Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Nợ của Ngân hàng Nhà nước không thuộc nợ công

VOV.VN - Phát biểu trước Quốc hội sáng 16/6, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định, nợ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không thuộc nợ công.

Ngay sau phần thảo luận của các đại biểu về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) sáng 16/6, thay mặt Ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, theo thông lệ quốc tế thì phạm vi nợ công bao gồm nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ, bao gồm của cả Trung ương và địa phương và nghĩa vụ nợ dự phòng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính giải trình trước Quốc hội sáng 16/6

Về nợ doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay, phạm vi nợ công đã tính vào khoản DNNN vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và các khoản vay của DNNN được Chính phủ bảo lãnh.

Đối với các khoản vay theo cơ chế tự vay, tự trả, DNNN là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động bình đẳng với các doanh nghiệp khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Theo hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới (WB) thì tính nợ tự vay, tự trả của DNNN vào nợ công nếu thỏa mãn đồng thời ba điều kiện: Chính phủ sở hữu 50% vốn của doanh nghiệp; hoạt động thu chi của doanh nghiệp Nhà nước được kết cấu trong dự toán ngân sách hàng năm; Chính phủ cam kết trả nợ thay trong trường hợp các doanh nghiệp mất khả năng trả nợ, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.

Ngoài ra, ông Đinh Tiến Dũng cũng chia sẻ, qua khảo sát 40 nước và nhóm nước thì hầu hết các nước đều không tính nợ DNNN vào nợ công.

Nợ của NHNN không thuộc nợ công

Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh: Nợ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm thực hiện chính sách tiền tệ thì cũng không thuộc nợ công vì HNNN thực hiện vai trò là Ngân hàng trung ương, thực thi chính sách tiền tệ đảm bảo giá trị đồng tiền, cán cân thanh toán trong đó có hoạt động phát hành các công vụ nợ ngắn hạn dưới 12 tháng.

Theo thông lệ quốc tế, phần lớn các nước Ngân hàng Trung ương là ngân hàng độc lập, Thống đốc Ngân hàng trung ương không phải là thành viên của Chính phủ, ông Đinh Tiến Dũng lưu ý.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính. đối với Việt Nam, bên cạnh vai trò Ngân hàng Trung ương theo thông lệ quốc tế thì NHNN còn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối bao gồm các nôi dung quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, với vai trò quản lý Nhà nước thì NHNN không có chức năng huy động vốn cho Chính phủ. Nên hoạt động huy động vốn của NHNN không thuộc phạm vi của nợ công.

Quản lý nợ công: Có nên thu về 1 mối?

Liên quan đến trách nhiệm của cơ quan chức năng về quản lý nợ công, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, quản lý như hiện nay rất bất cập và khó quy trách nhiệm cụ thể.

Khi trình dự thảo lên Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đề nghị thống nhất về một đầu mối. Đầu mối này có thể giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước; Bộ Tài chính; hay Văn phòng Chính phủ, ông Đinh Tiến Dũng cho hay.

Bộ trưởng chia sẻ, theo thông lệ quốc tế, tại WB có 185 thành viên, trong đó có 118 quốc gia cử đầu mối là Bộ trưởng Bộ Tài chính; chỉ có 6 nước trong đó có Việt Nam và Lào cử đầu mối là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; 61 nước do Bộ trưởng Bộ ngoại giao và cơ quan khác; tại Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) có 67 thành viên, thì có 48 nước cử Bộ trưởng Tài chính làm đầu mối; 5 nước cử Thống đốc NHNN (trong đó có Việt Nam), 14 quốc gia cử đại diện cơ quan khác.

Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ: Cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện, nhưng mục tiêu quan trọng nhất đặt ra là phải khắc phục bất cập thời gian qua; đồng thời sử dụng hiệu quả vốn vay; quy rõ trách nhiệm của cơ quan liên quan.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần “cuộc cách mạng” trong quản lý nợ công
Cần “cuộc cách mạng” trong quản lý nợ công

VOV.VN - Đại biểu QH cho rằng, tồn tại lớn nhất về quản lý nợ công hiện nay chính là việc phân tán trách nhiệm cho 3 cơ quan là Bộ Tài chính, Bộ KHĐT và NHNN.

Cần “cuộc cách mạng” trong quản lý nợ công

Cần “cuộc cách mạng” trong quản lý nợ công

VOV.VN - Đại biểu QH cho rằng, tồn tại lớn nhất về quản lý nợ công hiện nay chính là việc phân tán trách nhiệm cho 3 cơ quan là Bộ Tài chính, Bộ KHĐT và NHNN.

Đại biểu Quốc hội “hiến kế” để giảm gánh nặng nợ công
Đại biểu Quốc hội “hiến kế” để giảm gánh nặng nợ công

VOV.VN - Các đại biểu Quốc hội đề nghị phải giám sát chặt các dự án sử dụng vốn vay của Nhà nước, hạn chế bảo lãnh Chính phủ, nhận diện rủi ro với nợ công...

Đại biểu Quốc hội “hiến kế” để giảm gánh nặng nợ công

Đại biểu Quốc hội “hiến kế” để giảm gánh nặng nợ công

VOV.VN - Các đại biểu Quốc hội đề nghị phải giám sát chặt các dự án sử dụng vốn vay của Nhà nước, hạn chế bảo lãnh Chính phủ, nhận diện rủi ro với nợ công...

​Có nên “gạt” nợ doanh nghiệp Nhà nước ra khỏi nợ công?
​Có nên “gạt” nợ doanh nghiệp Nhà nước ra khỏi nợ công?

VOV.VN - Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay nợ nước ngoài, đến khi doanh nghiệp thua lỗ, Chính phủ buộc phải đứng ra trả nợ.

​Có nên “gạt” nợ doanh nghiệp Nhà nước ra khỏi nợ công?

​Có nên “gạt” nợ doanh nghiệp Nhà nước ra khỏi nợ công?

VOV.VN - Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay nợ nước ngoài, đến khi doanh nghiệp thua lỗ, Chính phủ buộc phải đứng ra trả nợ.

Bức tranh nợ công bị lắp ghép từ nhiều mảnh
Bức tranh nợ công bị lắp ghép từ nhiều mảnh

VOV.VN - Đó là nhận định của đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội.

Bức tranh nợ công bị lắp ghép từ nhiều mảnh

Bức tranh nợ công bị lắp ghép từ nhiều mảnh

VOV.VN - Đó là nhận định của đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội: Phải thống nhất đầu mối trả nợ công
Đại biểu Quốc hội: Phải thống nhất đầu mối trả nợ công

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho biết, đến nay vẫn chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm cụ thể về vấn đề trả nợ công. Đây chính là bất cập lớn dẫn đến tình trạng nợ công đã gần chạm trần (63,7% GDP).

Đại biểu Quốc hội: Phải thống nhất đầu mối trả nợ công

Đại biểu Quốc hội: Phải thống nhất đầu mối trả nợ công

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho biết, đến nay vẫn chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm cụ thể về vấn đề trả nợ công. Đây chính là bất cập lớn dẫn đến tình trạng nợ công đã gần chạm trần (63,7% GDP).

Quản lý nợ công làm “nóng” nghị trường
Quản lý nợ công làm “nóng” nghị trường

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, để đảm bảo an toàn nợ công, cần phải tăng hiệu quả sử dụng vốn, cho giải thể nhanh các DNNN yếu kém, thua lỗ, đắp chiếu...

Quản lý nợ công làm “nóng” nghị trường

Quản lý nợ công làm “nóng” nghị trường

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, để đảm bảo an toàn nợ công, cần phải tăng hiệu quả sử dụng vốn, cho giải thể nhanh các DNNN yếu kém, thua lỗ, đắp chiếu...