Vụ bảo mẫu hành hạ trẻ: Cha mẹ hãy tìm cách bảo vệ con mình

VOV.VN-Cha mẹ nên thường xuyên dành nhiều thời gian cho trẻ, sự quan tâm, quan sát bé thường xuyên qua biểu hiện trong lúc ngủ, lúc chơi

Những hình ảnh cho thấy 2 bảo mẫu ở cơ sở mầm non tư thục Phương Anh (quận Thủ Đức, TP.HCM) dùng tay tát, đánh, bóp cổ, dọa cho vào thùng nước… đối với các bé lứa tuổi nhà trẻ -mẫu giáo (lứa tuổi chưa tự bảo vệ được mình) đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây đã khiến dư luận rúng động. Nhiều ý kiến thể hiện sự bất bình và phẫn nộ về hành vi vô nhân đạo của các bảo mẫu.

Bảo mẫu mầm non tư thục Phương Anh gây bức xúc bởi những hành vi hành hạ trẻ (Ảnh cắt từ clip)

TS. Nguyễn Thị Kim Quý, Chuyên gia Tâm lý học, Cố vấn đường dây tư vấn Hỗ trợ Chăm sóc bà mẹ trẻ em cho rằng đây là cách hành xử quá lệch lạc, tàn độc, bạc ác của những người được xã hội gọi bằng cái tên đầy nhân văn “bảo mẫu”. Thực tế cho thấy đây chỉ phần nổi của tảng băng chìm và chuyện đó vẫn diễn ra ở đâu đó trong xã hội. Đi kèm với sự việc này là những câu chuyện khác, hành động khác đáng báo động về tội ác, về câu chuyện hành xử, câu chuyện đạo đức giữa người với người trong xã hội.

Ngoài chuyên môn, cần có tình yêu trẻ

Theo chuyên gia này, nguyên nhân có thể xuất phát từ áp lực công việc của các bảo mẫu khi phải đối diện thường xuyên với rất đông trẻ nhỏ. Trong khi tiền lương của giáo viên mầm non eo hẹp, cộng thêm sức ép của phụ huynh, người quản lý, trẻ nhỏ không có nề nếp… tất cả tạo thành một vòng luẩn quẩn dẫn đến tinh thần mệt mỏi, căng thẳng. Họ nhìn những đứa trẻ như là nguyên nhân gây ra sự mệt mỏi của mình, nên đánh đập, chửi mắng để giải tỏa tâm lý. Thêm vào đó, người quản lý và bảo mẫu cùng có cách hành xử như nhau, dẫn đến hành động bạo hành từ đó được nuôi dưỡng và duy trì như một biện pháp giáo dục cơ bản.

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của việc này phải xét đến khía cạnh đào tạo chuyên môn, kỹ năng đang có vấn đề. Đặc biệt, nhân cách đạo đức người làm thầy không ổn dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát, mất nhân tính.

“Áp lực của việc nuôi dạy trẻ là rất lớn, rất khó khăn ngay cả đối với những người được đào tạo bài bản và có năng lực thật sự.  Vì vậy, việc không có chuyên môn nuôi dạy mà vẫn đảm nhiệm công việc này thì lại càng áp lực. Điều đó tất yếu dẫn đến việc thiếu kiềm chế, hoặc không có phương pháp nên đã nổi nóng rồi hành hung trẻ. Ở đây vấn đề lấy nhân cách để giáo dục nhân cách, vốn là một yêu cầu vô cùng quan trọng của giáo dục đã không được thực hiện", TS Nguyễn Thị Kim Quý phân tích.

Cố vấn đường dây Hỗ trợ chăm sóc bà mẹ trẻ em cho biết thêm: “Nuôi dạy trẻ, nhất là trẻ nhỏ là công việc rất khó và áp lực, đòi hỏi người nuôi dạy không chỉ được đào đạo chuyên môn bài bản, yêu nghề, tâm lý ổn định mà còn phải có tình yêu trẻ. Người nuôi dạy phải có tình yêu thương trẻ, trao cảm giác yêu thương cho trẻ để tạo cho trẻ niềm tin từ đó mới giáo dục nhân cách tốt đẹp cho thế hệ tương lai của đất nước”.

PGS.TS. Trịnh Hòa Bình, Phó Tổng thư ký Hội Xã hội học Việt Nam

Cha mẹ hãy tìm cách bảo vệ con mình trước

Theo PGS.TS. Trịnh Hòa Bình, Phó Tổng thư ký Hội Xã hội học Việt Nam, thực tế hiện nay đang diễn ra đó là cơ sở giáo dục mầm non công lập không đáp ứng đủ nhu cầu gửi trẻ, trong khi đó nhiều người mặc dù không được đào tạo chuyên môn bài bản, không có giấy phép đăng kí hành nghề nhưng vẫn mở các cơ sở trông giữ trẻ để thu lợi nhuận. Đã rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra tại các điểm trông giữ trẻ tư nhân trong thời gian qua. Tuy nhiên, sau mỗi sự việc được phơi bày ra công luận, cơ quan chức năng vào cuộc nhưng tình trạng bạo hành trẻ em tại các cơ sở tư nhân vẫn diễn ra gây nhức nhối trong xã hội.

Điều đó phản ánh tình trạng sự lơ là về quản lý và chất lượng của công tác nuôi dạy trẻ không đảm bảo trong giai đoạn hiện nay. Qua đó cũng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn xã hội cần phải quan tâm và đặt ưu tiên hàng đầu cho công tác đào tạo nghiệp vụ, đạo đức nghề nuôi dạy trẻ. Ngoài ra, công tác thực thi, kiểm soát của hệ thống luật pháp đối với các cơ sở tư nhân cũng phải ráo riết hơn.

Trước thực trạng bạo hành trẻ em ngày càng gia tăng, trong khi các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội chưa phát huy hết được vai trò, PGS.TS. Trịnh Hòa Bình cho rằng cha mẹ hãy tìm cách bảo vệ con mình trước. Trước hết, cha mẹ phải tìm hiểu thật kỹ nơi gửi con em mình. Lớp không những đảm bảo về cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên, mà còn cần phải có giấy phép của cơ quan chức năng.

Cha mẹ nên thường xuyên dành nhiều thời gian cho trẻ, sự quan tâm, quan sát bé thường xuyên qua biểu hiện trong lúc ngủ, lúc chơi, trong bữa ăn, hay những thay đổi trên cơ thể trẻ tránh những sự việc đáng tiếc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bé 18 tháng bị bảo mẫu đánh chết: Dư luận bức xúc
Bé 18 tháng bị bảo mẫu đánh chết: Dư luận bức xúc

VOV.VN - Thông tin bé trai Đỗ Nhất Long bị người trông trẻ bạo hành đến chết vào ngày 16/11 đang gây bức xúc dư luận...

Bé 18 tháng bị bảo mẫu đánh chết: Dư luận bức xúc

Bé 18 tháng bị bảo mẫu đánh chết: Dư luận bức xúc

VOV.VN - Thông tin bé trai Đỗ Nhất Long bị người trông trẻ bạo hành đến chết vào ngày 16/11 đang gây bức xúc dư luận...

Khởi tố, bắt tạm giam chủ trường và bảo mẫu hành hạ trẻ em
Khởi tố, bắt tạm giam chủ trường và bảo mẫu hành hạ trẻ em

VOV.VN - Gia đình của các trẻ em bị hành hạ đã yêu cầu pháp luật xử lý nghiêm hành vi của Phương và Lý.

Khởi tố, bắt tạm giam chủ trường và bảo mẫu hành hạ trẻ em

Khởi tố, bắt tạm giam chủ trường và bảo mẫu hành hạ trẻ em

VOV.VN - Gia đình của các trẻ em bị hành hạ đã yêu cầu pháp luật xử lý nghiêm hành vi của Phương và Lý.

Bảo mẫu hành hạ trẻ có trình độ đại học
Bảo mẫu hành hạ trẻ có trình độ đại học

VOV.VN -Bà Phương – chủ cơ sở mầm non tư thục Phương Anh có trình độ đại học, chuyên ngành giáo dục mầm non.

Bảo mẫu hành hạ trẻ có trình độ đại học

Bảo mẫu hành hạ trẻ có trình độ đại học

VOV.VN -Bà Phương – chủ cơ sở mầm non tư thục Phương Anh có trình độ đại học, chuyên ngành giáo dục mầm non.

Hai bảo mẫu hành hạ trẻ: "Chỉ hăm dọa để trẻ tốt hơn"?
Hai bảo mẫu hành hạ trẻ: "Chỉ hăm dọa để trẻ tốt hơn"?

VOV.VN - Cả hai đều nói rằng họ không biết như vậy là phạm tội, họ chỉ hăm dọa để cho trẻ tốt hơn.

Hai bảo mẫu hành hạ trẻ: "Chỉ hăm dọa để trẻ tốt hơn"?

Hai bảo mẫu hành hạ trẻ: "Chỉ hăm dọa để trẻ tốt hơn"?

VOV.VN - Cả hai đều nói rằng họ không biết như vậy là phạm tội, họ chỉ hăm dọa để cho trẻ tốt hơn.

Xử lưu động công khai bảo mẫu đánh đập trẻ để răn đe
Xử lưu động công khai bảo mẫu đánh đập trẻ để răn đe

VOV.VN -Vụ án này sẽ xét xử lưu động, công khai để răn đe, giáo dục những đối tượng xem thường pháp luật.

Xử lưu động công khai bảo mẫu đánh đập trẻ để răn đe

Xử lưu động công khai bảo mẫu đánh đập trẻ để răn đe

VOV.VN -Vụ án này sẽ xét xử lưu động, công khai để răn đe, giáo dục những đối tượng xem thường pháp luật.

Bảo mẫu hành hạ trẻ: Xử lý nghiêm để làm gương
Bảo mẫu hành hạ trẻ: Xử lý nghiêm để làm gương

VOV.VN -Ngoài ra, những người làm công tác quản lý ở địa phương cũng phải liên đới trách nhiệm.

Bảo mẫu hành hạ trẻ: Xử lý nghiêm để làm gương

Bảo mẫu hành hạ trẻ: Xử lý nghiêm để làm gương

VOV.VN -Ngoài ra, những người làm công tác quản lý ở địa phương cũng phải liên đới trách nhiệm.

Báo cáo Bộ GD-ĐT về vụ bảo mẫu hành hạ trẻ trước 19/12
Báo cáo Bộ GD-ĐT về vụ bảo mẫu hành hạ trẻ trước 19/12

VOV.VN -Bộ yêu cầu khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, làm rõ mức độ vi phạm, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân

Báo cáo Bộ GD-ĐT về vụ bảo mẫu hành hạ trẻ trước 19/12

Báo cáo Bộ GD-ĐT về vụ bảo mẫu hành hạ trẻ trước 19/12

VOV.VN -Bộ yêu cầu khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, làm rõ mức độ vi phạm, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân

Bảo mẫu hành hạ, đạp chết trẻ: Sự việc đau lòng
Bảo mẫu hành hạ, đạp chết trẻ: Sự việc đau lòng

Thành ủy TPHCM yêu cầu điều tra xử lý nghiêm và báo cáo Thường trực Thành ủy kết quả xử lý trước ngày 15/1/2014.

Bảo mẫu hành hạ, đạp chết trẻ: Sự việc đau lòng

Bảo mẫu hành hạ, đạp chết trẻ: Sự việc đau lòng

Thành ủy TPHCM yêu cầu điều tra xử lý nghiêm và báo cáo Thường trực Thành ủy kết quả xử lý trước ngày 15/1/2014.