Kiên Giang thiếu nước ngọt nghiêm trọng

(VOV) - Hơn 10 ngày qua không thể lấy được nước ngọt cung cấp cho dân do mặn đã lấn sâu vào nội đồng hơn 10km.

Nắng nóng kéo dài nhiều ngày qua khiến cho mực nước trên các sông ở Rạch Giá xuống thấp và độ mặn tăng cao, lấn sâu vào nội đồng. Hơn 1 tuần qua, nguồn nước ngọt phục vụ cho hoạt động của nhà máy nước ở TP Rạch Giá đã bị nhiễm mặn, kéo theo việc cung cấp nước cho sinh họat cho cả thành phố và huỵên Hòn Đất lân cận bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hơn 10 ngày qua, trạm lấy nước của Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Kiên Giang không thể lấy được nước ngọt để cung cấp cho người dân do mặn đã lấn sâu vào nội đồng hơn 10km. 2 hồ chứa nước dự trữ 560 ngàn m3 cung cấp cho TP Rạch Gía và Hòn Đất cũng đã sử dụng hơn 40% dung lượng nhưng vẫn chưa thu được nước ngọt ở sông. Để đảm bảo cho việc cung cấp nước, bắt đầu từ ngày 1/4, Công ty TNHH cấp thoát nước Kiên Giang thực hiện tiết giảm 30% công suất và cắt nước luân phiên ở 2 địa bàn này.  Số nước dự trữ còn lại cũng chỉ có thể sử dụng được khoảng 7 – 10 ngày nữa. Nếu tình hình này vẫn không cải thiện, công ty sẽ tiết giảm 50% công suất và có khả năng phải chấp nhận lấy nước mặn để phục vụ cho sinh hoạt.

Ông Nguyễn Huỳnh Tâm, Phó Giám đốc công ty TNHH cấp thoát nước Kiên Giang cho biết: "Nếu tình hình xấu đi thì đến ngày 5/4 chúng tôi sẽ cắt giảm 50% công suất để kéo dài thời gian ra".

Đây là lần đầu tiên trong vòng 10 năm trở lại đây Công ty không thu được nước ngọt trong thời gian khá dài. Mặc dù đã dự báo trước tình hình khó khăn về nước sinh hoạt trong mùa khô, chủ động trữ nước, đồng thời lắp đặt thêm các trạm bơm nước giếng và nước ngầm bổ sung vào mạng nước nhưng tình hình vẫn rất căng thẳng. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang cho rằng, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là tình trạng xâm nhập mặn và thiếu nước cho sinh hoạt cũng như sản xuất.

Trước tình hình khó khăn chung, công ty cấp thoát nước Kiên Giang kêu gọi người dân chủ động trữ nước và có ý thức sử dụng tiết kiệm. Hiện nay, chỉ có thành phố Rạch Giá và huyện Hòn Đất bị mặn ảnh hưởng nguồn nước ngọt sinh hoạt. Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài, nước mặn lấn sâu hơn thì một số nơi sử dụng nước mặt như Thị xã Hà Tiên, Hòn Chông thuộc huyện Kiên Lương và huỵên Tân Hịêp cũng sẽ bị ảnh hưởng./.                                             

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

61 xã ĐBSCL bị ảnh hưởng do nước mặn xâm nhập
61 xã ĐBSCL bị ảnh hưởng do nước mặn xâm nhập

Trong tháng 4/2009, nước mặn với độ mặn cao nhất trong năm 2009 (từ 4 – 33 phần ngàn) sẽ xâm nhập vào đất liền từ 10 – 70 km.  

61 xã ĐBSCL bị ảnh hưởng do nước mặn xâm nhập

61 xã ĐBSCL bị ảnh hưởng do nước mặn xâm nhập

Trong tháng 4/2009, nước mặn với độ mặn cao nhất trong năm 2009 (từ 4 – 33 phần ngàn) sẽ xâm nhập vào đất liền từ 10 – 70 km.  

Nước mặn xâm nhiễm Tiền Giang, Cà Mau
Nước mặn xâm nhiễm Tiền Giang, Cà Mau
Hậu Giang: Nước mặn ảnh hưởng 57.000 hộ dân
Hậu Giang: Nước mặn ảnh hưởng 57.000 hộ dân

Tỉnh Hậu Giang đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ khoảng 28 tỉ đồng để cung cấp lúa giống cho nông dân vùng nhiễm mặn và xây dựng hệ thống dẫn nước ngọt

Hậu Giang: Nước mặn ảnh hưởng 57.000 hộ dân

Hậu Giang: Nước mặn ảnh hưởng 57.000 hộ dân

Tỉnh Hậu Giang đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ khoảng 28 tỉ đồng để cung cấp lúa giống cho nông dân vùng nhiễm mặn và xây dựng hệ thống dẫn nước ngọt

Nước mặn xâm nhập sâu trong mùa khô năm 2013
Nước mặn xâm nhập sâu trong mùa khô năm 2013

Nước xâm nhập mặn sẽ xuất hiện sớm và xâm nhập sâu vào đất liền từ 40-50km, có nơi sâu hơn và độ mặn cao hơn năm 2012.

Nước mặn xâm nhập sâu trong mùa khô năm 2013

Nước mặn xâm nhập sâu trong mùa khô năm 2013

Nước xâm nhập mặn sẽ xuất hiện sớm và xâm nhập sâu vào đất liền từ 40-50km, có nơi sâu hơn và độ mặn cao hơn năm 2012.