Festival di sản Quảng Nam 2017:

Sẽ không có lụa Trung Quốc giả gắn mác lụa truyền thống Việt Nam

VOV.VN - Đại diện tỉnh Quảng Nam chia sẻ về tình trạng tơ lụa Trung Quốc giả gắn mác tơ lụa truyền thống xuất hiện ở các khu chợ làng nghề truyền thống.

Nằm trong khuôn khổ Festival di sản Quảng Nam sẽ có Festival tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam và thế giới diễn ra từ ngày 12 đến ngày 13/6/2017 tại thành phố Hội An với sự tham gia của các Hiệp hội tơ lụa các nước: Nhật, Trung Quốc, Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Brazil, Hiệp hội tơ lụa Châu Á, Hiệp hội tơ lụa thế giới cùng gần 20 làng nghề lụa trong nước.

Hình ảnh tơ lụa được sản xuất ở làng nghề truyền thống Vạn Phúc, Hà Đông. Ảnh: TL

Quảng Nam sẽ mời làng nghề tơ lụa Vạn Phúc, Hà Đông. Tuy nhiên, hiện nay ở làng lụa Vạn Phục, Hà Đông, xuất hiện tình trạng tơ lụa Trung Quốc giả gắn mác lụa truyền thống Vạn Phúc.

Trả lời về vấn đề, liệu Festival tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam và thế giới có  kiểm soát được tình trạng lụa Trung Quốc giả gắn mác tơ lụa truyền thống Vạn Phúc. Ông Lê Thái Vũ, Chủ tịch hội đồng công ty cổ phần tơ lụa Quảng Nam khẳng định, sẽ không có tình trạng đó xuất hiện tại Festival tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam và thế giới diễn ra tới đây tại Quảng Nam.

“Chúng ta đang có cái nhìn chưa thực sự đúng đắn về tơ lụa Trung Quốc. Nhiều sản phẩm tơ lụa Trung Quốc rất đẹp. Vấn đề là chúng ta cần phân biệt lụa giả và lụa thật. Các sản phẩm lụa Hàng Châu, Tô Châu, Tứ Xuyên sẽ qua trưng bày sản phẩm của họ và dĩ nhiên họ sẽ ghi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Còn câu chuyện lụa giả, lụa thật bị trà trộn và xuất hiện tràn lan ở các khu chợ làng nghề truyền thống thuộc về trách nhiệm của Hiệp hội tơ lụa truyền thống Việt Nam. Hiệp hội Tơ lụa sẽ phải đưa ra các giải pháp trước tình trạng lụa thật, lụa giả, đưa vào đề cương hoạt động của Hiệp hội, gửi tờ trình định hướng để tác động đến người tiêu dùng và nhờ sự giúp đỡ của các cơ quan chính quyền”, ông Lê Thái Vũ cho biết.

Liên quan đến vấn đề phát triển nghề tơ lụa, ông Lê Thái Vũ cho rằng, ngành tơ lụa Việt Nam đang hồi sinh ở Bảo Lộc, Lâm Đồng 5 năm nay. Trước đó, nhà máy sản xuất tơ lụa tại huyện Bảo Lộc đã phải nhập nguyên liệu 100% từ Brazil và Trung Quốc về để sản xuất. Nhưng 3 năm trở lại đây thì người dân ở đây đã tự trồng dâu nuôi tằm và nhập công nghệ máy móc hiện đại trên thế giới để lấy sợi. Theo đó, họ đã thay được 50% nguyên liệu từ Trung Quốc và Brazil. Đầu ra của mặt hàng tơ lụa này được xuất khẩu sang Nhật Bản, đất nước có yêu cầu khắt khe về tơ lụa.

Cũng theo ông Vũ, tất cả các làng lụa truyền thống Việt Nam vẫn đang loay hoay trên con đường bảo tồn và phát triển. Festival tơ lụa sẽ là cơ hội để lôi kéo các NTK, các nhà đầu tư trên thế giới tới tham gia, qua đó cũng giúp các nghệ nhân có thể học hỏi và phát triển công nghệ sản xuất tơ lụa.

Đại diện tỉnh Quảng Nam phát biểu tại cuộc họp báo Festival di sản Quảng Nam 2017 tại Hà Nội. 

Festival tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam và thế giới nhằm mục đích tôn vinh các giá trị văn hóa của nghề lụa tơ tằm ở Việt Nam (Vạn Phúc, Hội An, Mã Châu, Bảo Lộc, An Giang, Thái Bình…) đã có từ lâu đời, động viên tinh thần các nhà sản xuất, nghệ nhân gìn giữ những giá trị truyền thống; đồng thời mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế trên thương trường của ngành sản xuất tơ lụa với những đối tác quan trọng đến từ Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Campuchia… và các nước châu Âu.

Festival cũng nhằm mục đích giới thiệu Di sản văn hóa thế giới Hội An ra thế giới, kết nối mô hình dịch vụ “Thành phố may đo thời trang cho cả thế giới thông qua khách du lịch” với các tập đoàn sản xuất tơ tằm lớn trên thế giới. Đây cũng là dịp các đơn vị ngồi lại tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm phát triển thị trường tơ lụa của các nước nổi tiếng về tơ lụa như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ để cùng nhau học hỏi và hợp tác. Và đây là dịp du khách có thể xem trình diễn dệt tơ lụa truyền thống dân gian của nhiều làng nghề Việt Nam, đồng thời mua sắm tơ lụa của nhiều nước, một dịp vô cùng hiếm có.

Chương trình lễ hội bao gồm: Lễ khai mạc và tái hiện “Con đường Tơ lụa trên biển” từ thương cảng Hội An sang Trung Hoa, Nhật Bản, và các nước phương Tây cách đây 300 năm. Con đường tơ lụa này đã cung cấp những loại tơ hảo hạng của Quảng Nam cho nước ngoài, tạo nên sự thịnh vượng của một vùng đất xứ Đàng Trong. Lễ dâng hương Bà Chúa Tằm Tang Đoàn Quý phi và biểu diễn múa nghệ thuật. Giới thiệu hoạt động của Hiệp hội Tơ lụa Việt Nam./.

Festival Di sản Quảng Nam là sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch đã được tỉnh Quảng Nam tổ chức từ năm 2003. Năm 2017, UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI năm 2017 diễn ra từ ngày 7/6 đến hết ngày 14/6/2017 tại thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An và một số huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bế mạc Festival nghề truyền thống Huế 2017
Bế mạc Festival nghề truyền thống Huế 2017

VOV.VN - Tối 1/5, Festival nghề truyền thống Huế 2017 chủ đề “Tinh Hoa nghề Việt” đã bế mạc bằng lễ rước và tôn vinh các nghệ nhân làng nghề.

Bế mạc Festival nghề truyền thống Huế 2017

Bế mạc Festival nghề truyền thống Huế 2017

VOV.VN - Tối 1/5, Festival nghề truyền thống Huế 2017 chủ đề “Tinh Hoa nghề Việt” đã bế mạc bằng lễ rước và tôn vinh các nghệ nhân làng nghề.

Ảnh: Rực rỡ đêm khai mạc Festival Nghề truyền thống 2017 tại Huế
Ảnh: Rực rỡ đêm khai mạc Festival Nghề truyền thống 2017 tại Huế

VOV.VN - Tối 28/4, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt, Festival nghề truyền thống Huế - 2017 đã khai mạc tại sân khấu bia Quốc học (TP.Huế).

Ảnh: Rực rỡ đêm khai mạc Festival Nghề truyền thống 2017 tại Huế

Ảnh: Rực rỡ đêm khai mạc Festival Nghề truyền thống 2017 tại Huế

VOV.VN - Tối 28/4, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt, Festival nghề truyền thống Huế - 2017 đã khai mạc tại sân khấu bia Quốc học (TP.Huế).

Lễ hội áo dài lần đầu tiên được tổ chức tại Festival nghề truyền thống
Lễ hội áo dài lần đầu tiên được tổ chức tại Festival nghề truyền thống

VOV.VN - Lễ hội áo dài với chủ đề "Hội hoạ Huế và áo dài" đã diễn ra vào tối qua, 30/4 tại TP. Huế thu hút đông đảo công chúng và du khách.

Lễ hội áo dài lần đầu tiên được tổ chức tại Festival nghề truyền thống

Lễ hội áo dài lần đầu tiên được tổ chức tại Festival nghề truyền thống

VOV.VN - Lễ hội áo dài với chủ đề "Hội hoạ Huế và áo dài" đã diễn ra vào tối qua, 30/4 tại TP. Huế thu hút đông đảo công chúng và du khách.

Festival nghề truyền thống Huế 2017: “Tinh hoa nghề Việt“
Festival nghề truyền thống Huế 2017: “Tinh hoa nghề Việt“

VOV.VN - Festival nghề truyền thống Huế 2017 diễn ra từ ngày 28/4-2/5 nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nghề và làng nghề.

Festival nghề truyền thống Huế 2017: “Tinh hoa nghề Việt“

Festival nghề truyền thống Huế 2017: “Tinh hoa nghề Việt“

VOV.VN - Festival nghề truyền thống Huế 2017 diễn ra từ ngày 28/4-2/5 nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nghề và làng nghề.

Ngọc Hân, Thanh Tú tỏa sáng trong Festival Nghề truyền thống Huế 2017
Ngọc Hân, Thanh Tú tỏa sáng trong Festival Nghề truyền thống Huế 2017

VOV.VN -Hoa hậu Ngọc Hân và Á hậu Thanh Tú đã có dịp hội ngộ và cùng khoe sắc trong trang phục áo dài truyền thống.

Ngọc Hân, Thanh Tú tỏa sáng trong Festival Nghề truyền thống Huế 2017

Ngọc Hân, Thanh Tú tỏa sáng trong Festival Nghề truyền thống Huế 2017

VOV.VN -Hoa hậu Ngọc Hân và Á hậu Thanh Tú đã có dịp hội ngộ và cùng khoe sắc trong trang phục áo dài truyền thống.