Bộ trưởng Tài chính: Năm 2014 giá xăng dầu sẽ minh bạch hơn

VOV.VN-Hôm nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời những câu hỏi thiết thực liên quan đến vấn đề thuộc ngành tài chính.

Trong chuyên mục Dân hỏi Bội trưởng trả lời tuần này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhìn lại quá trình hoạt động của ngành tài chính năm 2013 và trả lời những câu hỏi thiết thực liên quan đến thắc mắc của người dân về những vấn đề thuộc ngành tài chính.

PV: Thưa Bộ trưởng, tính đến tháng 9, Bộ Tài  chính công bố thu ngân sách  hụt tới 25 tỷ đồng, tức là chỉ đạt có 66% kế hoạch. Tuy nhiên, vào ngày cuối cùng của năm, Bộ lại công bố lại hoàn thành chỉ tiêu thu chi của cả năm. Xin Bộ trưởng cho biết các giải pháp mà Bộ Tài chính đã triển khai để đạt được thành công một cách ngoạn mục trong thời gian ngắn như vậy?

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng (Ảnh: Dantri)

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Năm 2013, thu ngân sách nhà nước đạt 104% theo dự toán Quốc hội giao. Đạt kết quả này nhờ Bộ đã kiến nghị Quốc hội ban hành một số chính sách mới. Nhóm giải  pháp  thứ nhất là: Thu cổ tức được chia năm 2013 của các doanh nghiệp, công ty cổ phần có vốn góp nhà nước mà các bộ, ngành địa phương làm chủ sở hữu; thu lợi nhuận sau thuế của tập đoàn, tổng công ty nhà nước sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và sau khi phân chia các quỹ của doanh nghiệp. Thu 75% tiền lãi dầu khí nước chủ nhà được chia từ liên doanh Vietso petro và các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, tiền đọc tài liệu, sử dụng tài liệu dầu khí phát sinh năm 2013. Trên tinh thần đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 54 và 57. Để triển khai hai nghị quyết này của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định 204 và Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 187.

Nhóm giải pháp thứ hai, tập trung phối hợp toàn diện sâu sắc với các cấp, các ngành đặc biệt là cấp ủy chính quyền các địa phương. Đến nay, qua tổng kết lại có tất cả 63/63 tỉnh, thành phố đã có chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban nhân dân tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2013.

Thứ ba, toàn ngành tài chính tổ chức triển khai đồng bộ chống thất thu, đẩy nhanh xử lý giảm nợ đọng thuế, chấn chỉnh công tác hoàn thuế giá trị gia tăng. Tổng cục Thuế đã tiến hành kiểm tra được 60.273 doanh nghiệp, xử lý thu nộp ngân sách nhà nước 13.186 tỷ đồng.

Về thu hồi nợ, thu được 25.482 tỷ đồng, đạt 52% tổng số dư nợ đến thời điểm 31/12. Về chống buôn lậu và gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng, tính đến tháng 12 cơ quan thuế tiến hành thanh tra 340 doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế. Qua đó, thu hồi truy thu 238 tỷ đồng.

Chuyển 67 bộ hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra. Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố 17 vụ và bắt giữ 22 đối tượng vi phạm. Cơ quan hải quan trong năm đã bắt giữ 22.012 vụ vi phạm, trong đó 677 vụ liên quan đến ma túy và trị giá hàng hóa thu hồi 565 tỷ đồng.

Qua đó, đã hạn chế tiêu cực trong hoàn thuế và số tiền hoàn thuế giảm đi rõ rệt. Cùng với việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp và xử lý nghiêm vi phạm của doanh nghiệp. Ngành tài chính đã tiến hành đình chỉ công tác, tổ chức kiểm điểm xử lý hành chính một số cán bộ thuế, hải quan có liên quan đến trách nhiệm trong hoàn thuế để doanh nghiệp trốn lậu thuế và gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng.

PV: Về về vấn đề chống thất thu thuế, báo chí đưa tin về một loạt vụ trốn thuế, gian lân thuế lên tới cả chục tỷ tỷ thậm chí hàng trăm tỷ đồng… Theo Bộ trưởng, nguyên nhân do đâu, và Bộ trưởng sẽ làm gì để ngăn chặn những sai phạm này?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Phản ánh và nhận định của người dân là hoàn toàn đúng. Qua theo dõi, việc chấp hành pháp luật về thuế từ những tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013 nổi lên tình trạng một số cá nhân thành lập doanh nghiệp để kinh doanh mua bán hóa đơn và gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ như ở Tây Nguyên hay một số cá nhân thành lập doanh nghiệp ở Tây Nam bộ để xuất khẩu hàng công nghệ, công nghệ phẩm để trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng.

Khi đã nắm được tình hình này, chúng tôi tập trung chỉ đạo, xác định có 5 nguyên nhân. Thứ nhất, sự thông thoáng trong cấp phép thành lập doanh nghiệp; Thứ hai, chính sách ưu đãi về thuế của Nhà nước; Thứ ba, cơ chế tự khai, tự nộp thuế; Thứ tư, cơ chế cho doanh nghiệp tự in và sử dụng hóa đơn; Thứ năm, cơ chế thông thoáng về thủ tục hải quan.

Từ đó, việc trốn lậu thuế và gian lận thuế đã diễn ra. Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã triển khai phối hợp với các ngành các cấp triển khai các giải pháp đồng bộ. Thứ nhất, chỉ đạo cơ quan thuế, tổ chức phân loại doanh nghiệp, tập trung thanh tra, kiểm tra, xử lý doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế.

Thứ hai, chỉ đạo cơ quan hải quan tăng cường kiểm tra hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu có nghi vấn. Thứ ba, chỉ đạo nghiên cứu, sửa đổi các quy định chúng tôi thấy còn lỏng lẻo. Thứ tư, tăng cường phối hợp quản lý thu thuế ở các địa phương. Thứ năm, nghiên cứu bổ sung quy định chặt chẽ về thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Chúng tôi đã kiến nghị với Chính phủ. Bước đầu đã ngăn chặn được tình trạng gian lận, hoàn thuế giá trị gia tăng, kiến nghị với Chính phủ trong kỳ họp tháng 10, đưa vào Nghị quyết của Chính phủ cho phép sửa lại cơ chế cho phép doanh nghiệp tự in hóa đơn để sử dụng, tăng cường hơn việc kiểm tra, đối chiếu chéo việc sử dụng hóa đơn chứng từ tại các cơ quan thuế.

PV: Thưa Bộ trưởng, về vấn đề chuyển giá, năm 2013, các vụ chuyển giá của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được phát hiện nhiều. Có những doanh nghiệp khai lỗ hơn tới 1.000 tỷ đồng nhưng chỉ sau một thời gian thanh tra, kiểm tra… doanh nghiệp này lại công bố lãi gần trăm tỷ đồng. Quan điểm của Bộ Tài chính về vấn đề này như thế nào và Bộ sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Tôi cho rằng trong điều kiện hội  nhập kinh tế quốc tế, kêu gọi đầu tư nước ngoài, với sự khác biệt nhau về thuế và chế độ ưu đãi thuế giữa các quốc gia khác nhau, vấn đề chuyển giá không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới. Vấn đề là chúng ta tiếp cận để quản lý cho tốt, vừa thu hút đầu tư nước ngoài vừa đảm bảo sự công bằng, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, phù hợp với điều ước quốc tế.

Trước thực trạng xảy ra ở Việt Nam như vậy, Bộ Tài chính cũng nhận thức vấn đề và sớm xây dựng khuôn khổ pháp lý, công tác quản lý thuế trong hoạt động chuyển giá từ rất sớm và Bộ đã ban hành quyết định số 1250 năm 2012 phê duyệt chương trình hành động kiểm soát hành động chống chuyển giá.

Vừa qua, cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và ngăn ngừa một số doanh nghiệp có hiện tượng đó, chúng tôi đã đưa vào quản lý 3.188 doanh nghiệp có giao dịch liên kết thực hiện kê khai thông tin. Thứ hai, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ việc quản lý thuế phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra. Thứ ba, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kê khai thua lỗ giảm đi nhiều.

Theo tôi, việc chuyển giá này khi đầu tư vào Việt Nam ở rất nhiều giai đoạn khác nhau. Ngoài trách nhiệm của ngành tài chính trong thanh tra, kiểm tra, các ngành khác như Kế hoạch đầu tư, Khoa học công nghệ cũng phải có trách nhiệm kiểm soát đầu vào, đầu ra, đầu tư sản xuất của doanh nghiệp thì mới đảm bảo được chống chuyển giá. Tức là giá đầu vào phải đúng, giá đầu ra phải đúng và giá cả theo thị trường, đảm bảo sự công bằng, thực thi pháp luật.

PV: Một số người dân gửi thư tới chuyên mục phàn nàn về việc tăng giá một số mặt hàng thiết yếu, như giá xăng dầu, giá gas... Xin Bộ trưởng cho biết liệu năm 2014, chúng ta có phải đối mặt những cú sốc như thế nữa hay không. Là Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ có biện pháp gì để ổn định các mặt hàng thiết yếu này?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Câu hỏi này là câu hỏi mà chúng tôi hết sức quan tâm trong quá trình điều hành. Nhưng chúng tôi xin báo cáo, trước hết tình hình kinh tế thế giới năm 2013 diễn biến phức tạp. Tình tình trong nước khó khăn. Trong quá trình điều hành phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô theo mục tiêu chung trong Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ.

Thứ hai, điều hành giá theo đúng pháp luật về giá. Thứ ba, giá của chúng ta điều hành phải theo định hướng, có sự quản lý của nhà nước, trong quá trình điều hành, đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp, nhà nước và người dân. Phải công khai minh bạch, càng công khai minh bạch càng tốt, tôn trọng quyền định giá của doanh nghiệp. Từng bước xóa bỏ tình trạng bù chéo trong điều hành về giá cả trong nền kinh tế. Chúng ta vừa qua bù chéo rất nhiều.

Năm 2013, từng bước xóa bỏ bù chéo, ví dụ giá bán than theo điện, chúng ta điều hành theo giá thị trường. Trong quá trình điều hành về giá, cùng với đó là chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, để hỗ trợ cho người nghèo, gia đình chính sách, vùng sâu vùng xa. Như thế kinh tế vĩ mô của chúng ta ngày càng ngày càng ổn định. Với tinh thần đó, tôi nghĩ, kinh tế vĩ mô của chúng ta càng ngày càng ổn định. Theo dự đoán năm 2014, kinh tế sẽ dần ổn định hơn.

PV:. Về sự minh bạch trong điều hành giá xăng dầu, điều mà người dân thắc mắc là lấy cơ sở nào để tính toán giá xăng dầu. Tại sao không công khai diễn biến giá xăng dầu thế giới làm cơ sở tính giá và công khai cả phương án tính giá… Ý kiến của Bộ trưởng như thế nào về vấn đề này?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Tôi thấy rằng, điều hành giá xăng dầu hiện nay đang điều hành theo Nghị định 84 của Chính phủ và theo đó giá xăng dầu thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước và cụ thể Nhà nước quy định công thức tính giá cơ sở căn cứ bình quân giá xăng dầu thế giới 30 ngày và thời gian tối thiểu giữa 2 lần điều chỉnh giá là 10 ngày.

Thứ hai, thực hiện bình ổn giá thông qua các công cụ tài chính như quỹ bình ổn giá xăng dầu, thuế, lợi nhuận định mức của doanh nghiệp. Thứ ba là việc công khai, minh bạch các nguyên tắc quản lý điều hành giá xăng dầu. Chúng tôi cũng công khai việc hình thành, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu của từng doanh nghiệp trong từng quý.

Chúng tôi cho đây là những bước tiến bộ và với tinh thần như thế, những ý kiến phản ánh của người dân chúng tôi cho là hoàn toàn chính đáng. Trong năm 2014, chúng tôi tiếp tục công khai minh bạch hơn nữa trong điều hành giá xăng dầu đó là công bố công khai diễn biến giá xăng dầu thế giới từng ngày, từng chủng loại xăng dầu trong bình quân 30 ngày làm căn cứ để điều hành giá xăng dầu trong nước.

Công khai minh bạch trong phương án tính toán giá cơ sở, trong đó chi tiết từng yếu tố chi phí cấu thành giá cơ sở như giá xăng dầu thành phẩm thế giới đã được công khai. Các khoản thuế, phí kinh doanh, lợi nhuận định mức sử dụng quỹ bình ổn giá. Năm 2014, trên tinh thần điều hành theo giá thị trường và đảm bảo tính công khai, minh bạch, Bộ Tài chính thêm một bước nữa là công khai những nội dung trên.

PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!./

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hải quan Cần Thơ thu ngân sách 1.525 tỉ đồng năm 2014
Hải quan Cần Thơ thu ngân sách 1.525 tỉ đồng năm 2014

VOV.VN -Để đạt được chỉ tiêu này, ngành sẽ tập trung tạo thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính...

Hải quan Cần Thơ thu ngân sách 1.525 tỉ đồng năm 2014

Hải quan Cần Thơ thu ngân sách 1.525 tỉ đồng năm 2014

VOV.VN -Để đạt được chỉ tiêu này, ngành sẽ tập trung tạo thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính...

Bộ Tài chính yêu cầu không tăng giá xăng dầu
Bộ Tài chính yêu cầu không tăng giá xăng dầu

VOV.VN -Ngày 31/12, Bộ Tài chính đã có công văn số 18327/BTC-QLG về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.

Bộ Tài chính yêu cầu không tăng giá xăng dầu

Bộ Tài chính yêu cầu không tăng giá xăng dầu

VOV.VN -Ngày 31/12, Bộ Tài chính đã có công văn số 18327/BTC-QLG về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.

Thu ngân sách năm 2014 là 782,7 nghìn tỉ đồng
Thu ngân sách năm 2014 là 782,7 nghìn tỉ đồng

VOV.VN -Dự toán bội chi NSNN năm 2014 Bộ Tài chính đưa ra là 224 nghìn tỉ đồng, bằng 5,3% GDP.

Thu ngân sách năm 2014 là 782,7 nghìn tỉ đồng

Thu ngân sách năm 2014 là 782,7 nghìn tỉ đồng

VOV.VN -Dự toán bội chi NSNN năm 2014 Bộ Tài chính đưa ra là 224 nghìn tỉ đồng, bằng 5,3% GDP.

Tăng giá xăng dầu, điện, gas – những cơn sóng năm 2013
Tăng giá xăng dầu, điện, gas – những cơn sóng năm 2013

VOV.VN -Giá hàng tiêu dùng tăng thấp nhưng giá xăng dầu, điện, gas và cước viễn thông lại chưa được giải quyết thỏa đáng.

Tăng giá xăng dầu, điện, gas – những cơn sóng năm 2013

Tăng giá xăng dầu, điện, gas – những cơn sóng năm 2013

VOV.VN -Giá hàng tiêu dùng tăng thấp nhưng giá xăng dầu, điện, gas và cước viễn thông lại chưa được giải quyết thỏa đáng.

TP HCM thu ngân sách tăng hơn 12,4%
TP HCM thu ngân sách tăng hơn 12,4%

VOV.VN -Đến ngày 31/12, thành  phố thu ngân sách đạt được gần 238.000 tỷ đồng, tăng hơn 12,4% so với cùng kỳ năm trước.

TP HCM thu ngân sách tăng hơn 12,4%

TP HCM thu ngân sách tăng hơn 12,4%

VOV.VN -Đến ngày 31/12, thành  phố thu ngân sách đạt được gần 238.000 tỷ đồng, tăng hơn 12,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên tắc tăng giảm giá xăng dầu đã 'chết yểu' từ lâu?
Nguyên tắc tăng giảm giá xăng dầu đã 'chết yểu' từ lâu?

Sau 3 năm vận hành Nghị định 84 về cơ chế kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương thừa nhận vẫn có nhiều bất ổn.

Nguyên tắc tăng giảm giá xăng dầu đã 'chết yểu' từ lâu?

Nguyên tắc tăng giảm giá xăng dầu đã 'chết yểu' từ lâu?

Sau 3 năm vận hành Nghị định 84 về cơ chế kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương thừa nhận vẫn có nhiều bất ổn.

TP HCM thu ngân sách vượt 12% chỉ tiêu
TP HCM thu ngân sách vượt 12% chỉ tiêu

VOV.VN - Các doanh nghiệp có nguồn thu nhiều là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

TP HCM thu ngân sách vượt 12% chỉ tiêu

TP HCM thu ngân sách vượt 12% chỉ tiêu

VOV.VN - Các doanh nghiệp có nguồn thu nhiều là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Ngành Thuế Hà Nội thu ngân sách vượt dự toán
Ngành Thuế Hà Nội thu ngân sách vượt dự toán

Tính đến ngày 27/12/2013, ngành Thuế Thủ đô đã thu được 150.200 tỷ đồng tiền thuế, đạt 100,3% dự toán.

Ngành Thuế Hà Nội thu ngân sách vượt dự toán

Ngành Thuế Hà Nội thu ngân sách vượt dự toán

Tính đến ngày 27/12/2013, ngành Thuế Thủ đô đã thu được 150.200 tỷ đồng tiền thuế, đạt 100,3% dự toán.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn gần 170 tỷ đồng
Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn gần 170 tỷ đồng

VOV.VN - Có nhiều doanh nghiệp xăng dầu có số dư quĩ dương, nhưng cũng có nhiều công ty bị âm.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn gần 170 tỷ đồng

Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn gần 170 tỷ đồng

VOV.VN - Có nhiều doanh nghiệp xăng dầu có số dư quĩ dương, nhưng cũng có nhiều công ty bị âm.