Cải cách thể chế: Mấu chốt là thay đổi vai trò của Nhà nước

VOV.VN -Cải cách thể chế nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc Nhà nước thực sự muốn thay đổi vai trò của mình hay không.

Tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân 2014, cải cách thể chế là một trọng tâm được đề cập đến với vị thế là một động lực mới cho phát triển. Tuy nhiên, việc tạo dựng động lực mới này như thế nào, các chuyên gia có nhiều cách tiếp cận khác nhau, song nhìn chung việc này còn đang là một bài toán khó.

Nguy cơ mâu thuẫn giữa các thể chế cụ thể vẫn hiện hữu

TS Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng, "cải cách thể chế kinh tế là việc thiết lập, bổ sung và thay đổi các quy tắc, luật lệ, trước hết là các quy tắc luật lệ chính thức. Cải cách thể chế nhanh hay chậm, ở quy mô lớn hay quy mô nhỏ,... phụ thuộc vào việc liệu nhà nước thực sự muốn thay đổi vai trò, vị trí và chức năng của mình hay không”. Vì, “điểm nghẽn về thể chế nằm ở chính vai trò và chức năng của Nhà nước, trước hết là của Chính phủ”.

Cải cách thể chế là một trọng tâm thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân 2014

Vì thực tế, “điểm nghẽn của thể chế đang nằm ở vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay không còn phù hợp; nhưng chúng ta lại rất ít bàn thảo đến đổi mới vai trò của Nhà nước và quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Vì vậy, có thể vẫn chưa có đổi mới thể chế toàn diện và hệ thống; có chăng chỉ là những thay đổi đơn lẻ, ở một số thể chế cụ thể. Nguy cơ xung mâu thuẫn giữa các thể chế cụ thể vẫn hiện hữu”- ông Cung nói.

Cho nên, theo TS Nguyễn Đình Cung, đột phá về thể chế cần thiết khi quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường đang có các "điểm nghẽn" hay "nút thắt"; và đột phá về thể chế xảy ra khi các thể chế hợp lý được thiết lập kịp thời với quy mô thay đổi đủ lớn, đủ mạnh để tháo bỏ được các nút thắt, điểm nghẽn đó”.

Cũng vì đó mà để có được động lực phát triển mới từ cải cách thể chế, “có sự đột phá thể chế xảy ra hay không phụ thuộc vào việc liệu Nhà nước có biết được đầy đủ mức độ và tính chất nghiêm trọng của các "điểm nghẽn" và "nút thắt", và có sẵn sàng thay đổi vai trò và chức năng của mình tạo điều kiện cho một thay đổi thể chế hợp lý với quy mô đủ lớn và đủ mạnh tương ứng với mức độ và tính chất nghiêm trọng của các điểm nghẽn và nút thắt của quá trình chuyển đổi”.

Mặc dù tính cấp thiết việc của việc cải cách thể chế sẽ quyết định chi phối quan trọng đến thành quả tiến trình cái cơ cấu kinh tế, song nhìn vào thực tế hiện nay, TS Trần Đình Thiên cho rằng, “hiện nay chúng ta thiếu hẳn những cải cách thể chế mang tính đột phá, còn quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nói chung vẫn diễn ra chậm chạp, khiến cho cơ cấu nền kinh tế sau gần 3 năm “quyết liệt hô hào” hầu như vẫn không nhúc nhích theo đúng lộ trình”.

Cần cải cách quy trình làm luật

"Thể chế kinh tế có chất lượng, tốt là thể chế làm cho hành vi tìm kiếm địa tô không có khả năng xuất hiện và dư địa để tồn tại; thể chế tốt là thể chế đạt được hai mục tiêu: một là, có được sự tiếp cận tương đối công bằng đến các cơ hội kinh tế (sân chơi bình đẳng) và hai là, những người cung cấp vốn, cung cấp sức lao động phải được hưởng một thành quả xứng đáng, và quyền sở hữu tài sản của họ phải được bảo vệ một cách chắc chắn"- TS Nguyễn Đình Cung.
Dẫn ví dụ cụ thể liên quan đến quá trình cải cách thể chế lâu nay, ông Hà Văn Hiền, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng: Cải cách thể chế, nội dung chính là thành lập, sửa đổi, bổ sung hệ thống các quy tắc luật lệ. Thời gian qua, Việt Nam cũng đã có rất nhiều cố gắng trong việc xây dựng, sửa đổi hệ thống luật, nhưng chất lượng còn chưa tốt, thấp. Cho nên, có những vấn đề chưa thực sự đi vào cuộc sống. Thực tế, có những luật ra đời mới vài năm, thậm chí sau 1-2 năm đã phải sửa.

Vì thế, theo ông Hiền, “phải đổi mới việc xây dựng các dự án luật, từ quan điểm nhận thức. Hiện nay, quy trình xây dựng luật, trong đó quá trình chuẩn bị luật, chủ yếu nhóm chuyên viên được giao sẽ làm, do đó phụ thuộc vào trình độ của nhóm chuyên viên này. Điều này có thể nảy sinh tình trạng cục bộ, lợi ích nhóm. Đây là thực tế chúng tôi đã được chứng kiến”.

Do đó, ông Hiền kiến nghị: “Cần cải cách cả quy trình xây dựng luật. Cần phân rõ trách nhiệm các cấp, phát huy sức sáng tạo rộng hơn của các địa phương”.

Còn ông Nguyễn Văn Thảo, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, kiến nghị khi tiến hành cải cách thể chế cần lưu ý 3 vấn đề: Một là, xây dựng thể chế phải tuân thủ các cam kết hội nhập quốc tế. Hai là, phải xây dựng thể chế có khả năng phòng vệ và bảo hộ sản xuất trong nước một cách chính đáng, giảm rủi ro trong hội nhập. ba là, phải tranh thủ cơ hội và lợi ích của hội nhập quốc tế, đặc biệt là đổi mới công nghệ, sáng tạo. Đặc biệt, “cần siết lại kỷ cương thực thi thể chế”- ông Thảo nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Đổi mới thể chế giúp doanh nghiệp phát huy tính chủ động”
“Đổi mới thể chế giúp doanh nghiệp phát huy tính chủ động”

VOV.VN - Khẳng định của ông Cao Sĩ Kiêm Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

“Đổi mới thể chế giúp doanh nghiệp phát huy tính chủ động”

“Đổi mới thể chế giúp doanh nghiệp phát huy tính chủ động”

VOV.VN - Khẳng định của ông Cao Sĩ Kiêm Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Hoàn thiện thể chế chính trị và chế định quyền con người
Hoàn thiện thể chế chính trị và chế định quyền con người

(VOV) -Hiến pháp chỉ quy định những vấn đề chung nhất, còn nhiệm vụ của Quốc hội là phải luật hóa những chế định cơ bản

Hoàn thiện thể chế chính trị và chế định quyền con người

Hoàn thiện thể chế chính trị và chế định quyền con người

(VOV) -Hiến pháp chỉ quy định những vấn đề chung nhất, còn nhiệm vụ của Quốc hội là phải luật hóa những chế định cơ bản

Thể chế hóa bằng luật về vai trò lãnh đạo của Đảng
Thể chế hóa bằng luật về vai trò lãnh đạo của Đảng

(VOV) - “Thể chế hóa bằng luật pháp về hoạt động của Đảng Cộng sản là rất cần thiết và điều này cần được ghi vào Hiến pháp…”

Thể chế hóa bằng luật về vai trò lãnh đạo của Đảng

Thể chế hóa bằng luật về vai trò lãnh đạo của Đảng

(VOV) - “Thể chế hóa bằng luật pháp về hoạt động của Đảng Cộng sản là rất cần thiết và điều này cần được ghi vào Hiến pháp…”

Hoàn thiện thể chế, phát huy dân chủ, phát triển bền vững
Hoàn thiện thể chế, phát huy dân chủ, phát triển bền vững

VOV.VN -Nguồn động lực phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân.

Hoàn thiện thể chế, phát huy dân chủ, phát triển bền vững

Hoàn thiện thể chế, phát huy dân chủ, phát triển bền vững

VOV.VN -Nguồn động lực phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân.

Cải cách thể chế - kinh nghiệm từ Thụy Sĩ
Cải cách thể chế - kinh nghiệm từ Thụy Sĩ

VOV.VN - Đó là chủ đề hội thảo nhân dịp ra mắt cuốn sách "Swiss Made - Chuyện chưa từng được kể về những thành công phi thường của đất nước Thụy Sỹ”.

Cải cách thể chế - kinh nghiệm từ Thụy Sĩ

Cải cách thể chế - kinh nghiệm từ Thụy Sĩ

VOV.VN - Đó là chủ đề hội thảo nhân dịp ra mắt cuốn sách "Swiss Made - Chuyện chưa từng được kể về những thành công phi thường của đất nước Thụy Sỹ”.

Hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững
Hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững

(VOV) - Nhiều ý kiến cho rằng, cấp thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững của nước ta trong giai đoạn tới.

Hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững

Hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững

(VOV) - Nhiều ý kiến cho rằng, cấp thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững của nước ta trong giai đoạn tới.

Hà Nội tích cực thể chế hóa Luật Thủ đô
Hà Nội tích cực thể chế hóa Luật Thủ đô

Thành phố Hà Nội yêu cầu cả hệ thống chính trị khẩn trương vào cuộc, thể chế hoá các quy định trong Luật Thủ đô.

Hà Nội tích cực thể chế hóa Luật Thủ đô

Hà Nội tích cực thể chế hóa Luật Thủ đô

Thành phố Hà Nội yêu cầu cả hệ thống chính trị khẩn trương vào cuộc, thể chế hoá các quy định trong Luật Thủ đô.