Giáo sư Nguyễn Anh Trí mang Tết đến với cụ bà 93 tuổi

VOV.VN - Ngày 17/2 (mùng 2 Tết), toàn bộ số tiền 54,3 triệu đồng và 1 tạ gạo đã được GS Nguyễn Anh Trí thay mặt các nhà hảo tâm trao tận tay gia đình cụ Thách.

Đó là hoàn cảnh vô cùng thương tâm của 2 mẹ con cụ Trần Thị Thách (mệ Vần - 93 tuổi) và người con trai hơn 50 tuổi bị thiểu năng trí tuệ trú tại ở Xóm 1, thôn Xuân Lai, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Ngôi nhà tình nghĩa nhỏ bé, tuềnh toàng, vườn tược cỏ lút đầu người, chăn không đủ ấm, đến bữa cơm ai cho bát gạo nào thì nấu ăn, bữa có bữa không.

Nơi ở của gia đình cụ Thách hiện nay.
Chia sẻ trên trang cá nhân của mình, GS Nguyễn Anh Trí, Nguyên Viện trưởng viện Huyết học và Truyền máu Trung ương viết:


"Ông Vần – cho tôi xin gọi tên cụ như cái tên mà thế hệ chúng tôi vẫn gọi người lái đò (tên đầy đủ của cụ là: Nguyễn Văn Vần) ở bến đò Thượng Phong - Xuân Lai suốt thời chống Pháp, qua giai đoạn chiến tranh phá hoại cực kỳ ác liệt của Đế quốc Mỹ, cho đến tận những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước!

Bến đò thời đó là địa điểm bắn phá ác liệt nhất. Dòng sông Kiến Giang đẹp nhưng mùa lụt về thì hết sức hung dữ. Nghề lái đò thời đó là một nghề nguy hiểm. Lái đò để đưa học trò – cái lứa tuổi nghịch ngợm nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm cuộc sống như bọn chúng tôi lúc đó thì vô cùng gian truân.

Thế mà ông Vần đã đưa chúng tôi đi học đúng giờ, đảm bảo an toàn tính mạng của chúng tôi trước mưa sa, trước lụt lội và trong những trận bom, đạn rốc két (tên lửa) của giặc Mỹ và để rồi nên người như bây giờ!

Chúng tôi đều nghĩ: Việc chèo đò của ông Vần thời đó là một đóng góp, là một sự hy sinh! Ơn ông Vần chắc chắn chúng tôi không bao giờ quên!

Ông Vần - người chèo đò ngang của một thời chống Mỹ.
Những năm sau này, khi đã có cầu Xuân – Phong, không còn bến đò chốn cũ nữa, nhưng mỗi lần có dịp về quê, tới nơi có bến đò xưa thì những cô cậu học trò - những người đã có dịp đi qua bến đò ông Vần năm xưa đều đứng lại ngắm nhìn, để lòng mình lắng lại với những ký ức xa ngái, để ghi nhớ công lao của một người rất đỗi bình thường nhưng đã bền bỉ, gan dạ chèo đò đưa chúng tôi sang sông! Nhớ nhung lắm những kỷ niệm! Trân trọng lắm những cống hiến của ông Vần!


Tôi tin ai cũng muốn thắp cho ông Vần một nén hương thơm để cảm ơn ông! Và tôi cũng tin ai cũng muốn làm gì đấy để tri ân những đóng góp của ông cho xã hội, cho quê hương và cho chúng ta - những đứa học trò năm xưa!
...
Ông Vần đã mất cách đây hơn chục năm rồi, nhưng gia cảnh bây giờ hết sức khó khăn. Vợ ông Vần, là bà Trần Thị Thách năm nay 93 tuổi, đang sống với người con trai là anh Nguyễn Văn Nga (khoảng gần 50 tuổi, bị thiểu năng trí tuệ) tại Xóm 1, thôn Xuân Lai, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Ngôi nhà tình nghĩa nhỏ bé, tuềnh toàng, vườn tược cỏ lút đầu người, chăn không đủ ấm, ai cho bát gạo nào thì nấu ăn, bữa có bữa không. Chính quyền đã giúp đỡ nhiều nhưng vẫn không đủ!

Xin kêu gọi tất cả mọi người, những người đã thành danh, đã ấm no, đã có cái ăn cái mặc khắp mọi nơi…hãy giúp cho gia đình ông Vần!

Của ít tình nhiều! Xin đừng chần chừ! Mệ Vần đang rất lạnh trong đông giá, mệ Vần đang rất thiếu trong những ngày Xuân này!"

Giáo sư Nguyễn Anh Trí và cụ Trần Thị Thách
Sau khi lời kêu gọi của GS Nguyễn Anh Trí được chia sẻ, rất nhiều nhà hảo tâm đã chung tay giúp đỡ gia đình. Đến 17/2 (mùng 2 Tết) số tiền quyên góp đã lên tới 55,3 triệu đồng và 1 tạ gạo. 


Chiều mùng 2 Tết (17/2/2018) thực hiện lời hứa của mình, GS Nguyễn Anh Trí đã về Quảng Bình trao tận tay sự giúp đỡ của mọi người cho cụ Trần Thị Thách.

Toàn bộ số tiền này được gửi vào quỹ tín dụng xã và rút dần để gia đình chi tiêu. Số gạo sẽ được địa phương sẽ quản lý và đưa gạo về đủ để gia đình cụ ăn dần.

Toàn bộ số tiền và gạo quyên góp được trao tận tay gia đình cụ Thách.
Có được số tiền giúp đỡ này sẽ bớt một phần gánh nặng cho địa phương. Đồng chí Bí thư chi bộ thôn Xuân Lai cảm ơn sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, đồng thời hứa quản lý minh bạch và sử dụng hiệu quả số kinh phí hỗ trợ này.


Mọi sự hỗ trợ, giúp đỡ tiếp tục xin gửi về cụ Trần Thị Thách tại xóm 1, Thôn Xuân Lai, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. /.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Vòng tay nhân ái” kết nối các tấm lòng hảo tâm
“Vòng tay nhân ái” kết nối các tấm lòng hảo tâm

VOV.VN - Toàn bộ số tiền thu được từ chương trình sẽ được Ban tổ chức trao tận tay các gia đình có hoàn cảnh khó khăn đang cần sự giúp đỡ.

“Vòng tay nhân ái” kết nối các tấm lòng hảo tâm

“Vòng tay nhân ái” kết nối các tấm lòng hảo tâm

VOV.VN - Toàn bộ số tiền thu được từ chương trình sẽ được Ban tổ chức trao tận tay các gia đình có hoàn cảnh khó khăn đang cần sự giúp đỡ.

Xót xa hình ảnh da bọc xương của bé gái 15 tuổi mắc "quái bệnh"
Xót xa hình ảnh da bọc xương của bé gái 15 tuổi mắc "quái bệnh"

VOV.VN - Đó là bệnh nhi Hoàng Mai Kim (sinh năm 2002, thôn Nà Văng, tỉnh Lạng Sơn) đang nằm điều trị tại BV Nhi Trung ương.

Xót xa hình ảnh da bọc xương của bé gái 15 tuổi mắc "quái bệnh"

Xót xa hình ảnh da bọc xương của bé gái 15 tuổi mắc "quái bệnh"

VOV.VN - Đó là bệnh nhi Hoàng Mai Kim (sinh năm 2002, thôn Nà Văng, tỉnh Lạng Sơn) đang nằm điều trị tại BV Nhi Trung ương.

Rơi nước mắt chứng kiến cảnh hai chị em mồ côi nuôi nhau ăn học
Rơi nước mắt chứng kiến cảnh hai chị em mồ côi nuôi nhau ăn học

Trong lúc chị gái đến lớp, thì cậu em tranh thủ đi bắt ốc làm mồi để chị về cắm câu. Cứ như vậy, 2 chị em nuôi nhau ăn học kể từ lúc cha mẹ lần lượt qua đời.

Rơi nước mắt chứng kiến cảnh hai chị em mồ côi nuôi nhau ăn học

Rơi nước mắt chứng kiến cảnh hai chị em mồ côi nuôi nhau ăn học

Trong lúc chị gái đến lớp, thì cậu em tranh thủ đi bắt ốc làm mồi để chị về cắm câu. Cứ như vậy, 2 chị em nuôi nhau ăn học kể từ lúc cha mẹ lần lượt qua đời.