Bộ GTVT lại ban hành “giấy phép con” gây khó cho doanh nghiệp

Quy chuẩn chỉ cho phép đóng tàu PPC có sức chở đến 12 người sẽ dẫn đến việc không thể ứng dụng vật liệu PPC trong việc chế tạo tàu khách.

Trong khi các Bộ, ngành đang nỗ lực thực hiện cải cách hành chính, theo tinh thần “Chính phủ kiến tạo và phục vụ”, thì mới đây Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã ban hành một Thông tư bị các doanh nghiệp (DN) đánh giá là cản trở việc áp dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất.

Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên có quy chuẩn đóng tàu PPC

Ngày 20/12/2016, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa đã ký ban hành Thông tư 43/2016/TT-BGTVT “Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa chế tạo bằng vật liệu polypropylene copolymer (PPC)”. Thông tư 43 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/7/2017.

Tàu khách Ferry 56 có sức chở 56 người đã được Cục Đăng kiểm cấp đăng kiểm, hiện đã hoạt động được 720 giờ.
Trao đổi với PV, ông Trần Kỳ Hình - Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết: “Với việc ban hành Thông tư 43, Việt Nam đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đóng tàu thuyền bằng vật liệu công nghệ mới PPC”.

Điều bất thường là mặc dù ghi kỷ lục là “quốc gia đầu tiên” có quy chuẩn kỹ thuật đóng tàu thuyền PPC nhưng Thông tư 43 lại bị chính các DN đóng tàu thuyền bằng công nghệ vật liệu mới PPC phản đối khi chỉ cho phép đóng “tàu có sức chở đến 12 người”.

Hiện Việt Nam có 2 DN chuyên đóng tàu thuyền bằng vật liệu PPC là Công ty CP công nghệ Việt - Séc (KCN Sông Dinh, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) và Công ty CP công nghệ James Boat (cảng Khuyến Lương, Hà Nội).

Sau 6 năm công nghệ vật liệu PPC được đưa vào Việt Nam, 2 DN này đã sản xuất hàng chục tàu tuần tra, ca nô các loại cung cấp cho lực lượng hải quân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển… Các tàu, thuyền này đã và đang được khai thác hiệu quả phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

Ông Nguyễn Kim Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty James Boat cho biết: “Trong quá trình quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Công ty đã hợp tác nghiêm túc với Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ GTVT để tiến hành thử nghiệm vật liệu PPC như thử kéo, thử uốn, thí nghiệm xác định khả năng chịu lửa của kết cấu vách A60; cắt vật liệu PPC từ ca nô đã qua sử dụng để thử nghiệm độ lão hóa của vật liệu…”.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Kim Sơn tỏ ra thất vọng khi “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia” được Bộ GTVT ban hành lại hạn chế số người đến 12 người. Ông Sơn cho biết: “Trước khi Bộ GTVT ban hành Thông tư 43, công ty đã kiến nghị loại bỏ nội dung này. Việc hạn chế số người trên tàu đến 12 người sẽ dẫn đến việc không thể ứng dụng vật liệu PPC trong việc chế tạo tàu khách, du thuyền…"

Thực tế tàu tuần tra cao tốc PPC do Công ty James Boat đóng mới cung cấp cho Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 đã hoạt động tốt 2 năm nay. Tàu có sức chở 16 thuyền viên, chịu được sóng cấp 4, cấp 5, thân vỏ ổn định. Tàu đã giúp thủy thủ đoàn đạt được nhiều thành tích trong việc tuần tra, cứu hộ ven biển”.

Bộ GTVT “đá quả bóng” cho Cục Đăng kiểm Việt Nam

Với việc Thông tư 43 được ban hành, theo các DN việc ứng dụng vật liệu PPC đóng mới tàu thuyền dân sự tiếp tục bị cản trở.

Ông Vũ Văn Đảo, Giám đốc Công ty Việt - Séc khẳng định: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đóng tàu PPC giới hạn kích thước dưới 20 mét và số khách đến 12 người là bất hợp lý. Trong khi những tàu do công ty sản xuất đã được đăng kiểm hiện nay có kích thước dưới 10 mét đã được chở đến 12 người, nên những chiếc tàu lớn hơn cần phải được tăng sức tải nếu kết quả tính toán thiết kế bảo đảm an toàn”.

Trước các kiến nghị của DN về việc Bộ GTVT ban hành thông tư cản trở sản xuất của các DN, ngày 3/2/2017, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCNMT) của Quốc hội đã có Công văn gửi Bộ GTVT khẳng định: “Ủy ban KHCNMT nhận thấy kiến nghị của DN là có cơ sở thực tế; để thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo, hỗ trợ phát triển DN khoa học công nghệ và thúc đẩy ứng dụng vật liệu mới, đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, chỉ đạo xử lý, trả lời DN”.

Tàu cá PPC gặp khó vì... đăng kiểm

VOV.VN - Vì vật liệu PPC để đóng tàu là vật liệu mới nên cơ quan đăng kiểm tàu cá còn nhiều phân vân chưa thể phê duyệt thiết kế ngay.
Ông Vũ Văn Đảo cho biết, sau khi có ý kiến của Ủy ban KHCNMT của Quốc hội, Bộ GTVT đã không trực tiếp trả lời các DN mà chỉ chuyển Công văn đến Cục Đăng kiểm Việt Nam, yêu cầu báo cáo Bộ về các nội dung liên quan đến phương tiện thủy chế tạo bằng vật liệu PPC thay cho trả lời.

"Như vậy, bằng cách làm của Bộ GTVT đã thực hiện không đúng với tinh thần chỉ đạo của Ủy ban KHCNMT của Quốc hội và thể hiện sự thiếu chính kiến, trách nhiệm của lãnh đạo Bộ GTVT", ông Đảo nhận xét./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bà Rịa – Vũng Tàu tiên phong đóng mới tàu cá bằng vật liệu mới PPC
Bà Rịa – Vũng Tàu tiên phong đóng mới tàu cá bằng vật liệu mới PPC

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa công bố đủ điều kiện đóng mới tàu cá Nghị định 67 bằng vật liệu mới PPC.

Bà Rịa – Vũng Tàu tiên phong đóng mới tàu cá bằng vật liệu mới PPC

Bà Rịa – Vũng Tàu tiên phong đóng mới tàu cá bằng vật liệu mới PPC

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa công bố đủ điều kiện đóng mới tàu cá Nghị định 67 bằng vật liệu mới PPC.

Xưởng đóng tàu vi phạm - địa phương ban ngành đùn đẩy trách nhiệm
Xưởng đóng tàu vi phạm - địa phương ban ngành đùn đẩy trách nhiệm

VOV.VN - Sở GTVT cho rằng, mặc dù các bến thủy nội địa do Trung ương quản lý nhưng các ngành chức năng đều có trách nhiệm xử lý.

Xưởng đóng tàu vi phạm - địa phương ban ngành đùn đẩy trách nhiệm

Xưởng đóng tàu vi phạm - địa phương ban ngành đùn đẩy trách nhiệm

VOV.VN - Sở GTVT cho rằng, mặc dù các bến thủy nội địa do Trung ương quản lý nhưng các ngành chức năng đều có trách nhiệm xử lý.

3 phương án xử lý tồn tại ở Nhà máy đóng tàu Dung Quất
3 phương án xử lý tồn tại ở Nhà máy đóng tàu Dung Quất

VOV.VN - Tập đoàn Dầu khí sẽ xem xét 3 phương án gồm tái cơ cấu, chuyển nhượng công ty hoặc thực hiện phá sản tại Nhà máy đóng tàu Dung Quất.

3 phương án xử lý tồn tại ở Nhà máy đóng tàu Dung Quất

3 phương án xử lý tồn tại ở Nhà máy đóng tàu Dung Quất

VOV.VN - Tập đoàn Dầu khí sẽ xem xét 3 phương án gồm tái cơ cấu, chuyển nhượng công ty hoặc thực hiện phá sản tại Nhà máy đóng tàu Dung Quất.