Nguy cơ bùng phát các dịch bệnh ở thành phố Hồ Chí Minh

VOV.VN - Tuy không nhiều so với các tháng mùa mưa nhưng so với thời điểm cùng kỳ năm 2013, các ca bệnh đều tăng.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, mùa khô có thể xem là thời điểm rất ít dịch bệnh nhưng năm nay lại là một trường hợp ngoại lệ khi có nhiều bệnh lây lan bùng phát trong cùng một thời điểm. Tuy chưa gia tăng thành dịch nhưng điều này đã khiến cho người dân thành phố phải cùng một lúc đối đầu với nhiều loại bệnh lây lan trong cùng một thời điểm. Đã có những dấu hiệu bất thường trong sự phát triển các loại bệnh lây qua đường hô hấp.

Nước bẩn sản sinh nhiều muỗi cũng là nguyên nhân gây dịch bệnh (Ảnh: Internet)


Ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh cảnh báo: thành phố đang trong giai đoạn đối đầu với nhiều dịch bệnh. Trong hai tháng đầu năm, các ca sởi, thủy đậu, quai bị, tay chân miệng, cúm mùa… có dấu hiệu gia tăng. Tuy không nhiều so với các tháng mùa mưa nhưng so với thời điểm cùng kỳ năm 2013, các ca mắc các loại bệnh này đều tăng. Chẳng hạn, các ca sốt xuất huyết đầu năm 2014 tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều nguy hiểm là đã xuất hiện chùm ca bệnh thủy đậu đầu tiên tại một ngôi trường ở quận 3. Và tính đến đầu tháng 3, toàn thành phố có 131 ca thủy đậu, tăng 156% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Nguyễn Trí Dũng phân tích: “Buổi trưa nắng nóng nhưng buổi tối và sáng rất lạnh, rất bất thường so với năm trước, là điều kiện thuận lợi cho virus qua đường hô hấp phát triển. Không riêng gì thủy đậu mà thủy đậu, quai bị, cúm… thì trong môi trường tiếp xúc gần như trường học, nhà trọ, khu lưu trú công nhân rất dễ bùng phát bệnh. Nếu xuất hiện mầm bệnh mà những cá thể cảm nhiễm chưa được miễn dịch thì thành chùm ca”.

Hiện nay, dù sốt xuất huyết chưa bùng phát thành dịch nhưng đã xuất hiện một ca tử vong ở người lớn tại quận 8. Bệnh nhân đã đi khám tại phòng khám tư nhân rồi chuyển sang bệnh viện quận 8 nhưng không chẩn đoán đúng bệnh. Đến khi chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thì các bác sĩ đã không thể cứu chữa kịp. Điều đáng nói ở đây là có dấu hiệu của sự lơ là chủ quan trong phòng chống dịch bệnh của hệ thống y tế dự phòng cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ y tế tuyến dưới còn hạn chế.

Theo như lời của Bác sĩ Hoàng Ngọc Vinh, Trưởng khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh: “Thân nhân nhiều khi chủ quan, vì công việc hoặc do đánh giá không đúng mức, để bệnh nặng mới đưa vào. Một phần là do đánh giá của bác sĩ nhầm lầm do quá đông bệnh nhân. Chưa kể các tuyến dưới tay nghề yếu, chuyển chậm thì hết sức nguy hiểm”.

Điều đáng nói là sự nguy hiểm của những dịch bệnh càng gia tăng xuất phát từ  ý thức của người dân trong sinh hoạt và từ vấn nạn về ô nhiễm môi trường.

Đã nhiều tháng nay, tại một số khu vực như rạch cầu Mé (quận 11), cầu Băng Ky (quận Bình Thạnh), phường Tân Quy (quận 7)… người dân phải chung sống với dịch muỗi bùng phát. Lý do là dòng nước một số con rạch, con kênh hiện nay ùn ứ vì rác bẩn và một phần từ công trình thi công cống hộp kéo dài mãi chưa xong.

Tại rạch cầu Mé, quận 11, người dân mới 8 giờ tối phải sinh hoạt trong mùng, vừa ăn cơm vừa xem tivi. Trong khu vực quanh rạch cầu Mé này có khoảng 200 hộ dân sinh sống và đều phải chịu cảnh khổ vì muỗi. Người dân dùng đủ mọi cách từ đốt nhang muỗi, dùng quạt và dùng bình xịt muỗi nhưng không thể đẩy lùi hoàn toàn sự tấn công của muỗi. Khi chúng tôi đến khu vực này, đã có người vừa nhập viện vì sốt xuất huyết và vẫn chưa xuất viện.

Chị Huỳnh Thị Ngọc Dung, người dân ở khu vực rạch cầu Mé, phản ánh: “Muỗi nhiều lắm. Khoảng 4-5 giờ ngồi đây, vuốt một cái là cả chục con muỗi. Có đợt có đoàn xịt muỗi ghé qua nhưng cả năm rồi không thấy có ai đến xịt muỗi nữa. Từ khi làm cống nước bẩn sản sinh ra muỗi. Giờ yêu cầu nhà nước lo cho dân, xịt muỗi giống như những năm trước”.

Mặc dù chưa bùng phát thành dịch nhưng người dân và cơ quan chức năng thành phố không thể lơ là chủ quan đối với sự gia tăng của sốt xuất huyết và nhiều bệnh dịch khác. Vì vậy cần phải làm ngay là hệ thống y tế dự phòng và trường học, chính quyền địa phương phải phối hợp chặt chẽ trong việc khống chế bệnh sởi, thủy đậu, tay chân miệng và sốt xuất huyết. Bởi lẽ, như lời của lãnh đạo Trung tâm y tế dự phòng: nếu để bùng phát những ổ dịch, chùm ca bệnh lớn thì thành phố sẽ không có đủ lực lượng để dập tắt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẵn sàng đối phó dịch bệnh xảy ra dịp Tết
Sẵn sàng đối phó dịch bệnh xảy ra dịp Tết

VOV.VN - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW chuẩn bị các điều kiện tiếp nhận, điều trị bệnh nhân trong dịp Tết nguyên đán.

Sẵn sàng đối phó dịch bệnh xảy ra dịp Tết

Sẵn sàng đối phó dịch bệnh xảy ra dịp Tết

VOV.VN - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW chuẩn bị các điều kiện tiếp nhận, điều trị bệnh nhân trong dịp Tết nguyên đán.

Tình hình dịch bệnh ở TPHCM có xu hướng giảm
Tình hình dịch bệnh ở TPHCM có xu hướng giảm

VOV.VN -Tính đến cuối tháng 7/2013, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết giảm 51%, tỷ lệ tử vong bệnh tay - chân - miệng giảm 61%./.

Tình hình dịch bệnh ở TPHCM có xu hướng giảm

Tình hình dịch bệnh ở TPHCM có xu hướng giảm

VOV.VN -Tính đến cuối tháng 7/2013, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết giảm 51%, tỷ lệ tử vong bệnh tay - chân - miệng giảm 61%./.

Miền Trung: Nguy cơ bùng phát dịch bệnh sau bão
Miền Trung: Nguy cơ bùng phát dịch bệnh sau bão

mVOV.VN -Bệnh đau mắt đỏ, sốt xuất huyết và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa có chiều hướng tăng mạnh tại các tỉnh iền Trung sau bão lũ

Miền Trung: Nguy cơ bùng phát dịch bệnh sau bão

Miền Trung: Nguy cơ bùng phát dịch bệnh sau bão

mVOV.VN -Bệnh đau mắt đỏ, sốt xuất huyết và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa có chiều hướng tăng mạnh tại các tỉnh iền Trung sau bão lũ

Bắc Ninh: Không để tái phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi
Bắc Ninh: Không để tái phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi

VOV.VN -Thời điểm này, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu

Bắc Ninh: Không để tái phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Bắc Ninh: Không để tái phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi

VOV.VN -Thời điểm này, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh sởi
Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh sởi

VOV.VN - Ngày 10/2, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, năm 2013 cả nước ghi nhận 1.048 trường hợp mắc sởi.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh sởi

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh sởi

VOV.VN - Ngày 10/2, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, năm 2013 cả nước ghi nhận 1.048 trường hợp mắc sởi.

Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh sau bão lụt
Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh sau bão lụt

VOV.VN -Thau rửa bể nước, giếng nước dùng Cloramin B hoặc viên Aquatabs 67mg để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống.

Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh sau bão lụt

Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh sau bão lụt

VOV.VN -Thau rửa bể nước, giếng nước dùng Cloramin B hoặc viên Aquatabs 67mg để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống.

Miền Trung chủ động phòng chống dịch bệnh sau bão
Miền Trung chủ động phòng chống dịch bệnh sau bão

VOV.VN-Bão số 10 đi qua để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.

Miền Trung chủ động phòng chống dịch bệnh sau bão

Miền Trung chủ động phòng chống dịch bệnh sau bão

VOV.VN-Bão số 10 đi qua để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.