Hình ảnh Tết cổ truyền của người Hà Nhì ở Lai Châu

VOV.VN - Tết cổ truyền "Hồ sự chà" của người Hà Nhì ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào ngày con rồng cuối tháng 10 âm lịch hàng năm...

Người Hà Nhì cả nước có khoảng 22.000 người và ở tỉnh Lai Châu hiện nay có khoảng 19.000 người, sinh sống chủ yếu ở các xã Thu Lũm, Tá Pạ, Ka Lăng, Mù Cả của huyện đầu nguồn sông Đà - Mường Tè.
Tết cổ truyền của người Hà Nhì ở Mường Tè được tổ chức vào ngày con rồng cuối tháng 10 âm lịch. Đây là một trong số ít dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam ăn tết cổ truyền dân tộc theo lịch riêng của dân tộc mình mà không ăn tết Nguyên đán.
Tết cổ truyền dân tộc Hà Nhì là dịp để cho mọi người nghỉ ngơi, vui chơi và cũng là dịp để các phụ nữ được thể hiện bàn tay khéo léo của mình trên các sản phẩm bánh đặc trưng.
Bánh trôi khô là một loại bánh truyền thống không thể thiếu trong dịp tết truyền thống của người Hà Nhì ở Lai Châu.
Vào mỗi dịp tết truyền thống dân tộc, các gia đình đều lựa chọn những con lợn to khỏe nhất để thịt ăn tết. Một trong những phần nội tạng của con lợn được giữ gìn cẩn thận là gan của con lợn.
Gan lợn có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh mỗi dịp tết cổ truyền của người Hà Nhì và được bà con giữ gìn cẩn thận khi giết mổ lợn. Qua gan lợn, bà con xem được những gì (mùa màng, dịch bệnh, sức khỏe...) sẽ xảy ra trong năm mới.

Theo người già Hà Nhì ở bản Mé Gióng, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tục xem gan lợn dịp tết cổ truyền của dân tộc có từ lâu đời và vẫn được bà con duy trì đến nay.

Theo tín ngưỡng truyền thống, dịp tết cổ truyền dân tộc, người Hà Nhì thường cúng cả bên nội và bên ngoại.
Lễ cúng của người Hà Nhì thường được làm đơn giản, thể hiện lòng thành với Tổ tiên.
Các bài cúng có nội dung cầu cho ngô lúa phát triển, hoa màu tốt tươi, người người mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi, lợn gà phát triển, trâu sừng to, lợn béo mầm...
Trong những ngày Tết cổ truyền của người Hà Nhì, từ người già đến trẻ nhỏ, ai cũng đều diện những bộ quần áo mới rực rỡ sắc màu để đi chơi tết.
Họ chúc nhau những điều may mắn nhất đến trong năm mới, tổ chức các hoạt động vui chơi để thắt chặt tình đoàn kết dân tộc.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sa Pa - điểm du xuân lý tưởng sau Tết Nguyên đán
Sa Pa - điểm du xuân lý tưởng sau Tết Nguyên đán

VOV.VN -Nối dài lịch chơi xuân, hàng ngàn du khách đã rủ nhau "check in" lễ hội “Sắc xuân Tây Bắc” tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend.

Sa Pa - điểm du xuân lý tưởng sau Tết Nguyên đán

Sa Pa - điểm du xuân lý tưởng sau Tết Nguyên đán

VOV.VN -Nối dài lịch chơi xuân, hàng ngàn du khách đã rủ nhau "check in" lễ hội “Sắc xuân Tây Bắc” tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend.

Ảnh: Phố Hàng Mã nhộn nhịp ngày giáp Tết
Ảnh: Phố Hàng Mã nhộn nhịp ngày giáp Tết

VOV.VN -Những ngày này, phố Hàng Mã lại rực rỡ sắc màu của năm mới, người người đổ về đây để sắm đồ thờ cúng và đồ trang trí cho dịp Tết cổ truyền.

Ảnh: Phố Hàng Mã nhộn nhịp ngày giáp Tết

Ảnh: Phố Hàng Mã nhộn nhịp ngày giáp Tết

VOV.VN -Những ngày này, phố Hàng Mã lại rực rỡ sắc màu của năm mới, người người đổ về đây để sắm đồ thờ cúng và đồ trang trí cho dịp Tết cổ truyền.

Chùm ảnh khám phá, trải nghiệm Cồn Sơn ngày Tết
Chùm ảnh khám phá, trải nghiệm Cồn Sơn ngày Tết

VOV.VN - Cồn Sơn là một vùng đất cù lao nhỏ khoảng 70 ha thuộc địa phận thành phố Cần Thơ.

Chùm ảnh khám phá, trải nghiệm Cồn Sơn ngày Tết

Chùm ảnh khám phá, trải nghiệm Cồn Sơn ngày Tết

VOV.VN - Cồn Sơn là một vùng đất cù lao nhỏ khoảng 70 ha thuộc địa phận thành phố Cần Thơ.

Giáng sinh và Tết dương lịch 2019: Du lịch ở đâu?
Giáng sinh và Tết dương lịch 2019: Du lịch ở đâu?

VOV.VN - Giáng sinh và Tết dương lịch 2019 là dịp để du khách tận hưởng những ngày nghỉ ngơi, trải nghiệm, khám phá những điểm đến bên bạn bè và gia đình.

Giáng sinh và Tết dương lịch 2019: Du lịch ở đâu?

Giáng sinh và Tết dương lịch 2019: Du lịch ở đâu?

VOV.VN - Giáng sinh và Tết dương lịch 2019 là dịp để du khách tận hưởng những ngày nghỉ ngơi, trải nghiệm, khám phá những điểm đến bên bạn bè và gia đình.