Giới trẻ chưa hiểu hết lịch sử dân tộc qua viết thư pháp

(VOV) -Trong nghệ thuật viết thư pháp, giới trẻ cần tìm hiểu chữ Hán-Nôm để biết được cái hay, cái đẹp ẩn chứa đằng sau mỗi chữ viết.

Những ngày xuân, cùng với cảnh vật, đất trời thay đổi và hương sắc hoa đào nở, ở đâu đó trên những tuyến phố Hà Nội, chúng ta vẫn thấy các ông đồ già đầu đội khăn xếp, mặc quần trắng, áo the đen, ngồi thư thái, tay cầm cây bút lông uyển chuyển viết từng nét chữ thư pháp trên nền giấy đỏ.

Các bạn trẻ xếp hàng đợi xin chữ đầu năm mới

Giới trẻ ngày càng yêu thích nghệ thuật viết thư pháp

Nghệ thuật viết và thưởng thức nét đẹp của thư pháp đã có từ hàng nghìn đời nay và được nhà thơ Vũ Đình Liên khắc họa rất sinh động trong bài thơ “Ông đồ”:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay

Tuy nhiên, có một thời gian dài, nghệ thuật thưởng thức thư pháp đã bị lãng quên. Điều này cũng được nhà thơ Vũ Đình Liên miêu tả chi tiết:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?.

Thế nhưng, khi kinh tế- xã hội phát triển, đời sống của người dân ngày một nâng cao thì nhu cầu thưởng thức những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc lại được khơi dậy.

Trong những năm gần đây, người dân và đặc biệt là các bạn trẻ đang quay trở lại với thú thưởng ngoạn nghệ thuật viết chữ thư pháp. Khi Văn Miếu-Quốc Tử Giám mở cửa đón du khách đến thăm quan trong những ngày đầu xuân mới, có hàng trăm bạn trẻ sẵn sàng đợi từ sáng đến chiều tối, xếp hàng dài để “xin” chữ. Ngoài ra, mỗi khi Hà Nội và một số địa phương tổ chức triển lãm về thư pháp, các bạn học sinh, thanh niên đến thưởng thức cũng rất đông.

Do vị trí địa lý cũng như điều kiện lịch sử, sự giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như tiếp xúc về ngôn ngữ nên việc dùng chữ Hán làm văn tự chính thống là chủ yếu ở nước ta trong suốt giai đoạn văn hoá Đại Việt. Nhưng với sự sáng tạo của riêng mình, cha ông ta đã cho ra đời hệ thống âm Hán - Việt hoàn chỉnh, tách rời âm Hán gốc. Đó cũng là tiền đề cho sự ra đời hệ thống chữ Nôm.

Thư pháp Việt Nam bao gồm chủ yếu hai dòng thư pháp Hán - Nôm và thư pháp chữ Việt.

Thư pháp Hán - Nôm ở Việt Nam có từ bao giờ, tuy chưa được xác định cụ thể nhưng chúng ta có di sản thư pháp chữ Hán, chữ Nôm do người Việt Nam chủ bút.

Theo các nhà viết thư pháp, hai nguyên tắc cơ bản trong viết thư pháp là “hình” và “thần” mà qua đó thể hiện được chữ viết và là phương tiện để bày tỏ tâm thức con người. Dụng cụ không thể thiếu đó là: bút, nghiên, giấy, mực hay vẫn được gọi là “văn phòng tứ bảo”.

Thư pháp chữ Việt được bắt đầu khoảng 30 năm gần đây. Đây là sự sáng tạo rất đáng trân trọng, mang âm hưởng nguồn cội, là sự nối tiếp kế thừa của thư pháp truyền thống. Hình thức trình bày, bố cục tương tự như thư pháp chữ Hán. Nội dung chủ yếu vẫn xoay quanh tư tưởng đạo đức, nhân văn từ những câu đối, lời hay ý đẹp.

Thư pháp chữ Việt là sự kết hợp cái thần của chữ Hán và nét chữ quốc ngữ, là sự giao hoà giữa văn hóa Đông - Tây, giữa nghiên mực bút lông và mẫu tự La-tinh đã nâng cao tầm quan trọng và làm thăng hoa vẻ đẹp của loại chữ này.

Không học chữ Hán-Nôm, lớp trẻ sẽ không hiểu hết về lịch sử dân tộc

Theo một số nhà nghiên cứu thư pháp, để hiểu hết ý nghĩa của từng câu, từng chữ thư pháp thì phải biết chữ Hán-Nôm cổ. Bởi loại chữ này nêu cao hồn dân tộc, tô đẹp truyền thống đấu tranh kiên cường của cha ông và nhiều khi được thể hiện sinh động bằng nghệ thuật viết thư pháp. Thế nhưng, hiện nay, việc học chữ Hán-Nôm không được giới trẻ lưu tâm. Giới trẻ chưa hiểu về lịch sử dân tộc qua viết thư pháp.

Các bạn trẻ xin chữ đều mong muốn một điều tốt đẹp trong cuộc sống

Ông Nguyễn Minh Châu, người viết thư pháp tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho biết, các bạn trẻ đến xin chữ chủ yếu là mong muốn một điều gì đó tốt đẹp trong cuộc sống. Ví dụ như có người muốn thi cử đỗ đạt thì xin chữ “Thuận”, muốn thành danh trong sự nghiệp thì xin chữ “Đạt”, muốn có hạnh phúc gia đình thì xin chữ “Phúc”... Ngoài ra, những chữ như: Lộc, Thọ, Tâm, Đức cũng được nhiều bạn trẻ đến xin.

Đa số những người đến xin chữ chủ yếu là theo phong trào vì thấy loại chữ được viết uốn lượn, bay bổng, nhìn lạ mắt và mang tính tượng hình cao. Tuy nhiên, họ lại không hiểu ý nghĩa sâu xa của những chữ được cho đó và những câu thơ, câu đối được viết bằng chữ Hán-Nôm.

Từ thời xưa, nhiều nhà văn, nhà thơ, võ quan đã sử dụng chữ Hán-Nôm để sáng tác ra như áng văn thơ bất hủ, có sức lay động lòng người rất cao như: Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo… Còn hiện nay, tại các văn bia, đình, đền, miếu vẫn còn đó hàng nghìn câu đối, văn tự đề cập đến đời sống văn hóa truyền thống của dân tộc đều được viết bằng chữ Hán-Nôm.

Theo PGS.TS Lê Sỹ Giáo, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), trong nghệ thuật viết thư pháp, giới trẻ cần tìm hiểu chữ Hán-Nôm để biết được cái hay, cái đẹp ẩn chứa đằng sau mỗi chữ viết và để hiểu được lịch sử giữ nước và dựng nước của cha ông ta từ ngàn đời xưa như thế nào.

Đồng ý với quan điểm trên, ông Trần Quốc Chí, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam cho rằng, chữ Hán-Nôm được đề cập rất nhiều trong lịch sử dân tộc. Nếu không hiểu chữ Hán, lớp trẻ sẽ không biết hết những khó khăn gian lao, tình yêu nước và sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta mỗi khi đất nước bị xâm lăng.

Ngày nay, một số trường đại học đã đưa môn học Hán-Nôm vào giảng dạy, nhưng sinh viên yêu thích môn học này rất ít. Nguyên nhân là vì đây là môn học khó, đòi hỏi người học phải có sự khổ công rèn luyện, say mê tìm tòi. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng là người học chữ Hán-Nôm khi tốt nghiệp khó xin được việc làm hoặc nếu có việc làm thì mức lương quá thấp để họ có thể gắn bó với nghề.

“Nếu biết tận dụng sự yêu thích thư pháp để hướng cho giới trẻ học và tìm hiểu những nét tinh hoa, ý nghĩa sâu xa ẩn chứa đằng sau mỗi chữ Hán-Nôm thì là một việc làm rất hữu ích, cần thiết. Bởi học chữ Hán-Nôm cũng chính là giúp các bạn trẻ yêu môn học lịch sử, hiểu về lịch sử đất nước hơn”-ông Trần Quốc Chí nhấn mạnh.

Còn ông Bùi Văn Đạo, thành viên Câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam cho rằng, hiện nay, chúng ta đưa tiếng Anh, Pháp, Nga… vào trong chương trình giảng dạy. Thế nhưng chữ Hán-Nôm nêu cao hồn dân tộc, lịch sử của đất nước ta từ ngàn đời nay lại chưa được coi là một môn ngoại ngữ giảng dạy ở trong các trường phổ thông. Nếu các trường phổ thông được giảng dạy chữ Hán-Nôm thì chắc chắn sinh viên học, tìm hiểu về loại chữ này và yêu thích thư pháp sẽ có đất “dụng võ” sau khi tốt nghiệp.

Để lớp trẻ yêu thích thư pháp và tìm đến nghiên cứu chữ Hán-Nôm thì phải có những người thầy giỏi và yêu nghề. Tuy nhiên, muốn có được đội ngũ nhà giáo có tài và tâm giảng dạy một môn học vừa khó và công phu này thì lại cần một chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài của đất nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triển lãm thư pháp sắp đặt “Vô ngôn”
Triển lãm thư pháp sắp đặt “Vô ngôn”

 40 tác phẩm tĩnh và 5 tác phẩm sắp đặt giới thiệu tại triển lãm sẽ mang lại nhiều cảm xúc văn hóa – thẩm mỹ và sự bình phẩm đa dạng cho công chúng yêu nghệ thuật.

Triển lãm thư pháp sắp đặt “Vô ngôn”

Triển lãm thư pháp sắp đặt “Vô ngôn”

 40 tác phẩm tĩnh và 5 tác phẩm sắp đặt giới thiệu tại triển lãm sẽ mang lại nhiều cảm xúc văn hóa – thẩm mỹ và sự bình phẩm đa dạng cho công chúng yêu nghệ thuật.

1.000 bức thư pháp chữ “Long” tham dự Đại lễ
1.000 bức thư pháp chữ “Long” tham dự Đại lễ

Mỗi chữ “Long” được thể hiện nhiều biểu tượng khác nhau, từ con rồng, anh bộ đội cầm súng bảo vệ Tổ quốc hay học sinh miệt mài với sách vở… đã làm nên bức thư pháp có tổng chiều dài khoảng 210m.

1.000 bức thư pháp chữ “Long” tham dự Đại lễ

1.000 bức thư pháp chữ “Long” tham dự Đại lễ

Mỗi chữ “Long” được thể hiện nhiều biểu tượng khác nhau, từ con rồng, anh bộ đội cầm súng bảo vệ Tổ quốc hay học sinh miệt mài với sách vở… đã làm nên bức thư pháp có tổng chiều dài khoảng 210m.

Triển lãm Thư pháp của Bác Hồ tại Hàn Quốc
Triển lãm Thư pháp của Bác Hồ tại Hàn Quốc

Đây là lần thứ hai Triển lãm Thư pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra ở Hàn Quốc

Triển lãm Thư pháp của Bác Hồ tại Hàn Quốc

Triển lãm Thư pháp của Bác Hồ tại Hàn Quốc

Đây là lần thứ hai Triển lãm Thư pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra ở Hàn Quốc

Ông đồ 8x và thư pháp chữ Việt
Ông đồ 8x và thư pháp chữ Việt

Những người trẻ làm ông đồ rất thú vị, họ đã tìm về truyền thống và thưởng thức cái đẹp của văn hóa truyền thống.

Ông đồ 8x và thư pháp chữ Việt

Ông đồ 8x và thư pháp chữ Việt

Những người trẻ làm ông đồ rất thú vị, họ đã tìm về truyền thống và thưởng thức cái đẹp của văn hóa truyền thống.

Bức thư pháp dài 100m trên phố ông đồ
Bức thư pháp dài 100m trên phố ông đồ

Trong nắng ấm, 7 ông đồ trẻ đã thể hiện khả năng thư pháp của mình trên cuộn giấy xuyển chỉ dài 100m trải dài phố Văn Miếu (Hà Nội).

Bức thư pháp dài 100m trên phố ông đồ

Bức thư pháp dài 100m trên phố ông đồ

Trong nắng ấm, 7 ông đồ trẻ đã thể hiện khả năng thư pháp của mình trên cuộn giấy xuyển chỉ dài 100m trải dài phố Văn Miếu (Hà Nội).

Cuốn thư pháp dài nhất Việt Nam
Cuốn thư pháp dài nhất Việt Nam

Anh Đậu Phi Hùng, thành viên CLB Thư pháp- Thư họa (Thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa) đã tự tay mình làm cuốn thư pháp dài nhất Việt Nam

Cuốn thư pháp dài nhất Việt Nam

Cuốn thư pháp dài nhất Việt Nam

Anh Đậu Phi Hùng, thành viên CLB Thư pháp- Thư họa (Thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa) đã tự tay mình làm cuốn thư pháp dài nhất Việt Nam

1000 bài thơ viết thư pháp trên lụa Mã Châu
1000 bài thơ viết thư pháp trên lụa Mã Châu

Chủ đề của tập thơ ca ngợi sự hy sinh, đóng góp to lớn của người dân Việt Nam góp phần làm nên trang sử hào hùng của dân tộc xuyên suốt qua các thời đại để tạo nên đất nước hôm nay.

1000 bài thơ viết thư pháp trên lụa Mã Châu

1000 bài thơ viết thư pháp trên lụa Mã Châu

Chủ đề của tập thơ ca ngợi sự hy sinh, đóng góp to lớn của người dân Việt Nam góp phần làm nên trang sử hào hùng của dân tộc xuyên suốt qua các thời đại để tạo nên đất nước hôm nay.

Tỏa sáng thư pháp Thăng Long
Tỏa sáng thư pháp Thăng Long

Ngày 4/10, 250 tác phẩm của gần 50 thư pháp gia (từ 25 - 90 tuổi) đã được trưng bày tại nhà Thái học (Văn Miếu) đã tôn vinh vẻ đẹp tinh tế, uyên thâm của nghệ thuật thư pháp Việt Nam.

Tỏa sáng thư pháp Thăng Long

Tỏa sáng thư pháp Thăng Long

Ngày 4/10, 250 tác phẩm của gần 50 thư pháp gia (từ 25 - 90 tuổi) đã được trưng bày tại nhà Thái học (Văn Miếu) đã tôn vinh vẻ đẹp tinh tế, uyên thâm của nghệ thuật thư pháp Việt Nam.