Bánh chưng có mã vạch

Bánh chưng được luộc bằng nồi điện, ép chân không, có mã vạch... được làm tại thôn Tranh Khúc, xã Duyên Hà, H.Thanh Trì, Hà Nội.


Từ nồi điện...

Gần đây, nồi điện, nồi hơi dành cho luộc bánh chưng được sử dụng ở 100% các hộ gia đình đang gói bánh tại Tranh Khúc (khoảng 200 hộ gia đình), thay thế cho phương pháp luộc bằng củi, than.

Nồi được thiết kế tiện dụng, an toàn, dưới đáy nồi là hệ thống lò xo, phía trên có giá xếp, một nồi có thể xếp trên 300 bánh.

Bánh chưng ép chân không có thể để được 30 ngày nếu bảo quản đúng nhiệt độ từ 0 độ tới 10 độ C

Khi có sự cố rò rỉ điện, cầu chì sẽ ngắt điện. Nước sôi đều tới cả đáy nồi, do vậy, không cần phải lót cuộng lá, bánh cũng không lo bị cháy, khê. Với hệ thống nồi điện, 10 - 12 tiếng đồng hồ, người làm có thể vớt bánh, đảm bảo lá xanh, bánh chín. Mỗi gia đình cũng có luôn từ 1 - 2 máy phát điện, đảm bảo bánh vẫn ra lò khi mất điện.

Để hiện đại hơn, nâng công suất một lần luộc bánh có thể tới 2000 chiếc một lúc, nhiều gia đình tại Tranh Khúc đã chuyển sang hệ thống nồi hơi với các đồng hồ đo áp suất chuyên nghiệp.

... đến bánh chưng ép chân không

Đang thoăn thoắt gói bánh, anh Nguyễn Duy Thành, chủ cơ sở sản xuất bánh chưng xanh Thành Trung vừa cầm điện thoại di động, trả lời dõng dạc: “500 bánh hả, có ngay trong sáng mai, tôi sẽ giao đúng hẹn”. Đó là cách anh Thành giao dịch với khách hàng 5 năm nay.

Mọi việc đặt bánh, gọi lá, gạo, sợi dang đều được mọi gia đình tại Tranh Khúc tiến hành qua điện thoại di động.

Anh Thành có 5 cửa hàng đặt sản phẩm tại Hà Nội. Dịp Tết này, anh thuê 6 sinh viên về cùng gói bánh với các thành viên trong gia đình, trả công 150.000 đến 200.000 đồng một ngày, bao ăn, nghỉ tại nhà.

Bánh chưng làm xong được ép chân không, gắn lô gô, ghi mã vạch, chuyển đến tận cửa các siêu thị bán thực phẩm sạch.

Làng Tranh Khúc đang rộn ràng chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2013. Khắp đường làng ngõ xóm đâu đâu cũng thấy mùi gạo nếp, đậu xanh, lá dong./.

Box: Theo ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên trưởng thôn Tranh Khúc, bánh chưng xanh đang được làm theo phương pháp hiện đại, nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống cho món ăn của dân tộc. Đây chính là cách làng Tranh Khúc tự đổi mới, để mang bánh chưng Tranh Khúc đến với đông đảo người dân mọi miền đất nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trở về đón Tết sum vầy trong lòng dân tộc
Trở về đón Tết sum vầy trong lòng dân tộc

(VOV)- Mỗi người một quê, trên cùng một chuyến bay họ trở nên gần gũi như con một nhà cùng trở về đón một cái Tết xum vầy trong lòng dân tộc

Trở về đón Tết sum vầy trong lòng dân tộc

Trở về đón Tết sum vầy trong lòng dân tộc

(VOV)- Mỗi người một quê, trên cùng một chuyến bay họ trở nên gần gũi như con một nhà cùng trở về đón một cái Tết xum vầy trong lòng dân tộc

“Không niềm vui nào bằng được đón Tết tại Việt Nam”
“Không niềm vui nào bằng được đón Tết tại Việt Nam”

(VOV) - Đó là tâm sự chung của những Việt kiều khi được đón Tết cùng gia đình ở quê hương.

“Không niềm vui nào bằng được đón Tết tại Việt Nam”

“Không niềm vui nào bằng được đón Tết tại Việt Nam”

(VOV) - Đó là tâm sự chung của những Việt kiều khi được đón Tết cùng gia đình ở quê hương.

Sức mua hàng Tết tại Đà Nẵng rất cầm chừng
Sức mua hàng Tết tại Đà Nẵng rất cầm chừng

(VOV) -Hiện hàng hóa bày bán trên địa bàn rất nhiều, nhưng sức mua thì giảm, nhiều tiểu thương không dám nhập thêm hàng.

Sức mua hàng Tết tại Đà Nẵng rất cầm chừng

Sức mua hàng Tết tại Đà Nẵng rất cầm chừng

(VOV) -Hiện hàng hóa bày bán trên địa bàn rất nhiều, nhưng sức mua thì giảm, nhiều tiểu thương không dám nhập thêm hàng.