạt những hoạt động hấp dẫn và giàu ý nghĩa.

Giao lưu nghệ thuật Việt - Nhật “Áo dài và hoa vải Tsumami”
Giao lưu nghệ thuật Việt - Nhật “Áo dài và hoa vải Tsumami”

VOV.VN -Đoàn nghệ nhân đến từ Nhật Bản cùng với các nghệ nhân Việt Nam đã giới thiệu về sự tinh tế, tỉ mỉ, trong nghệ thuật hoa vải.

Giao lưu nghệ thuật Việt - Nhật “Áo dài và hoa vải Tsumami”

Giao lưu nghệ thuật Việt - Nhật “Áo dài và hoa vải Tsumami”

VOV.VN -Đoàn nghệ nhân đến từ Nhật Bản cùng với các nghệ nhân Việt Nam đã giới thiệu về sự tinh tế, tỉ mỉ, trong nghệ thuật hoa vải.