Bộ trưởng Công Thương chấm 7,5 điểm cho phát triển công nghiệp

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, đến năm 2020 chúng ta có thể đạt 7,5 điểm trên thang điểm 10 trong phát triển công nghiệp.

Theo lộ trình chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đặt ra đến năm 2020 sẽ cơ bản thành nước công nghiệp. Nay, đất nước đã sang Xuân mới, đồng nghĩa chỉ còn 5 năm nữa để hiện thực hóa chiến lược đề ra. Song, tính đến hết năm 2014, kết quả đã đạt so với lộ trình còn rất khiêm tốn.

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, phóng viên VOV.VN trao đổi cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng xung quanh băn khoăn này.

Đến năm 2020, phát triển công nghiệp đạt 7,5/10 điểm

PV: Thưa Bộ trưởng, với lộ trình phát triển công nghiệp đặt ra đến năm 2020 nước ta cơ bản thành nước công nghiệp, kết quả thực hiện tính đến hết năm 2014, nếu tính thang điểm 10, Bộ trưởng chấm cho sự phát triển công nghiệp Việt Nam được mấy điểm?


Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng (Ảnh: KT)

Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng: Qua nghiên cứu, tổng hợp ý kiến của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tạm thời đưa ra (để tham khảo), hệ thống tiêu chí nước công nghiệp bao gồm 3 nhóm chủ yếu về: Kinh tế; Văn hoá - xã hội và chất lượng cuộc sống; Môi trường.

Trong đó, tiêu chí về công nghiệp bao gồm 3 chỉ tiêu thuộc nhóm kinh tế đó là: Một là, tỷ trọng Công nghiệp + Xây dựng trong GDP (CN+XD/GDP) phải đạt 42-43%; Hai là, tỷ trọng hàng hóa chế tạo/tổng kim ngạch xuất khẩu trên 28% (tỷ trọng này có thể thay thế bằng chỉ tiêu tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu/tổng kim ngạch xuất khẩu trên 80%); Ba là, tỷ trọng giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất công nghiệp VA/GO = 42-45%.

Đối với nước ta, theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2014 và ước tính của Bộ Công Thương: Tỷ trọng Công nghiệp + Xây dựng trong GDP là 38,5%, dự báo đến năm 2020 có thể sẽ đạt 43,0%, đạt theo tiêu chí;  

Tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu (nhóm nhiên liệu và khoáng sản + nhóm công nghiệp chế biến)/tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 79,38%, dự báo đến năm 2020 sẽ đạt trên 80%, đạt theo tiêu chí. Còn tỷ trọng VA/GO = 21,52% chỉ đạt 51,2% tiêu chí.

Như vậy, theo lộ trình đến năm 2020, nếu chỉ tính theo các tiêu chí ngành công nghiệp sẽ đạt được >75,6% chỉ tiêu (trong đó có 2 tiêu chí hoàn thành, 1 tiêu chí khó đạt là tỷ trọng giá trị tăng thêm/giá trị sản xuất công nghiệp).

Trên cơ sở đó, tôi cứ mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân là đến năm 2020 chúng ta có thể đạt 7,5 điểm trên thang điểm 10 trong phát triển công nghiệp.

PV: Để có số điểm như Bộ trưởng vừa chấm, điểm sáng nhất của ngành công nghiệp năm 2014 là gì? Xin Bộ trưởng phân tích về giá trị của điểm sáng đó đối với ngành nói riêng, với nền kinh tế nói chung?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Về những thành quả đã đạt được trong năm 2014, Bộ Công Thương đã có tổng kết và đưa ra 10 sự kiện tiêu biểu nhất của ngành Công Thương năm qua, theo đó, điểm sáng nhất của ngành công nghiệp có thể kể đến là:

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,6% (cao hơn nhiều mức tăng 5,9% của năm 2013 so với năm 2012), góp phần tăng trưởng GDP cả nước đạt 5,82%.

Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 đã tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực. Trong công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,15% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo có chuyển biến khá tích cực với mức tăng cao là 8,45%, cao hơn nhiều so với mức tăng của một số năm trước.

Do trong cơ cấu kinh tế hiện nay, lĩnh vực công nghiệp + xây dựng chiếm tỷ trọng lớn, nên với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng cao như vậy đã đưa tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp + xây dựng trong GDP cả nước tăng thêm 0,20 điểm phần trăm (năm 2013 tỷ trọng này là 38,31%; năm 2014 đạt 38,50%).

Vốn cho phát triển công nghiệp phụ trợ còn hạn chế

PV: Khi trả lời chất vấn trước Quốc hội (tháng 11/2014), Bộ trưởng cho rằng, chính sách công nghiệp hỗ trợ chưa đạt yêu cầu là nguyên nhân chính khiến công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam chưa phát triển. Vậy xin Bộ trưởng cho biết một cách ngắn gọn rằng, chính sách công nghiệp hỗ trợ đạt yêu cầu là như thế nào?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Hiện tại, đầu tư của Nhà nước cho phát triển công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế. Mặc dù nhận thức được vai trò quan trọng của công nghiệp hỗ trợ đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng nhưng do nguồn lực của Nhà nước, vốn hiện còn đang hạn chế, phải tập trung vào các lĩnh vực khác có tính chất cấp bách và cần thiết hơn (đầu tư hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng... ) nên phần dành cho ngành công nghiệp hỗ trợ còn rất khiêm tốn.

Các cơ chế, chính sách ưu đãi hiện nay chưa thực sự phù hợp với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; chi phí đầu tư ban đầu để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cao hơn so với sản phẩm của nước ngoài hoặc của các doanh nghiệp FDI tại nước ta.


Đầu tư của Nhà nước cho phát triển công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế (Ảnh minh họa: KT)

Thực trạng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hiện nay rất khó khăn. Mặc dù theo Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nhận được nhiều ưu đãi (riêng về tài chính, các dự án trong ngành này được xem xét vay một phần vốn tín dụng từ nguồn đầu tư phát triển thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam với lãi suất thấp hơn vay thương mại thông thường).

Tuy nhiên, do các điều kiện yêu cầu cao, thủ tục xem xét, thẩm định còn phức tạp, nên kể từ khi chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp hỗ trợ được ban hành, đến nay mới chỉ có 1 doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ nhận được ưu đãi này.

Có thể thấy, hiện nay các chính sách cho công nghiệp hỗ trợ đang mang tính dàn trải, lồng ghép trong nhiều chính sách và chương trình khác nhau. Với những hạn chế trên, chúng ta chưa đạt được mục tiêu mong muốn là tạo thuận lợi, thực sự khuyến khích ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển. Như vậy, chính sách mới khắc phục được những tồn tại nêu trên sẽ là chính sách công nghiệp hỗ trợ đạt yêu cầu.

Sẽ có Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ

PV: Bộ trưởng có giải pháp đột phá nào cụ thể để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở nước ta?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Với tầm quan trọng và quy mô, tiềm năng, cơ hội phát triển của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở cấp độ pháp lý cao hơn Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương xây dựng Dự thảo Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ tập trung vào các biện pháp nhằm hỗ trợ về vốn, công nghệ, quản trị sản xuất… khắc phục các điểm yếu của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu và đặc biệt mang tính ổn định cao đối với các chính sách mà công nghiệp hỗ trợ sẽ được hưởng.

Nghị định được ban hành sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ tiếp cận dễ dàng với các chính sách ưu đãi của nhà nước, qua đó, từng bước giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực và khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất phụ tùng linh kiện của các Tập đoàn đa quốc gia sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh. Đồng thời, Nghị định mới được ban hành sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển có định hướng thông qua Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

Việc ban hành Nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ thống nhất đầu mối quản lý nhà nước và các chính sách của nhà nước về phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng như tổng hợp và đưa ra những chính sách cụ thể để hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Với các chính sách ưu đãi và biện pháp hỗ trợ nêu trong dự thảo Nghị định, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sẽ từng bước phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và sớm tiếp cận, tham gia vào chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, giảm nhập siêu, góp phần hoàn thành mục tiêu của Đảng và nhà nước đề ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vào năm 2020.

Trong khi đó, cần phải tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thúc đẩy hoạt động xúc tiến vận động vốn đầu tư cả trong và ngoài nước vào công nghiệp hỗ trợ theo Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đã được Bộ Công Thương ban hành theo Quyết định số 9028/QĐ-BCT ngày 8/10/2014.

Tích cực đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào sử dụng cơ sở hạ tầng 2 khu công nghiệp chuyên sâu (công nghiệp hỗ trợ) hợp tác với Nhật Bản tại thành phố Hải Phòng và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Dự án vườn ươm công nghệ hợp tác với Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ.

PV: Cảm ơn Bộ trưởng!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần có gói tài chính cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ
Cần có gói tài chính cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

VOV.VN - Các đại biểu cho rằng: việc đưa ra các gói tài chính về nguồn vốn, hạ tầng, cho các DN sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ là cần thiết.

Cần có gói tài chính cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Cần có gói tài chính cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

VOV.VN - Các đại biểu cho rằng: việc đưa ra các gói tài chính về nguồn vốn, hạ tầng, cho các DN sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ là cần thiết.

Công nghiệp hỗ trợ cần có mũi nhọn đột phá
Công nghiệp hỗ trợ cần có mũi nhọn đột phá

VOV.VN - Hội thảo nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý để tạo động lực phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.

Công nghiệp hỗ trợ cần có mũi nhọn đột phá

Công nghiệp hỗ trợ cần có mũi nhọn đột phá

VOV.VN - Hội thảo nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý để tạo động lực phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.

Diễn đàn công nghiệp hỗ trợ Nhật -Việt
Diễn đàn công nghiệp hỗ trợ Nhật -Việt

VOV.VN - Tại diễn đàn, các đại biểu góp ý cho dự thảo Nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công thương đang soạn thảo trình Chính phủ sắp tới.

Diễn đàn công nghiệp hỗ trợ Nhật -Việt

Diễn đàn công nghiệp hỗ trợ Nhật -Việt

VOV.VN - Tại diễn đàn, các đại biểu góp ý cho dự thảo Nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công thương đang soạn thảo trình Chính phủ sắp tới.

Công nghiệp hỗ trợ hưởng thuế suất 10% trong 15 năm
Công nghiệp hỗ trợ hưởng thuế suất 10% trong 15 năm

VOV.VN - Cùng với đó sẽ được miễn thuế trong 04 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Công nghiệp hỗ trợ hưởng thuế suất 10% trong 15 năm

Công nghiệp hỗ trợ hưởng thuế suất 10% trong 15 năm

VOV.VN - Cùng với đó sẽ được miễn thuế trong 04 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Chính sách hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ còn thiếu, chưa đủ mạnh
Chính sách hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ còn thiếu, chưa đủ mạnh

VOV.VN -Công nghiệp hỗ trợ gồm các ngành sản xuất từ nguyên vật liệu đến gia công chế tạo sản phẩm, phụ tùng, linh kiện... cho công nghiệp lắp ráp.

Chính sách hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ còn thiếu, chưa đủ mạnh

Chính sách hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ còn thiếu, chưa đủ mạnh

VOV.VN -Công nghiệp hỗ trợ gồm các ngành sản xuất từ nguyên vật liệu đến gia công chế tạo sản phẩm, phụ tùng, linh kiện... cho công nghiệp lắp ráp.

Vì sao công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thất bại?
Vì sao công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thất bại?

VOV.VN - Năng lực của các doanh nghiệp còn hạn chế cùng những chính sách chưa ổn định khiến công nghiệp hỗ trợ vẫn loay hoay và manh mún.

Vì sao công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thất bại?

Vì sao công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thất bại?

VOV.VN - Năng lực của các doanh nghiệp còn hạn chế cùng những chính sách chưa ổn định khiến công nghiệp hỗ trợ vẫn loay hoay và manh mún.

Bộ trưởng Công Thương: Chính sách công nghiệp hỗ trợ chưa đạt yêu cầu
Bộ trưởng Công Thương: Chính sách công nghiệp hỗ trợ chưa đạt yêu cầu

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, chính vì thực trạng này là nguyên nhân chính khiến công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam chưa phát triển.

Bộ trưởng Công Thương: Chính sách công nghiệp hỗ trợ chưa đạt yêu cầu

Bộ trưởng Công Thương: Chính sách công nghiệp hỗ trợ chưa đạt yêu cầu

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, chính vì thực trạng này là nguyên nhân chính khiến công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam chưa phát triển.