Hàng nghìn người đến xem Lễ hội chọi trâu Bảo Thắng

VOV.VN - Lần đầu tiên, Lễ hội chọi trâu Bảo Thắng (Lào Cai) được tổ chức, thu hút gần 1 vạn người dân địa phương và du khách thập phương.

Hôm nay (28/2), tại xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, lần đầu tiên Lễ hội chọi trâu được tổ chức, thu hút gần 1 vạn người dân địa phương và du khách thập phương tới tham dự.

Hội chọi trâu Bảo Thắng năm nay có 16 cặp trâu đến từ các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Hải Phòng. Riêng tỉnh Yên Bái có tới 10 chú trâu tham dự. Chú trâu chọi lớn nhất có trọng lượng 800kg. Các chú trâu chọi đã được vận chuyển về khu vực thi đấu từ sớm, được chăm sóc với chế độ đặc biệt, mang tới cho khán giả những màn thi đấu mãn nhãn.

Trận đấu nảy lửa diễn ra giữa một cặp trâu

Ông Nguyễn Văn Cao, người dân thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai chia sẻ: “Tôi lần đầu tiên được xem Hội chọi trâu của huyện Bảo Thắng tổ chức. Nhân dân rất háo hức, phấn khởi, khán giả trật tự xem và rất vui thú. Lễ hội này mở ra thể hiện nét văn hóa đẹp của tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bảo Thắng nói riêng”.

Với người dân miền núi Tây Bắc nói chung và Lào Cai nói riêng, Hội chọi trâu đầu năm không chỉ là lễ hội vui xuân, mà còn là dịp biểu dương, ghi nhận đối với những gia đình chăn nuôi giỏi. Qua đó thúc đẩy phong trào phát triển chăn nuôi đại gia súc, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng.

Gần một vạn khán giả tới tham dự Hội chọi trâu Bảo Thắng

Ông Vũ Văn Khả, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Gia Phú, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: “Hội chọi trâu năm nay là một sự kích cầu để nhân dân các dân tộc trong xã phát triển đàn đại gia súc, đặc biệt là đàn trâu. Qua Hội chọi trâu này, nhân dân trong xã sẽ đầu tư, phát triển đàn đại gia súc, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

Theo kế hoạch, Lễ hội chọi trâu tại Bảo Thắng sẽ diễn ra trong 2 ngày, từ hôm nay đến hết ngày 1/3. Vòng đấu loại sẽ diễn ra trong ngày đầu tiên, ngày thứ hai sẽ tổ chức thi đấu bán kết và chung kết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là Di sản văn hóa quốc gia
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là Di sản văn hóa quốc gia

VOV.VN - Quyết định này góp phần quan trọng trong việc xây dựng, bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là Di sản văn hóa quốc gia

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là Di sản văn hóa quốc gia

VOV.VN - Quyết định này góp phần quan trọng trong việc xây dựng, bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam.

Mãn nhãn hội chọi trâu lần đầu tại Hà Nội
Mãn nhãn hội chọi trâu lần đầu tại Hà Nội

VOV.VN - Giải chọi trâu lần đầu tiên được báo Nông thôn ngày nay tổ chức tại SVĐ huyện Phúc Thọ (Hà Nội) sáng 22 và 23/2.

Mãn nhãn hội chọi trâu lần đầu tại Hà Nội

Mãn nhãn hội chọi trâu lần đầu tại Hà Nội

VOV.VN - Giải chọi trâu lần đầu tiên được báo Nông thôn ngày nay tổ chức tại SVĐ huyện Phúc Thọ (Hà Nội) sáng 22 và 23/2.

Lần đầu tiên, Hà Nội tổ chức lễ hội chọi trâu
Lần đầu tiên, Hà Nội tổ chức lễ hội chọi trâu

VOV.VN - Tham gia lễ hội có 32 trâu chọi của huyện Phúc Thọ và của các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Tuyên Quang.

Lần đầu tiên, Hà Nội tổ chức lễ hội chọi trâu

Lần đầu tiên, Hà Nội tổ chức lễ hội chọi trâu

VOV.VN - Tham gia lễ hội có 32 trâu chọi của huyện Phúc Thọ và của các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Tuyên Quang.

Sôi động lễ hội chọi trâu ở vùng cao Sơn La
Sôi động lễ hội chọi trâu ở vùng cao Sơn La

VOV.VN - Lễ hội chọi trâu được tổ chức hàng năm cũng chính là mong muốn của bà con vào 1 năm mới sản xuất thắng lợi và mùa màng bội thu. 

Sôi động lễ hội chọi trâu ở vùng cao Sơn La

Sôi động lễ hội chọi trâu ở vùng cao Sơn La

VOV.VN - Lễ hội chọi trâu được tổ chức hàng năm cũng chính là mong muốn của bà con vào 1 năm mới sản xuất thắng lợi và mùa màng bội thu. 

Lễ hội chọi trâu tại Phù Ninh, Phú Thọ
Lễ hội chọi trâu tại Phù Ninh, Phú Thọ

Sau hơn 60 năm gián đoạn, lễ hội này đã chính thức khôi phục vào năm 2009 và tổ chức vào giữa tháng 2 âm lịch hàng năm.

Lễ hội chọi trâu tại Phù Ninh, Phú Thọ

Lễ hội chọi trâu tại Phù Ninh, Phú Thọ

Sau hơn 60 năm gián đoạn, lễ hội này đã chính thức khôi phục vào năm 2009 và tổ chức vào giữa tháng 2 âm lịch hàng năm.