10 điểm nhấn kinh tế Việt Nam năm 2013

VOV.VN-VOV online điểm lại 10 sự kiện kinh tế quan trọng và nổi bật nhất Việt Nam trong năm 2013.

Năm 2013, trong bối cảnh trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức, Chính phủ đã có nhiều giải pháp và chỉ đạo quyết liệt các cấp, ngành, địa phương nỗ lực thực hiện nhằm ổn định và phát triển kinh tế. VOV online điểm lại 10 sự kiện kinh tế quan trọng và nổi bật nhất Việt Nam trong năm 2013.

1.     Chỉ số vĩ mô phát tín hiệu phục hồi nền kinh tế

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), kinh tế Việt Nam năm 2013 có nhiều điểm sáng với những con số đạt và vượt chỉ tiêu được Quốc hội thông qua đầu năm. Trong đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tăng 5,42% so với năm 2012. Mức tăng này tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi.

GDP năm 2013 ước tăng 5,42% so với năm 2012

 
Con số đáng chú ý nữa là chỉ số lạm phát thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, đạt 6,04% và thấp hơn mức kế hoạch 8% thông qua hồi đầu năm.

Dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục là một điểm nhấn quan trọng, với mức đăng ký năm 2013 ước đạt 21,6 tỷ USD (tăng 54,5% so với cùng kỳ năm 2012), vốn giải ngân 11,5 tỷ USD. Con số này cao nhất 4 năm qua và vượt xa so với con số chỉ tiêu đề ra là 13 - 15 tỷ USD. Như vậy, vốn FDI vào Việt Nam đã chính thức vượt mốc 20 tỷ USD. Điểm đáng chú ý là cơ cấu đầu tư vốn FDI năm nay tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm 76,9% tổng vốn đăng ký. Các con số này trở nên đặc biệt ấn tượng trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế thế giới.

Xuất nhập khẩu năm 2013 trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa phục hồi và sản xuất trong nước còn gặp nhiều khó khăn. Song, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm sáng với tổng kim ngạch đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Ở chiều nhập khẩu cũng đạt 131,3 tỷ USD. Do đó, năm 2013, Việt Nam xuất siêu 863 triệu USD, bằng 0,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, lạc quan hơn nhiều so với kế hoạch tỷ lệ nhập siêu 8%.

Một trong những chỉ số quan trọng khác là tăng trưởng tín dụng năm 2013 ước tăng 8,83%, tuy thấp hơn kế hoạch là 12% nhưng dự kiến vẫn cao hơn mức tăng của năm năm 2012. Đồng thời, thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống; tỷ giá ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao.

2.     Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế

Ngày 19/2/2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020". Đề án này tập trung giải quyết một số vấn đề trọng tâm như: Tái cơ cấu đầu tư công; tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng.

Đề án nhằm thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Mục tiêu của Đề án nhằm thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp để đến năm 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Báo cáo tại kỳ họp Quốc hội tháng 11/2013, Chính phủ cho biết, các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều thể hiện quyết tâm, kịp thời triển khai các giải pháp tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Nhiều sáng kiến cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư có chất lượng và mô hình tổ chức sản xuất mới đã xuất hiện. Việc tái cơ cấu ba lĩnh trọng tâm cũng đã đạt được kết quả bước đầu, hỗ trợ thiết thực cho ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng hợp lý.

3.     Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

Tại kỳ họp Quốc hội hồi tháng 11/2013, Luật Đất đai (sửa đổi) đã chính thức được thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014. Luật Đất đai sửa đổi lần này đã tạo nên một tiền lệ chưa từng có khi phải trải qua tới 3 kỳ họp mới có thể thông qua (các dự thảo khác chỉ kéo dài 2 kỳ họp).

Sáng 29/11/2013, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đất đai sửa đổi

Đáng chú ý nữa, Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 gắn liền với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 liên quan đến sở hữu đất đai, thu hồi đất, giá đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, thành lập cơ quan định giá đất và tính đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất... và các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường đã được tăng cường.

Luật Đất đai mới thông qua cũng đã hoàn thiện các quy định nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình lập, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhằm công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng đất, góp phần phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và làm giảm các khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai; đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.

4.     Thu, chi ngân sách khó khăn và nâng trần bội chi

Tổng cục Thống kê cho biết, thu ngân sách Nhà nước năm 2013 ước tính đạt 790,8 nghìn tỷ đồng, bằng 96,9% dự toán năm. Còn tổng chi ngân sách ước 986,2 nghìn tỷ đồng, bằng 100,8% dự toán năm. Tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước năm nay ở mức 5,3% GDP, vượt mức 4,8% đã dự toán.

Ngày 12/11/2013, Quốc hội thông qua đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu thu – chi, nâng trần bội chi lên 5,3% GDP (thay vì 4,8% ban đầu)

Nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn, sản phẩm tồn kho tiêu thụ chậm dẫn đến thua lỗ. Tuy nhiên không thể không tính đến tình trạng nợ đọng thuế, trốn thuế làm hụt thu và một số khoản chi chưa hợp lý gây lãng phí.

Sau nhiều năm vượt thu, đây là năm đầu tiên số thu ngân sách nhà nước cả năm ước tính không đạt dự toán thu cân đối ngân sách, ảnh hưởng lớn tới việc điều hành ngân sách và cân đối, bố trí vốn để thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước. Quốc hội đã phải thông qua đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu thu – chi, nâng trần bội chi lên 5,3% GDP (thay vì 4,8% ban đầu). Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, cơ cấu lại thu, chi ngân sách, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Bội chi ngân sách chủ yếu được sử dụng cho đầu tư phát triển và dành một phần để trả nợ.

5.     Đàm phán TPP... lỗi hẹn

Từ 7-10/12/2013, tại Singapore đã diễn ra vòng đàm phán thứ 20 về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự tham dự của đại diện 12 nước thành viên: Úc, Brunei, Chile, Canada, Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam.

Nếu TPP được ký kết sẽ có trên 90% dòng thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa 12 nước được hạ xuống bằng 0%

Nếu kết thúc đàm phán và ký kết hiệp định này thành công sẽ có trên 90% dòng thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa 12 nước này được hạ xuống bằng 0%. Theo kế hoạch, đàm phán phải kết thúc sau vòng 19 tại Brunei vào tháng 8/2013.  Tuy nhiên, chốt năm 2013, đàm phán này lại... lỗi hẹn. Bởi sau hơn 3 năm đàm phán (từ tháng 3/2010), TPP đã trải qua 20 vòng đàm phán nhưng lần lượt các thời hạn đặt ra là kết thúc đàm phán vào cuối năm 2011 hay 2012 và cả 2013 đều không thể đạt.

Nguyên nhân dẫn đến thất bại được cho là do không thỏa thuận được các vấn đề phức tạp như sở hữu trí tuệ và doanh nghiệp nhà nước; đàm phán hàng hóa không đạt nhiều tiến triển như mong đợi. Dự kiến, các bên sẽ tiếp tục đàm phán trong tháng 1/2014.

Nếu được thành lập, TPP sẽ trở thành một trong những khu vực thương mại lớn nhất thế giới với hơn 792 triệu người, đóng góp gần 40% GDP của thế giới và khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu. TPP khi được mở rộng theo từng giai đoạn sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu rộng hơn, hướng tới việc thành lập Khu vực Thương mại Tự do (FTA) châu Á-Thái Bình Dương.

6.     Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng: Ngắc ngứ giải ngân

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 về gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội. Gói tín dụng được kỳ vọng là một trong những giải pháp cơ bản tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Đến giữa tháng 12/2013, gói ưu đãi 30.000 tỷ đồng giải ngân chưa bằng 2% tổng nguồn vốn dự kiến

Gói hỗ trợ này chính thức được triển khai từ 1/6/2013, với lãi suất cho vay áp dụng tối đa là 6%/năm, thời hạn cho vay tối đa là 10 năm đối với khách hàng là cá nhân và 5 năm đối với khách hàng là doanh nghiệp. Việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở trong gói 30.000 tỷ đồng sẽ kết thúc khi NHNN giải ngân hết số tiền tái cấp vốn, nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày 1/6/2013. Tuy nhiên, đến giữa tháng 12/2013, theo số liệu của Bộ Xây dựng, gói ưu đãi 30.000 tỷ đồng giải ngân chưa bằng 2% tổng nguồn vốn dự kiến.

7.     Khai tử tập đoàn Vinashin

Cuối tháng 10/2013, Bộ Giao thông Vận tải ra Quyết định thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy. Đây là doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Quyết định này đã chấm dứt 7 năm thử nghiệm mô hình tập đoàn của Vinashin.
Mô hình tập đoàn của Vinashin đã chấm dứt sau 7 năm thử nghiệm

Tập đoàn Vinashin được thành lập năm 2006 với kỳ vọng sẽ lớn mạnh và xứng là cánh chim đầu đàn của ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam. Tuy nhiên, Vinashin đã có thời gian dài làm ăn thua lỗ, nợ nần nhiều. Ngày 13/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin.

Theo Thanh tra Chính phủ, đến cuối năm 2009, Vinashin để thất thoát tới gần 5.000 tỷ đồng vốn Nhà nước. Hoạt động đầu tư quá dàn trải với nhiều sai lầm đã đẩy Vinashin vào cảnh nợ nần chồng chất, bị kiện cả tại các tòa án quốc tế. Khối nợ tương đương 80% tổng tải sản đã đẩy bản thân doanh nghiệp này cũng như nhiều ngân hàng, đơn vị khác vào chân tường, thậm chí sụp đổ. Gần chục lãnh đạo Vinashin gây ra hậu quả đã phải trả giá trước pháp luật và bồi thường hàng trăm tỷ đồng...

8.     Việt Nam tăng 5 bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu

Báo cáo Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu 2013-2014 (Global Competitiveness Index - GCI) công bố hồi tháng 9/2013, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), cho thấy Việt Nam xếp ở vị trí thứ 70, thăng 5 hạng so với năm ngoái. Đây là bản báo cáo xếp hạng về năng lực cạnh tranh của 148 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Việt Nam vẫn bị đánh giá là có năng lực cạnh tranh kém hơn so với nhiều quốc gia cùng khu vực

Kết quả này là do môi trường kinh tế vĩ mô tốt hơn (hạng 87, tăng 19 bậc), chất lượng hạ tầng giao thông đã được cải thiện, dù vẫn còn ở mức rất thấp. Việt Nam cũng có những tiến bộ đối với tiêu chí về mức độ hiệu quả của thị trường hàng hoá (tăng 14 bậc). Kết quả xếp hạng được WEF đưa ra trên cơ sở đánh giá theo bộ chỉ tiêu gồm 12 tiêu chí, trong đó có thể chế pháp luật, cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục, quy mô thị trường và môi trường kinh tế vĩ mô.

Tuy thăng 5 hạng, nhưng Việt Nam vẫn bị đánh giá là có năng lực cạnh tranh kém hơn so với nhiều quốc gia trong cùng khu vực Đông Nam Á được xếp hạng.

9.     Đấu thầu vàng và thị trường vàng dần đi vào nề nếp

Năm 2013, lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước thực hiện đấu thầu vàng miếng. Tính từ phiên đấu thầu đầu tiên ngày 28/3-20/12/2013, NHNN đã tổ chức đấu thầu 75 phiên với tổng khối lượng trúng thầu là 1.799.900 lượng trên tổng số 1.912.000 lượng chào thầu. Dự kiến phiên đấu thầu cuối cùng của năm 2013 diễn ra vào ngày 31/12/2013, với khối lượng chào bán là 20.000 lượng.

Lợi nhuận thu được từ đấu thầu vàng đã hỗ trợ cho ngân sách nhà nước phục vụ cho chi tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Đánh giá về thị trường vàng sau khi triển khai khuôn khổ pháp lý mới về quản lý thị trường vàng, NHNN cho rằng, thị trường vàng đã dần ổn định, quyền sở hữu, tích trữ, mua, bán vàng miếng hợp pháp của người dân được bảo vệ; thị trường vàng miếng đã được sắp xếp lại một cách cơ bản; sự mất cân đối về cung cầu vàng miếng trong nước đã được thu hẹp đáng kể, từ đó đã ngăn chặn được ảnh hưởng của biến động giá vàng đến tỷ giá, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Vai trò quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng đã được nâng cao, từng bước đẩy lùi tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế; trật tự kỷ cương trên thị trường đã được xác lập; tình trạng đầu cơ, nhập lậu vàng đã được kiểm soát; vàng miếng không được sử dụng làm phương tiện thanh toán, tạo tiền đề tiến tới huy động nguồn lực vàng trong dân phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Đặc biệt, lượng tiền thu về từ hoạt động đấu thầu vàng được cân đối với các công cụ chính sách tiền tệ để mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước và điều hòa lượng tiền cung ứng theo mục tiêu đề ra. Lợi nhuận thu được từ đấu thầu vàng đã hỗ trợ cho ngân sách nhà nước phục vụ cho chi tiêu phát triển kinh tế xã hội.

10. Thị trường chứng khoán phục hồi

Năm 2013 của thị trường chứng khoán đã khép lại với có một năm phục hồi và tăng trưởng khá mạnh. Theo Uỷ ban Chứng khóan Nhà nước, các chỉ số giá chứng khoán đều tăng so với cuối năm 2012. Tính đến ngày 24/12/2013, Vn-Index tăng 22,2% trong khi HNX-Index là 19,32%. Dòng vốn nước ngoài luân chuyển tăng 54%.

Tính đến ngày 24/12/2013, Vn-Index tăng 22,2% trong khi HNX-Index là 19,32%.

Kết quả của năm 2013 đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh nhất thế giới. Các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, khắc phục khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp… là yếu tố quyết định khiến thị trường tăng trưởng mạnh. Sự phục hồi của thị trường chứng khoán, vốn được coi là "hàn thử biểu" của nền kinh tế sẽ tạo niềm tin tích cực cho các nhà đầu tư trong năm 2014./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội nghị Bộ trưởng TPP bế mạc mà không đạt được thỏa thuận
Hội nghị Bộ trưởng TPP bế mạc mà không đạt được thỏa thuận

VOV.VN -Các bên khẳng định đang "tiến rất gần" đến một thỏa thuận mang tính cột mốc về thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương.

Hội nghị Bộ trưởng TPP bế mạc mà không đạt được thỏa thuận

Hội nghị Bộ trưởng TPP bế mạc mà không đạt được thỏa thuận

VOV.VN -Các bên khẳng định đang "tiến rất gần" đến một thỏa thuận mang tính cột mốc về thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương.

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ lập kỷ lục kép năm 2013
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ lập kỷ lục kép năm 2013

VOV.VN-Ước năm 2013, mức xuất siêu của Việt Nam sang thị trường này sẽ đạt kỷ lục 20 tỷUSD, xuất khẩu cũng kỷ lục khoảng 25 tỷ USD.

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ lập kỷ lục kép năm 2013

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ lập kỷ lục kép năm 2013

VOV.VN-Ước năm 2013, mức xuất siêu của Việt Nam sang thị trường này sẽ đạt kỷ lục 20 tỷUSD, xuất khẩu cũng kỷ lục khoảng 25 tỷ USD.

Cần sự bứt phá về chất cho xuất khẩu
Cần sự bứt phá về chất cho xuất khẩu

VOV.VN-Năm 2013, xuất khẩu đạt kết quả tăng trưởng vượt kỳ vọng, nhưng giá trị gia tăng thực mang lại cho nền kinh tế chưa cao.

Cần sự bứt phá về chất cho xuất khẩu

Cần sự bứt phá về chất cho xuất khẩu

VOV.VN-Năm 2013, xuất khẩu đạt kết quả tăng trưởng vượt kỳ vọng, nhưng giá trị gia tăng thực mang lại cho nền kinh tế chưa cao.

Xuất khẩu 11,6 triệu tấn than năm 2013
Xuất khẩu 11,6 triệu tấn than năm 2013

VOV.VN-Mức xuất khẩu này bằng 80,4% so với năm 2012.

Xuất khẩu 11,6 triệu tấn than năm 2013

Xuất khẩu 11,6 triệu tấn than năm 2013

VOV.VN-Mức xuất khẩu này bằng 80,4% so với năm 2012.

Tham nhũng ở Vinalines, Vinashin do người quản trị tha hóa
Tham nhũng ở Vinalines, Vinashin do người quản trị tha hóa

VOV.VN - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Trần Đức Lượng đã khẳng định như vậy trong cuộc trả lời báo chí sáng 30/10.

Tham nhũng ở Vinalines, Vinashin do người quản trị tha hóa

Tham nhũng ở Vinalines, Vinashin do người quản trị tha hóa

VOV.VN - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Trần Đức Lượng đã khẳng định như vậy trong cuộc trả lời báo chí sáng 30/10.

Năm 2013 vốn FDI đăng ký sẽ vượt mức 20 tỉ USD
Năm 2013 vốn FDI đăng ký sẽ vượt mức 20 tỉ USD

Hầu hết vốn FDI đều đổ vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, các lĩnh vực phi sản xuất như bất động sản chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Năm 2013 vốn FDI đăng ký sẽ vượt mức 20 tỉ USD

Năm 2013 vốn FDI đăng ký sẽ vượt mức 20 tỉ USD

Hầu hết vốn FDI đều đổ vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, các lĩnh vực phi sản xuất như bất động sản chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Tăng “được”, giảm “mất” trong hội nhập TPP
Tăng “được”, giảm “mất” trong hội nhập TPP

VOV.VN - TPP là cuộc chơi quan trọng để khai thác được những lợi thế nhưng cũng còn quá nhiều thách thức ở phía trước.

Tăng “được”, giảm “mất” trong hội nhập TPP

Tăng “được”, giảm “mất” trong hội nhập TPP

VOV.VN - TPP là cuộc chơi quan trọng để khai thác được những lợi thế nhưng cũng còn quá nhiều thách thức ở phía trước.

Đầu thầu 20.000 lượng vàng trong phiên cuối cùng của năm
Đầu thầu 20.000 lượng vàng trong phiên cuối cùng của năm

VOV.VN - Ngày 31/12 tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng thứ 76 với khối lượng chào bán là 20.000 lượng.

Đầu thầu 20.000 lượng vàng trong phiên cuối cùng của năm

Đầu thầu 20.000 lượng vàng trong phiên cuối cùng của năm

VOV.VN - Ngày 31/12 tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng thứ 76 với khối lượng chào bán là 20.000 lượng.

SBIC chính thức ra mắt, chấm dứt Vinashin từ 1/1/2014
SBIC chính thức ra mắt, chấm dứt Vinashin từ 1/1/2014

Chiều 30/12, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) đã chính thức ra mắt

SBIC chính thức ra mắt, chấm dứt Vinashin từ 1/1/2014

SBIC chính thức ra mắt, chấm dứt Vinashin từ 1/1/2014

Chiều 30/12, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) đã chính thức ra mắt

Vào TPP, nhiều sếp doanh nghiệp nhà nước sẽ phải từ chức?
Vào TPP, nhiều sếp doanh nghiệp nhà nước sẽ phải từ chức?

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, yêu cầu minh bạch tuyệt đối của TPP sẽ khiến lãnh đạo khu vực doanh nghiệp này hết cơ hội lập lờ lỗ lãi.

Vào TPP, nhiều sếp doanh nghiệp nhà nước sẽ phải từ chức?

Vào TPP, nhiều sếp doanh nghiệp nhà nước sẽ phải từ chức?

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, yêu cầu minh bạch tuyệt đối của TPP sẽ khiến lãnh đạo khu vực doanh nghiệp này hết cơ hội lập lờ lỗ lãi.

Giá trị xuất khẩu nông sản cả năm đạt 27,469 tỷ USD
Giá trị xuất khẩu nông sản cả năm đạt 27,469 tỷ USD

VOV.VN-Kết quả này tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Giá trị xuất khẩu nông sản cả năm đạt 27,469 tỷ USD

Giá trị xuất khẩu nông sản cả năm đạt 27,469 tỷ USD

VOV.VN-Kết quả này tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Vinashin chính thức ngừng hoạt động
Vinashin chính thức ngừng hoạt động

VOV.VN - SBIC là Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ 9.520 tỷ đồng sẽ thay thế Tập đoàn này

Vinashin chính thức ngừng hoạt động

Vinashin chính thức ngừng hoạt động

VOV.VN - SBIC là Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ 9.520 tỷ đồng sẽ thay thế Tập đoàn này

Bất động sản vẫn có sức hút vốn FDI
Bất động sản vẫn có sức hút vốn FDI

VOV.VN-Vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm vào BĐS tính đến 20/11 là 884,01 triệu USD. 

Bất động sản vẫn có sức hút vốn FDI

Bất động sản vẫn có sức hút vốn FDI

VOV.VN-Vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm vào BĐS tính đến 20/11 là 884,01 triệu USD. 

Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp khi tham gia TPP
Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp khi tham gia TPP

VOV.VN - Doanh nghiệp trong nước nếu không có chiến lược rõ ràng sẽ không tận dụng được lợi thế mà còn có nguy cơ thất bại.

Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp khi tham gia TPP

Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp khi tham gia TPP

VOV.VN - Doanh nghiệp trong nước nếu không có chiến lược rõ ràng sẽ không tận dụng được lợi thế mà còn có nguy cơ thất bại.

Tính đến 15/12, thu hút FDI đạt 21,6 tỷ USD
Tính đến 15/12, thu hút FDI đạt 21,6 tỷ USD

VOV.VN - Tăng trưởng tốt là tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư vẫn tích cực triển khai các dự án của mình tại Việt Nam.

Tính đến 15/12, thu hút FDI đạt 21,6 tỷ USD

Tính đến 15/12, thu hút FDI đạt 21,6 tỷ USD

VOV.VN - Tăng trưởng tốt là tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư vẫn tích cực triển khai các dự án của mình tại Việt Nam.

Đường vòng của nông sản
Đường vòng của nông sản

VOV.VN - Nông sản được mùa rớt giá, và ngay cả mất mùa cũng rớt giá, thị trường ngao miền Bắc: từ 17.000 - 18.000 đồng/kg.

Đường vòng của nông sản

Đường vòng của nông sản

VOV.VN - Nông sản được mùa rớt giá, và ngay cả mất mùa cũng rớt giá, thị trường ngao miền Bắc: từ 17.000 - 18.000 đồng/kg.