Cần giãn thời gian điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục…

(VOV) - Đây là một trong nhiều đề nghị của Cục quản lý Giá (Bộ Tài chính) nhằm bình ổn giá những tháng cuối năm 2012.


Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính), trong những tháng cuối năm 2012, tình hình kinh tế xã hội trong nước và thế giới còn có nhiều khó khăn thách thức. Lạm phát có khả năng tăng cao do các nước đều có chính sách nới lỏng tiền tệ và áp dụng các gói kích thích kinh tế để đẩy mạnh tăng trưởng. 

Cục Quản lý Giá đề nghị tăng cường kiểm soát các yếu tố hình thành giá và việc xác định giá bán các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống

Bên cạnh đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp; nhu cầu và sức mua có khả năng thanh toán tăng theo quy luật trong các tháng cuối năm... cũng tác động gây sức ép tăng giá thị trường.

Vì vậy, Cục Quản lý Giá đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo triển khai ngay Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012, trong đó cần chú trọng các giải pháp quản lý, điều hành và bình ổn giá.

Cục Quản lý Giá đề nghị các bộ, ngành, địa phương liên quan cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý giá, thuế, phí đối với những mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; thực hiện nghiêm, triệt để việc phòng, chống gian lận thương mại, chuyển giá, gian lận giá nhập khẩu và buôn lậu qua biên giới, nhất là các mặt hàng xăng, dầu, thuốc lá, khoáng sản; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Cạnh đó, cần giãn thời gian điều chỉnh giá một số hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước định giá, kiểm soát giá như: giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; giá dịch vụ giáo dục (học phí); giá nước sạch sinh hoạt; giá cước xe buýt được Nhà nước trợ giá… đồng thời phải xây dựng phương án, lộ trình điều chỉnh trên cơ sở đánh giá kỹ tác động của việc điều chỉnh giá đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Về điều hành giá xăng dầu tiếp tục thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 84 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, đặc biệt là kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối tổ chức tốt khâu nhập khẩu và cung ứng xăng dầu, bảo đảm không được để thiếu nguồn, cũng như không được để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, gây tình trạng bất ổn cho thị trường trong nước; thực hiện tiết giảm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh để tạo điều kiện giãn tần suất và biên độ tăng giá khi giá thế giới tăng.

Còn về giá điện, cần xây dựng lộ trình điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế  thị trường có sự quản lý của Nhà  nước theo đúng Nghị quyết của Quốc hội, phù hợp với diễn biến kinh tế thế giới và trong nước thời gian tới.

Tăng cường kiểm soát các yếu tố hình thành giá và việc xác định giá bán các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống; triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ và thực hiện nghiêm quy định về đăng ký giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá.

Đồng thời, tiếp tục dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho người dân, nhất là trong dịp tết Nguyên Đán sắp tới; không để xảy ra mất cân đối cung cầu, găm hàng, tăng giá làm mất ổn định thị trường, giá cả hàng hóa và dịch vụ; tích cực tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; kích thích tiêu dùng; đẩy mạnh xúc tiến thương mại…/.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội đưa hàng bình ổn giá đến người thu nhập thấp
Hà Nội đưa hàng bình ổn giá đến người thu nhập thấp

(VOV) - Năm nay, Hà Nội sử dụng 376 tỷ đồng vốn ngân sách thực hiện chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu.

Hà Nội đưa hàng bình ổn giá đến người thu nhập thấp

Hà Nội đưa hàng bình ổn giá đến người thu nhập thấp

(VOV) - Năm nay, Hà Nội sử dụng 376 tỷ đồng vốn ngân sách thực hiện chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu.

376 tỷ đồng thực hiện chương trình bình ổn giá ở Hà Nội
376 tỷ đồng thực hiện chương trình bình ổn giá ở Hà Nội

Sở TT-TT vừa phối hợp với Sở Công thương Hà Nội tổ chức Hội nghị “Công tác bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP Hà Nội năm 2012”.

376 tỷ đồng thực hiện chương trình bình ổn giá ở Hà Nội

376 tỷ đồng thực hiện chương trình bình ổn giá ở Hà Nội

Sở TT-TT vừa phối hợp với Sở Công thương Hà Nội tổ chức Hội nghị “Công tác bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP Hà Nội năm 2012”.

Không để hàng bình ổn giá cao hơn thị trường
Không để hàng bình ổn giá cao hơn thị trường

(VOV) - Bộ Tài chính chỉ đạo xử phạt nghiêm và công bố công khai các hành vi vi phạm qui định của chương trình bình ổn giá.

Không để hàng bình ổn giá cao hơn thị trường

Không để hàng bình ổn giá cao hơn thị trường

(VOV) - Bộ Tài chính chỉ đạo xử phạt nghiêm và công bố công khai các hành vi vi phạm qui định của chương trình bình ổn giá.