Giành lại mạng sống cho bệnh Nhi từ quy trình Báo động đỏ

VOV.VN -Quy trình cấp cứu Báo động đỏ đặt vấn đề sinh mạng bệnh nhân lên hàng đầu, tinh giản tối đa quá trình chẩn đoán điều trị bệnh.

Bệnh viện Nhi đồng 1 là bệnh viện đầu tiên trong nước thực hiện quy trình cấp cứu Báo động đỏ. Được triển khai thực hiện từ năm 2010, nhưng đến 3 năm sau, quy trình này mới được nhiều người biết đến qua sự kiện hai bệnh nhi 6 tuổi và 2 tuổi được cứu sống sau vụ cuồng sát tại quận 5, TP HCM.

Hai bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê do mất nhiều máu từ hàng chục vết thương bị đâm trên người. Tình trạng của các bệnh nhân khiến nhiều người cảm thấy việc cứu chữa dường như vô vọng bởi các vết thương gây thủng ruột non, thủng đại tràng, rách thận, rách gan. Tuy nhiên, với các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng 1, việc cứu sống là hoàn toàn có hy vọng vì họ đã ngay lập tức thực hiện quy trình Báo động đỏ, đó là bỏ qua việc chẩn đoán ban đầu để lập tức thực hiện ca phẫu thuật.

Để cứu sống người bệnh, các thầy thuốc phải chạy đua cùng thời gian (Ảnh: Sức khỏe và Đời sống)

Sau 3 giờ phẫu thuật, ê-kíp đã giành lại mạng sống cho bệnh nhân từ tay tử thần. Và từ khi áp dụng quy trình này đến nay, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã cứu sống khoảng 10 trường hợp bệnh Nhi nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 khẳng định: “Quy trình này đã cứu sống rất nhiều cháu, mà điển hình là hai cháu 6 tuổi và 2 tuổi trong năm 2013. Nếu như trước đây, các trường hợp này tử vong vì không thể phản ứng kịp. Một quy trình làm bình thường mà nhanh nhất cũng phải mất 30 phút. Song, quy trình này rút ngắn lại chỉ còn vài phút, tất cả bộ phận vào cuộc và làm khẩn trương. Đây cũng là điểm thành công của ngành Y tế để cứu sống nhiều bệnh nhân”. 

Trong quy trình Báo động đỏ, sự phối hợp của các bộ phận là vô cùng cần thiết. Khi có lệnh Báo động được phát ra, từ đội ngũ y, bác sĩ đến bảo vệ hay nhân viên y tế đều phải dừng tất cả công việc đang làm để tập trung vào ca bệnh. Trong khi bác sĩ phẫu thuật nhanh chóng tập trung ở cửa phòng mổ, thì các bác sĩ chuyên khoa khác như xét nghiệm, ngân hàng máu, hồi sức cũng phải đến để cùng tham gia ca phẫu thuật. Đội ngũ bảo vệ làm công việc dọn đường để có thể di chuyển bệnh nhân trong thời gian nhanh nhất, vì thời gian ở đây được tính bằng phút, bằng giây.

Tất cả việc sơ cấp cứu cũng như di chuyển bệnh nhân vào phòng mổ không được vượt quá 5 phút, thì mới có khả năng cứu sống bệnh nhân. Trong đó, vai trò của bác sĩ cấp cứu được xem là quan trọng hàng đầu trong quy trình Báo động đỏ. Họ vừa đảm nhận việc sơ cấp cứu như chuyên môn của mình, vừa chẩn đoán tình trạng ban đầu của bệnh nhân để ra quyết định: nên hay không phát ra tín hiệu Báo động đỏ. Trong vài phút là phải đánh giá khái quát được tình hình của bệnh Nhi mà không cần phải qua khám, chẩn đoán, siêu âm, X – quang, xét nghiệm…

Bác sĩ Đinh Tấn Phương – Phó Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, có hẳn bảng tiêu chuẩn để dựa vào đó đưa ra lệnh Báo động đỏ:  “Chúng tôi biết những trường hợp nào chắc chắn sẽ mổ, vì có quy trình, tiêu chuẩn như: bệnh nhân sốc mất máu nặng, không thể cầm máu được thì chắc chắn là Báo động đỏ. Chúng tôi phải học ở nước ngoài những quy chuẩn và dựa vào tri giác, dựa vào mạch, huyết áp, mức độ mất máu… để phối hợp quyết định Báo động đỏ”.

Quy trình Báo động đỏ được bác sĩ Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở y tế TP HCM, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 đề xuất nghiên cứu và đưa vào áp dụng sau chuyến đi tham quan học kinh nghiệm tại Melbourne, Australia.

Theo bác sĩ Tăng Chí Thượng, thực chất của quy trình này là sự cải tiến của quy trình cấp cứu người bệnh: “Có những tình trạng bệnh nếu chậm sau 15 phút thì không cứu được. Do đó, nếu tập trung nhiều bác sĩ có kinh nghiệm thì có khả năng cấp cứu cao. Đây là kinh nghiệm của các nước đang phát triển. Và ở các nước này đều thành lập đội phản ứng nhanh.  Sắp tới, Sở y tế cũng thành lập các Đội phản ứng nhanh làm nhiệm vụ như quy trình Báo động đỏ”.

Hiệu quả của Quy trình cấp cứu Báo động đỏ đã bước đầu được khẳng định tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM. Ngành Y tế cần tiếp tục nghiên cứu để nhân rộng quy trình này ra nhiều bệnh viện để kịp thời cứu sống bệnh nhân khi có thể./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Bình: Mổ cấp cứu một bệnh nhân ngay tại nhà
Thái Bình: Mổ cấp cứu một bệnh nhân ngay tại nhà

Các bác sĩ đã tiến hành ca phẫu thuật hi hữu ngay trên “bàn mổ” được kê ghép từ 2 chiếc bàn uống nước.

Thái Bình: Mổ cấp cứu một bệnh nhân ngay tại nhà

Thái Bình: Mổ cấp cứu một bệnh nhân ngay tại nhà

Các bác sĩ đã tiến hành ca phẫu thuật hi hữu ngay trên “bàn mổ” được kê ghép từ 2 chiếc bàn uống nước.

Vị lương y và những “toa thuốc chữa nghèo”
Vị lương y và những “toa thuốc chữa nghèo”

Nổi tiếng khắp vùng vì hoạt động giúp đỡ người nghèo, đặc biệt, ngoài 70 tuổi, ông vẫn làm trang trại để lấy tiền làm từ thiện

Vị lương y và những “toa thuốc chữa nghèo”

Vị lương y và những “toa thuốc chữa nghèo”

Nổi tiếng khắp vùng vì hoạt động giúp đỡ người nghèo, đặc biệt, ngoài 70 tuổi, ông vẫn làm trang trại để lấy tiền làm từ thiện

Sẵn sàng cấp cứu nạn nhân bị ảnh hưởng do mưa bão
Sẵn sàng cấp cứu nạn nhân bị ảnh hưởng do mưa bão

(VOV) - Bộ Y tế vừa có công điện khẩn gửi Sở y tế các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi...

Sẵn sàng cấp cứu nạn nhân bị ảnh hưởng do mưa bão

Sẵn sàng cấp cứu nạn nhân bị ảnh hưởng do mưa bão

(VOV) - Bộ Y tế vừa có công điện khẩn gửi Sở y tế các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi...

Hội chẩn trực tuyến cấp cứu ngư dân tại Trường Sa
Hội chẩn trực tuyến cấp cứu ngư dân tại Trường Sa

(VOV) -Ngư dân này bị đau bụng dữ dội, cấp cứu tại Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn và Bệnh viện 175 đã chẩn bệnh qua hệ thống hội chẩn trực tuyến

Hội chẩn trực tuyến cấp cứu ngư dân tại Trường Sa

Hội chẩn trực tuyến cấp cứu ngư dân tại Trường Sa

(VOV) -Ngư dân này bị đau bụng dữ dội, cấp cứu tại Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn và Bệnh viện 175 đã chẩn bệnh qua hệ thống hội chẩn trực tuyến

Cấp cứu sản phụ bị chồng dùng dao rạch bụng
Cấp cứu sản phụ bị chồng dùng dao rạch bụng

VOV.VN -Sản phụ nhập viện trong tình trạng bất tỉnh; tử cung, ruột non và đại tràng bị tràn ra bên ngoài ổ bụng. 

Cấp cứu sản phụ bị chồng dùng dao rạch bụng

Cấp cứu sản phụ bị chồng dùng dao rạch bụng

VOV.VN -Sản phụ nhập viện trong tình trạng bất tỉnh; tử cung, ruột non và đại tràng bị tràn ra bên ngoài ổ bụng. 

Cấp cứu bệnh nhân trong điều kiện biển động dữ dội
Cấp cứu bệnh nhân trong điều kiện biển động dữ dội

VOV.VN -Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan nghi do ký sinh trùng và viêm túi mật.

Cấp cứu bệnh nhân trong điều kiện biển động dữ dội

Cấp cứu bệnh nhân trong điều kiện biển động dữ dội

VOV.VN -Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan nghi do ký sinh trùng và viêm túi mật.

Lương y với một chữ “Tâm” cứu người
Lương y với một chữ “Tâm” cứu người

Ông Phạm Khắc Tỉnh sẵn sàng chữa bệnh từ thiện không lấy tiền đối với những gia đình chính sách, người nghèo.

Lương y với một chữ “Tâm” cứu người

Lương y với một chữ “Tâm” cứu người

Ông Phạm Khắc Tỉnh sẵn sàng chữa bệnh từ thiện không lấy tiền đối với những gia đình chính sách, người nghèo.

Một lương y khám chữa bệnh miễn phí cho hàng ngàn bệnh nhân da cam
Một lương y khám chữa bệnh miễn phí cho hàng ngàn bệnh nhân da cam

Người dân tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận biết đến người thầy thuốc già - Nguyễn Văn Thiệu (77 tuổi), ở thôn An Phú, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, không chỉ với lòng kính trọng một lương y giỏi, mà còn xúc động trước tấm lòng của ông đối với các bệnh nhân nghèo nhiễm chất độc da cam.  

Một lương y khám chữa bệnh miễn phí cho hàng ngàn bệnh nhân da cam

Một lương y khám chữa bệnh miễn phí cho hàng ngàn bệnh nhân da cam

Người dân tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận biết đến người thầy thuốc già - Nguyễn Văn Thiệu (77 tuổi), ở thôn An Phú, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, không chỉ với lòng kính trọng một lương y giỏi, mà còn xúc động trước tấm lòng của ông đối với các bệnh nhân nghèo nhiễm chất độc da cam.  

Mổ cấp cứu thành công ca viêm ruột thừa cấp hóa mủ
Mổ cấp cứu thành công ca viêm ruột thừa cấp hóa mủ

Đây là ca viêm ruột thừa cấp đầu tiên được phẫu thuật nội soi qua ổ bụng tại BV Gò Vấp TP HCM.

Mổ cấp cứu thành công ca viêm ruột thừa cấp hóa mủ

Mổ cấp cứu thành công ca viêm ruột thừa cấp hóa mủ

Đây là ca viêm ruột thừa cấp đầu tiên được phẫu thuật nội soi qua ổ bụng tại BV Gò Vấp TP HCM.

Bát cháo ấm tình "lương y như từ mẫu" giữa nước lũ
Bát cháo ấm tình "lương y như từ mẫu" giữa nước lũ

VOV.VN -500 người dầm mình trong nước, nhường nhau từng miếng cháo trắng chờ nước lũ rút

Bát cháo ấm tình "lương y như từ mẫu" giữa nước lũ

Bát cháo ấm tình "lương y như từ mẫu" giữa nước lũ

VOV.VN -500 người dầm mình trong nước, nhường nhau từng miếng cháo trắng chờ nước lũ rút