Bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 không quá 3,5% GDP

VOV.VN - Đó là một trong những mục tiêu của Chương trình hành động của Chính phủ về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công.

Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

Theo đó, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Nghị quyết đến năm 2020, bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giữ vững an ninh tài chính quốc gia.

Cụ thể, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 20 - 21% GDP; tổng thu ngân sách bằng khoảng 1,65 lần giai đoạn 2011 - 2015, trong đó thu nội địa chiếm khoảng 84 - 85%, thu dầu thô và thu xuất nhập khẩu khoảng 14 - 16%; tỷ trọng thu ngân sách Trung ương từ 60 - 65%.

Chính phủ quyết tâm cân đối tỷ lệ thu - chi ngân sách phấn đấu giảm bội chi. (Ảnh minh họa: KT)
Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 bình quân khoảng 24 - 25% GDP. Trong tổng chi ngân sách nhà nước, chi đầu tư phát triển đạt khoảng 25 - 26%, chi thường xuyên dưới 64%, ưu tiên bảo đảm chi trả nợ, chi dự trữ quốc gia.

Giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 không quá 3,5% GDP. Quy mô nợ công hằng năm trong giai đoạn 2016 - 2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài quốc gia không quá 50% GDP.

Kiên quyết cắt giảm các dự án không hiệu quả, chưa cần thiết

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Chương trình là đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Cụ thể, đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Rà soát danh mục các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn vay nợ công, kiên quyết cắt giảm các chương trình, dự án không đảm bảo hiệu quả, chưa thực sự cần thiết. Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện Luật đầu tư công, đổi mới căn bản thể chế quản lý đầu tư công, đặc biệt công tác lập dự án và đánh giá, thẩm định dự án, cơ chế đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội sau khi dự án đã đi vào khai thác sử dụng.

Rà soát, đổi mới để khuyến khích hơn nữa đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế xã hội; Thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa, giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước trong phần lớn doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; xử lý cơ bản và triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém; Đẩy mạnh đổi mới khu vực dịch vụ sự nghiệp công…

Tập trung cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước

Nhiệm vụ và giải pháp khác là tập trung cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý nợ công, bảo đảm an toàn và bền vững nền tài chính quốc gia. Thực hiện nghiêm nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên; phấn đấu giảm bội chi ngân sách nhà nước tối thiểu như mức Nghị quyết của Quốc hội đề ra, từng bước tăng tích lũy cho đầu tư phát triển và trả nợ vay, tăng dự trữ nhà nước

Tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu, thanh tra, kiểm tra trong thu nộp ngân sách; vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, đồng thời ngăn chặn tình trạng chuyển giá, trốn thuế; đổi mới, áp dụng các biện pháp, kỹ năng quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, giảm tỷ trọng nợ đọng thuế.

Từng bước cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư hợp lý, giảm tỷ trọng chi thường xuyên. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ nước ngoài quốc gia hằng năm trong giới hạn, mục tiêu đề ra; Giám sát chặt chẽ việc cho vay, sử dụng vốn của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách cho các mục đích của ngân sách.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, từng bước thu hẹp phạm vi sử dụng nợ công, chỉ tập trung cho các công trình, dự án trọng điểm, thực sự có hiệu quả, đảm bảo khả năng cân đối nguồn trả nợ; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay về cho vay lại.

Tăng cường giám sát thực hiện hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp nhằm đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ nước ngoài; rà soát các dự án lớn…

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương về tài chính - ngân sách nhà nước và nợ công

Siết chặt kỷ luật tài khóa, ngân sách, nợ công; thực hiện thu chi trong phạm vi dự toán, vay nợ, giải ngân trong phạm vi kế hoạch và hạn mức được cấp thẩm quyền quyết định; Xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản và không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản mới.

Không chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước; không sử dụng ngân sách nhà nước để cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng thương mại hoặc đóng góp cổ phần tại các tổ chức tài chính quốc tế.

Tiếp tục cải cách công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo hướng thống nhất quy trình, tập trung đầu mối kiểm soát và thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thực hiện công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình về ngân sách nhà nước và nợ công. Từng bước triển khai lập dự toán chi ngân sách theo mục tiêu, nhiệm vụ, các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dịch vụ, cam kết chi.

Kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn

Đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, gắn với cải cách chế độ công vụ, công chức. Kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, liêm chính, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả theo định hướng tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương theo hướng tinh gọn. Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá, dự báo, hoạch định kế hoạch và điều chỉnh chính sách kinh tế, xã hội, tài chính, ngân sách.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng thanh tra thuế doanh nghiệp đã tăng thu ngân sách hàng nghìn tỷ
Tăng thanh tra thuế doanh nghiệp đã tăng thu ngân sách hàng nghìn tỷ

VOV.VN - Theo Bộ Tài chính, qua thanh tra, kiểm tra trên 6.100 doanh nghiệp, tổng số thuế tăng thu cho ngân sách nhà nước gần 3.600 tỷ đồng 4 tháng qua.

Tăng thanh tra thuế doanh nghiệp đã tăng thu ngân sách hàng nghìn tỷ

Tăng thanh tra thuế doanh nghiệp đã tăng thu ngân sách hàng nghìn tỷ

VOV.VN - Theo Bộ Tài chính, qua thanh tra, kiểm tra trên 6.100 doanh nghiệp, tổng số thuế tăng thu cho ngân sách nhà nước gần 3.600 tỷ đồng 4 tháng qua.

Nhiều công trình đầu tư từ ngân sách đang khó khăn về vốn
Nhiều công trình đầu tư từ ngân sách đang khó khăn về vốn

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội kiến nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư theo kế hoạch, bố trí vốn để triển khai dứt điểm các công trình thi công dở dang.

Nhiều công trình đầu tư từ ngân sách đang khó khăn về vốn

Nhiều công trình đầu tư từ ngân sách đang khó khăn về vốn

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội kiến nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư theo kế hoạch, bố trí vốn để triển khai dứt điểm các công trình thi công dở dang.

Trục lợi từ chính sách người có công: Không chỉ thất thoát ngân sách
Trục lợi từ chính sách người có công: Không chỉ thất thoát ngân sách

VOV.VN -Để hạn chế trục lợi chính sách người có công, chúng ta cũng phải có những quy định mang tính chất pháp lý rõ ràng.

Trục lợi từ chính sách người có công: Không chỉ thất thoát ngân sách

Trục lợi từ chính sách người có công: Không chỉ thất thoát ngân sách

VOV.VN -Để hạn chế trục lợi chính sách người có công, chúng ta cũng phải có những quy định mang tính chất pháp lý rõ ràng.