Bế mạc Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân 2013

(VOV) -Diễn đàn lần này đã thu hút được rất nhiều ý kiến đóng góp phong phú, có chất lượng.

Chiều 6/4, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức đã bế mạc.

Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 đã thu hút gần 100 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự với nhiều bài viết và ý kiến của các chuyên gia, nhằm đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2012 và kiến nghị giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2013.

Tình hình kinh tế năm 2012 và quý I năm nay của nước ta đang có kết quả theo hướng tích cực như: lạm phát từ 18% năm 2011 giảm xuống còn 6,81% trong năm 2012, dẫn đến giảm đáng kể mức lãi suất; chuyển từ nhập siêu 9 tỷ USD năm 2011 sang trạng thái xuất siêu hơn nửa tỷ USD năm 2012.

Tuy nhiên, diện mạo nền kinh tế nước ta chưa được cải thiện nhiều và tiếp tục gặp nhiều thách thức, như: sụt giảm mạnh tỷ trọng đầu tư xã hội so với GDP. Năm 2012, nợ xấu tăng 64% so với năm 2011. Ngân hàng Nhà nước ghi nhận nợ xấu có xu hướng tiếp tục gia tăng thời điểm cuối năm 2012. Cách điều hành chính sách vĩ mô có xu hướng gia tăng bất ổn; điển hình là các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ liên quan đến lãi suất, đến thị trường vàng...

Qua 1 năm thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, các công việc đã làm mới chỉ là giai đoạn đầu, chưa tạo lập một hệ thống động lực mới để phân bố lại nguồn lực trong toàn xã hội từ đó sử dụng có hiệu quả, hợp lý và bền vững hơn. Chưa khuyến khích, tạo thuận lợi và tạo áp lực để các doanh nghiệp, nhà đầu tư dám chấp nhận rủi ro, có tư duy mới, cách làm mới để cơ cấu lại và sử dụng tốt hơn các nguồn lực.

Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược, Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Thế giới, đánh giá: Vấn đề chuyển đổi mô hình, về nợ xấu, đầu tư công... làm sao có hiệu quả đòi hỏi thời gian dài hơn. Nội dung chương trình tái cơ cấu phải bổ sung hoàn thiện hơn. Chứ còn với chương trình hiện nay có thể đạt được một số kết quả nhưng tôi nghĩ là xử lý được các vấn đề kinh tế chắc là khó. Phải đặt các doanh nghiệp Nhà nước trước áp lực thị trường”.

Trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, năm nay, kinh tế Việt Nam cần cân bằng 2 mục tiêu là tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Theo dự báo, có thể năm 2013 là năm thứ 3 liên tiếp GDP của nước ta sẽ tăng trưởng dưới 6%, tác động đến quá trình tái cơ cấu kinh tế cũng như việc thực hiện dự toán ngân sách. Đáng lo ngại là trong quý I năm nay, xuất khẩu nông sản- thủy sản sụt giảm về số lượng và giá cả, trong khi giá đầu vào tăng cao, giá đầu ra vẫn còn đi xuống.

Phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá: Diễn đàn lần này đã thu hút được rất nhiều ý kiến đóng góp phong phú, có chất lượng. Ngay sau diễn đàn, các cơ quan của Quốc hội sẽ tổng hợp ý kiến tại Diễn đàn để hình thành báo cáo thẩm tra trình Quốc hội trong kỳ họp tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Diễn đàn toàn cầu OECD 2013: Việt Nam là một điển hình
Diễn đàn toàn cầu OECD 2013: Việt Nam là một điển hình

(VOV)-Việt Nam được đánh giá cao như một điển hình về hợp tác hiệu quả với OECD, là thành viên tích cực của Trung tâm phát triển của OECD.

Diễn đàn toàn cầu OECD 2013: Việt Nam là một điển hình

Diễn đàn toàn cầu OECD 2013: Việt Nam là một điển hình

(VOV)-Việt Nam được đánh giá cao như một điển hình về hợp tác hiệu quả với OECD, là thành viên tích cực của Trung tâm phát triển của OECD.

Không cứu thì còn sống đâu để ngày mai hưởng
Không cứu thì còn sống đâu để ngày mai hưởng

(VOV) -Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã nói như vậy khi phản biện ý kiến cho rằng không nên cứu thị trường, DN lúc này.

Không cứu thì còn sống đâu để ngày mai hưởng

Không cứu thì còn sống đâu để ngày mai hưởng

(VOV) -Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã nói như vậy khi phản biện ý kiến cho rằng không nên cứu thị trường, DN lúc này.