3 thập niên vì dòng điện, dân vẫn khổ, huyện vẫn khó

VOV.VN-Sau hơn 30 năm di chuyển khỏi Hồ thủy điện Hòa Bình, hàng nghìn hộ dân ở huyện Phù Yên, Sơn La vẫn đang khó khăn.

Mặc dù đã có nhiều dự án, chương trình đầu tư, song sau hơn 30 năm di chuyển khỏi Hồ thủy điện Hòa Bình, hàng nghìn hộ dân ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vẫn đang khó khăn. Một số bản chưa có điện lưới Quốc gia. Nhiều nơi thiếu đất sản xuất, hạ tầng cơ sở không bảo đảm, người dân và chính quyền địa phương mấy chục năm vì dòng điện lâm vào cảnh  thiếu trước hụt sau, cuộc sống khó khăn  đủ đường.

Không có điện lưới, thiếu đất sản xuất

Bản Bông Sồi, xã Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La là một trong 2 bản tái định cư của địa phương chưa có điện lưới Quốc gia. Trưởng bản Sa Văn Hiếu cho hay, từ năm 1991, di chuyển tránh ngập hồ thủy điện Hòa Bình về đây mới có 17 hộ. Sau này các gia đình tách hộ và huyện bố trí sắp xếp thêm dân cư ở nơi khác về,  giờ bản có 53 hộ, trong đó gần 20 hộ nghèo. Hiện thời bản không điện, không lớp học cắm bản, nhà văn hóa cũng không, sản xuất nông nghiệp chủ yếu đất nương.

Về khó khăn của bà con ở đây, Trưởng bản Sa Văn Hiếu cho biết: “Khó khăn nhất của bản hiện nay là không có điện lưới quốc gia và thiếu đất sản xuất. Được huyện giao cho 74,1 ha đất sản xuất nên còn thiếu thốn rất nhiều. Đợt vừa rồi có kiến nghị lên xin thêm đất sản xuất trên chưa thấy giải quyết. Điện lưới quốc gia thì bảo quý I năm 2014 có, nhưng giờ cũng chưa thấy”.

Về xã Mường Do, huyện Phù Yên điều dễ nhận thấy là  không riêng bản Bông Sồi mà tất cả 8 bản tái định cư, trong tổng số 17 bản của xã  đều khó khăn. Bà con tái định cư  trước đây ở các xã Tường Hạ, Tường Phong vùng lòng hồ thủy điện Hòa bình di chuyển về trước đã 35 năm, sau cũng trên 20 năm, nhưng vẫn chưa thực sự ổn định. Bình quân các bản tái định cư còn tới trên 30% số hộ nghèo.

Theo ông Hà Ngọc Dương, Chủ tịch UBND xã Mường Do, bà con tái định cư còn khổ là do thiếu đất sản xuất, hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ. Các chương trình, dự án trước đây đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu thực tại. Đề án 1460 về ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà thuộc vùng hồ thủy điện Hòa Bình thực hiện 2 năm nay hỗ trợ bà con sản xuất, nhưng chủ yếu cho gia đình  nghèo mỗi hộ một con bò,  chưa giải quyết được.

Ông Dương đề nghị: “Chúng tôi mong muốn vẫn tiếp tục đầu tư hỗ trợ sản xuất, nhưng cần nghiên cứu về mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế. Và, nên đầu tư tiếp các hạ tầng cơ sở như kênh mương nội đồng giúp bà con thâm sản xuất đạt hiệu quả cao…”

Đề án 1460 còn nhiều bất cập

Huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La có 27 xã, thị trấn thì 24 xã có dân tái định cư thủy điện Hòa Bình. Thời ấy, bà con di dân được hỗ trợ tiền chuyển nhà, mỗi hộ chỉ được vài triệu đồng. Với những gia đình chuyển trước đổi tiền năm 1985, sau này chỉ còn vài trăm nghìn. Không ít hộ tái định cư rơi vào tình trạng nếu không thiếu đất sản xuất, thì có đất nương cũng đã bạc màu, canh tác kém năng suất. Như ở xã Tường Hạ, diện tích đất ruộng của bà con còn rất khiêm tốn. Xã có gần 700 hộ, nhưng chỉ có 20 ha đất ruộng, trên 100 ha đất nương dốc thẳng đứng. Xem ra bài toán giảm nghèo vươn lên của địa phương vẫn không có lời giải.

Ông Hà Ngọc Lưu, Phó ban thường trực, Ban quản lý Đề án 1460 huyện Phù Yên cho biết, để tiếp tục ổn định dân tái định cư Thủy điện Hòa Bình, năm ngoái đề án hỗ trợ sản xuất cho gần 550 hộ. Mỗi gia đình một con bò trị giá trên 11 triệu đồng và gần 3 tỷ đồng cho đầu tư hạ tầng cơ sở, nếu so với nhu cầu thực tế thì như muối bỏ bể. Đã thế việc phân bổ vốn đầu tư lại rất chậm, thường vào dịp cuối năm.

Ông Lưu đề xuất: “Nguồn vốn phải giao đầu năm để triển khai một cách có hiệu quả hơn. Ví dụ, nguồn vốn hỗ trợ sản xuất đưa vào dịp cuối năm là không phù hợp. Trồng rừng cũng phải giao đầu năm mới triển khai đúng thời vụ”.

Còn ông Hoàng Quốc Khánh, Bí thư huyện ủy Phù Yên trăn trở rằng, Đề án 1460 triển khai thực tế ở địa phương thấy còn nhiều bất cập, khó thực hiện. Cụ thể Phù Yên có 1.500 hộ tái định cư thủy điện Hòa Bình hiện còn khó khăn, mới có 1/3 số hộ được hỗ trợ sản xuất, vì chỉ hộ nghèo mới được, hộ cận nghèo lại không. Huyện còn 8 xã vùng di dân chưa được đầu tư trụ sở làm việc kiên cố. Thế nhưng, trong Đề án xây dựng dự toán đầu tư trụ sở làm việc của một xã lại rất thấp, với giá cả như hiện nay không thể triển khai được.

Ông Khánh giải thích: “Việc xây dựng trụ sở mới theo như suất đầu tư mới, phải 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, định mức đã phê duyệt chỉ 2 tỷ đồng. Một số công trình như đường giao thông theo như đề án không đúng qui mô. Có những con đường dài 8 km, nhưng khi lập dự án chỉ có 3 km thôi”.

Nhiều người quan tâm đến di dân thủy điện mong muốn, tỉnh Sơn La sớm phối hợp với các bộ, ngành trung ương rà soát bổ sung Đề án 1460 đã xây dựng từ  năm 2008, triển khai năm 2012 trình Chính phủ phê duyệt cho phù hợp với thực tế, để bà con tái định cư có thể ổn định lâu dài. Đây cũng là bài học cho việc triển khai đầu tư ổn định dân cư hậu thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu trên cùng một dòng sông năng lượng, bảo đảm cho bà con có cuộc sống ổn định, phát triển bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Di dân mùa bão lũ là giải pháp tình thế
Di dân mùa bão lũ là giải pháp tình thế

Chiều 23/11, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về các nhóm vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân.  

Di dân mùa bão lũ là giải pháp tình thế

Di dân mùa bão lũ là giải pháp tình thế

Chiều 23/11, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về các nhóm vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân.  

Bắt đầu di dân khẩn cấp khỏi vùng lòng hồ ĐakĐrinh
Bắt đầu di dân khẩn cấp khỏi vùng lòng hồ ĐakĐrinh

(VOV) -Sau 3 ngày triển khai, công tác di dời ở xã Đắc Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã bước vào giai đoạn nước rút.

Bắt đầu di dân khẩn cấp khỏi vùng lòng hồ ĐakĐrinh

Bắt đầu di dân khẩn cấp khỏi vùng lòng hồ ĐakĐrinh

(VOV) -Sau 3 ngày triển khai, công tác di dời ở xã Đắc Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã bước vào giai đoạn nước rút.

Động đất gần Sông Tranh 2: Cần lên phương án di dân
Động đất gần Sông Tranh 2: Cần lên phương án di dân

(VOV) -"Con đập có thể an toàn trong thời điểm xảy ra động đất, trong tương lai có thể vẫn an toàn. Song người dân thì không an toàn".

Động đất gần Sông Tranh 2: Cần lên phương án di dân

Động đất gần Sông Tranh 2: Cần lên phương án di dân

(VOV) -"Con đập có thể an toàn trong thời điểm xảy ra động đất, trong tương lai có thể vẫn an toàn. Song người dân thì không an toàn".

Chuẩn bị di dân tái định cư thuỷ điện Lai Châu
Chuẩn bị di dân tái định cư thuỷ điện Lai Châu

(VOV) -Theo kế hoạch, quý 1/2013 tỉnh Lai Châu sẽ tổ chức di dân tái định cư thủy điện Lai Châu. 

Chuẩn bị di dân tái định cư thuỷ điện Lai Châu

Chuẩn bị di dân tái định cư thuỷ điện Lai Châu

(VOV) -Theo kế hoạch, quý 1/2013 tỉnh Lai Châu sẽ tổ chức di dân tái định cư thủy điện Lai Châu. 

Kon Tum họp báo về di dân khẩn cấp thủy điện Đắk Đrinh
Kon Tum họp báo về di dân khẩn cấp thủy điện Đắk Đrinh

(VOV) -Chủ đầu tư khẳng định sẽ ổn định cuộc sống cho các hộ dân và thực hiện hỗ trợ ở mức tối đa theo quy định.

Kon Tum họp báo về di dân khẩn cấp thủy điện Đắk Đrinh

Kon Tum họp báo về di dân khẩn cấp thủy điện Đắk Đrinh

(VOV) -Chủ đầu tư khẳng định sẽ ổn định cuộc sống cho các hộ dân và thực hiện hỗ trợ ở mức tối đa theo quy định.

Thủy điện Hòa Bình phải giữ nước hồ ở mức cao nhất
Thủy điện Hòa Bình phải giữ nước hồ ở mức cao nhất

EVN dự báo trong tháng 8, sản lượng trung bình ngày của cả nước ở mức 250 triệu kWh và công suất cao nhất đạt khoảng 13.800-14.100MW.

Thủy điện Hòa Bình phải giữ nước hồ ở mức cao nhất

Thủy điện Hòa Bình phải giữ nước hồ ở mức cao nhất

EVN dự báo trong tháng 8, sản lượng trung bình ngày của cả nước ở mức 250 triệu kWh và công suất cao nhất đạt khoảng 13.800-14.100MW.

Động đất ở Bắc Trà My - di dân, nên hay không?
Động đất ở Bắc Trà My - di dân, nên hay không?

(VOV) - Nhiều chuyên gia khuyến cáo nên sơ tán dân vùng chấn động cực đại.

Động đất ở Bắc Trà My - di dân, nên hay không?

Động đất ở Bắc Trà My - di dân, nên hay không?

(VOV) - Nhiều chuyên gia khuyến cáo nên sơ tán dân vùng chấn động cực đại.

Năm 2013 Lai Châu di dân tái định cư thuỷ điện
Năm 2013 Lai Châu di dân tái định cư thuỷ điện

Công tác di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu được bố trí chủ yếu tại huyện Mường Tè với 8 khu, 35 điểm tái định cư.

Năm 2013 Lai Châu di dân tái định cư thuỷ điện

Năm 2013 Lai Châu di dân tái định cư thuỷ điện

Công tác di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu được bố trí chủ yếu tại huyện Mường Tè với 8 khu, 35 điểm tái định cư.