Bộ trưởng Công Thương: Chính sách công nghiệp hỗ trợ chưa đạt yêu cầu

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, chính vì thực trạng này là nguyên nhân chính khiến công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam chưa phát triển.

Trong phiên chất vấn chiều nay, nhiều Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng liên quan đến vấn đề về phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Trong đó, Đại biểu Quốc hội Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) cho biết: Năm 2007, Bộ Công nghiệp có Quyết định 34 về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đến năm 2010 tầm nhìn 2020. Trong đó, đã xác định vai trò quan trọng của CNHT là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định về chính sách phát triển một số ngành CNHT.

Đại biểu Đồng Hữu Mạo. Ảnh: QT/VOV.VN

Nhưng cho đến nay, sau nhiều năm CNHT Việt Nam chưa có gì đáng kể. Xin hỏi Bộ trưởng, có phải vì Việt Nam thiếu các chính sách cụ thể để thúc đẩy CNHT phát triển? Nếu đúng, trách nhiệm của các Bộ ngành, trong đó có trách nhiệm Bộ trưởng?

Chính sách CNHT chưa đạt yêu cầu

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định, đúng là CNHT trong thời gian vừa qua có khá nhiều vấn đề. Qua một số kỳ họp, ĐBQH cũng quan tâm đặt vấn đề này. Có một số ĐBQH hầu như kỳ họp nào cũng nêu và có một số đề xuất Chính phủ, với sự tham mưu của các Bộ, ngành, sớm có những cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích lĩnh vực này.

Gần đây nhất, năm 2011, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 12 về một số chính sách khuyến khích CNHT; Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định ban hành một số chính sách đối với 6 nhóm hàng hóa liên quan đến CNHT trong lĩnh vực cơ khí chế tạo ô tô, điện tử, dệt may, da giầy, hàng nhựa. Gần đây nhất, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Như vậy, nói về chính sách, theo Bộ trưởng Hoàng, nước ta cũng đã quan tâm, tuy nhiên, do cấp độ pháp lý của những chính sách này còn đang thấp, chưa đạt yêu cầu, thậm chí chưa có nghị định, nhiều đại biểu cho rằng cần có Luật về Công nghiệp hỗ trợ. Chính vì thực tế này nên chưa tạo thuận lợi cho CNHT phát triển.

Muốn phát triển CNHT, quy mô sản xuất phải khá lớn

Thứ hai, nói tới CNHT ở nước ta, Bộ trưởng Hoàng cho biết, hiện mới chủ yếu nói đến phụ tùng, linh kiện, nguyên phụ liệu. Để có thể phát triển lĩnh vực này, đòi hỏi quy mô sản xuất phải khá lớn, đủ để cho sản xuất với số lượng nhiều. Qua đó, giá thành có thể cạnh tranh được, và tổ chức sản xuất thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, nhiều sản phẩm hàng hóa dung lượng thị trường chưa đủ. Chẳng hạn, với ô tô, mỗi năm, các cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước chỉ sản xuất được khoảng 70.000 xe, mà của rất nhiều chủng loại khác nhau, của hơn 10 nhà lắp ráp, sản xuất. Cho nên, khó có doanh nghiệp nào cung cấp linh kiện phụ trợ nào lại đứng ra cung cấp cho các nhà sản xuất này với nhiều chủng loại khác nhau.

Theo thống kê, với 1 sản phẩm ô tô, mỗi năm phải có sản lượng 100.000 xe thì doanh nghiệp làm CNHT mới có thể phát huy được. Nhưng vừa qua, nước ta chưa đạt được điều này. Đây cũng là nguyên nhân cản trở CNHT phát triển.

Riêng về dệt may, da giầy, do sản xuất hàng hóa VN lớn, vừa qua các doanh nghiệp trong nước cũng đã cố gắng, tỷ trọng nội địa hóa tăng lên. Theo số liệu thống kê, hiện tại, dệt may có thể tự lo liệu 50% nguyên phụ liệu trong nước, da giầy cũng đạt khoảng 60%. Tức là CNHT muốn phát triển được, nó cũng phụ thuộc vào quy mô sản xuất của lĩnh vực sản phẩm hoàn chỉnh.

Việt Nam đi sau, khó len chân vào chuỗi giá trị toàn cầu

Nguyên nhân thứ ba, liên quan đến CNHT Việt Nam còn yếu, Bộ trưởng Hoàng giải thích: Với xu thế thương mại hóa toàn cầu, sự phân công trong chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu ngày càng được quyết định bởi các doanh nghiệp lớn. Cho nên, khi các doanh nghiệp đa quốc gia sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh đã sử dụng mạng lưới xí nghiệp vệ tinh, mạng lưới các DN hỗ trợ hình thành sẵn có để chuyên cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia này.

Việt Nam đi sau nên việc len chân được vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng là điều hết sức khó khăn, trong bối cảnh chúng ta sức còn đang yếu, kinh nghiệm chưa nhiều.

Cuối cùng, nguyên nhân nữa, CNHT liên quan đến sản xuất linh kiện, phụ tùng đòi hỏi nguyên vật liệu, nhất là vật liệu mới, đặc biệt là thép chế tạo, chất dẻo nước ta hầu như chưa có, phải nhập khẩu, đương nhiên khi đó giá thành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ này khó cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài.

Và nguyên nhân về con người, CNHT là ngành công nghiệp thâm dụng lao động, đòi hỏi trình độ tay nghề rất cao, thậm chí gần như là nghệ nhân, nhưng chúng ta hiện còn đang thiếu đội ngũ này, dù đã rất cố gắng.

Thời gian tới, trong chương trình báo cáo Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ có nội dung liên quan đến biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ CNHT./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công nghiệp hỗ trợ cần có mũi nhọn đột phá
Công nghiệp hỗ trợ cần có mũi nhọn đột phá

VOV.VN - Hội thảo nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý để tạo động lực phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.

Công nghiệp hỗ trợ cần có mũi nhọn đột phá

Công nghiệp hỗ trợ cần có mũi nhọn đột phá

VOV.VN - Hội thảo nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý để tạo động lực phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.

Diễn đàn công nghiệp hỗ trợ Nhật -Việt
Diễn đàn công nghiệp hỗ trợ Nhật -Việt

VOV.VN - Tại diễn đàn, các đại biểu góp ý cho dự thảo Nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công thương đang soạn thảo trình Chính phủ sắp tới.

Diễn đàn công nghiệp hỗ trợ Nhật -Việt

Diễn đàn công nghiệp hỗ trợ Nhật -Việt

VOV.VN - Tại diễn đàn, các đại biểu góp ý cho dự thảo Nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công thương đang soạn thảo trình Chính phủ sắp tới.

Công nghiệp hỗ trợ hưởng thuế suất 10% trong 15 năm
Công nghiệp hỗ trợ hưởng thuế suất 10% trong 15 năm

VOV.VN - Cùng với đó sẽ được miễn thuế trong 04 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Công nghiệp hỗ trợ hưởng thuế suất 10% trong 15 năm

Công nghiệp hỗ trợ hưởng thuế suất 10% trong 15 năm

VOV.VN - Cùng với đó sẽ được miễn thuế trong 04 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Chính sách hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ còn thiếu, chưa đủ mạnh
Chính sách hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ còn thiếu, chưa đủ mạnh

VOV.VN -Công nghiệp hỗ trợ gồm các ngành sản xuất từ nguyên vật liệu đến gia công chế tạo sản phẩm, phụ tùng, linh kiện... cho công nghiệp lắp ráp.

Chính sách hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ còn thiếu, chưa đủ mạnh

Chính sách hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ còn thiếu, chưa đủ mạnh

VOV.VN -Công nghiệp hỗ trợ gồm các ngành sản xuất từ nguyên vật liệu đến gia công chế tạo sản phẩm, phụ tùng, linh kiện... cho công nghiệp lắp ráp.

Vì sao công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thất bại?
Vì sao công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thất bại?

VOV.VN - Năng lực của các doanh nghiệp còn hạn chế cùng những chính sách chưa ổn định khiến công nghiệp hỗ trợ vẫn loay hoay và manh mún.

Vì sao công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thất bại?

Vì sao công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thất bại?

VOV.VN - Năng lực của các doanh nghiệp còn hạn chế cùng những chính sách chưa ổn định khiến công nghiệp hỗ trợ vẫn loay hoay và manh mún.

Cần có gói tài chính cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ
Cần có gói tài chính cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

VOV.VN - Các đại biểu cho rằng: việc đưa ra các gói tài chính về nguồn vốn, hạ tầng, cho các DN sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ là cần thiết.

Cần có gói tài chính cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Cần có gói tài chính cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

VOV.VN - Các đại biểu cho rằng: việc đưa ra các gói tài chính về nguồn vốn, hạ tầng, cho các DN sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ là cần thiết.