CEO Indochina Capital: “Tôi là người Mỹ cực kỳ may mắn đến Việt Nam“

VOV.VN - 23 năm trước Peter Ryder đến Việt Nam để tìm hiểu một nền văn hóa mới lạ, và ông đã gắn bó duyên nợ với nơi đây.

Ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã tuyên bố bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước, gác lại quá khứ và mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước. Nhưng từ trước đó, đã có những người Mỹ tìm đến Việt Nam, trước là để tìm hiểu về một nền văn hóa, sau đó đã có những cơ hội đầu tư kinh doanh, thành công trên nhiều lĩnh vực, và còn hơn thế, nơi đây đã trở thành quê hương thứ hai của họ. Ông Peter Ryder, Giám đốc Điều hành của Tập đoàn Indochina Capital là một ví dụ như vậy.

Tập đoàn Indochina Capital thành lập năm 1998. Ôg Peter Ryder và đồng sự Rick Mayo-Smith là 2 sáng lập viên. Đến nay Tập đoàn đã phát triển lớn mạnh, là chủ các dự án bất động sản mang tầm cỡ thế giới như: Khu du lịch Nam Hải, Tòa nhà Hyatt Regency Đà Nẵng, Tháp Indochina Riverside, khu du lịch Six Senses Côn Đảo và Tòa nhà Indochina Plaza Hà Nội.

Phóng viên báo điện tử VOV phỏng vấn ông Peter Ryder, Giám đốc điều hành (CEO) của Tập đoàn Indochina Capital.

PV: Thưa ông, ông đã từng sang Việt Nam làm việc từ năm 1992, trước khi Việt Nam- Mỹ bình thường hóa quan hệ. Lý do nào khiến ông quyết định như vậy?

Peter Ryder: Tôi đến Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 1/1992, 2 năm trước khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, 3 năm rưỡi trước khi 2 nước bình thường hóa quan hệ.

Ông Peter Ryder, CEO Indochina Capital
Có 3 lý do đã thu hút tôi tới Việt Nam. Một người bạn của tôi đã kể cho tôi nghe rất nhiều về TP Hồ Chí Minh của Việt Nam, khiến tôi rất tò mò thích thú. Trong thời gian làm việc ở Tokyo (Nhật Bản), tôi đã đến Indonesia, Singapore, Hong Kong, Đài Loan, Philippines, nhưng chưa từng đặt chân đến Việt Nam. Vì thế, khi có cơ hội có thể đến Việt Nam, tôi đã nói “Vâng, đó là cơ hội tuyệt vời!”.

Điều thứ hai là, bạn biết đấy, ngành học của tôi là nhân chủng học, tôi luôn bị thu hút bởi các nền văn hóa khác lạ, Việt Nam đã cuốn hút tôi tới để tìm hiểu thêm đất nước này. (Peter Ryder có bằng Thạc sĩ ngành Nhân chủng học-PV).

Và điều thứ ba, đó chính là chiến tranh. Tôi còn quá trẻ nên đã không phải tham gia cuộc chiến. [Tạ ơn Chúa!] Lúc đó tôi là học sinh trung học ở Boston. Lúc đó phong trào học sinh, sinh viên phản đối chiến tranh ở Boston rất mạnh mẽ. Tôi cũng tham gia tích cực phong trào phản chiến này. Đó là các lý do vì sao tôi quyết định sang Việt Nam.

PV: Được biết ông cũng có những đóng góp nhất định để thúc đẩy Chính phủ Mỹ có quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ông có thể kể một số chi tiết?

Peter Ryder: Chúng tôi đã thành lập Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam vào năm 1994, và tôi là một trong những người sáng lập Văn phòng đó. Và với tư cách là Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi đã viết một bức thư cho Tổng thống Clinton khi đó đề nghị dỡ bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Đây là giai đoạn khởi đầu cho cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam. Tôi đã hỗ trợ rất tích cực cho việc bình thường hóa quan hệ cũng như hợp tác kinh tế giữa 2 nước.

Tòa nhà IPH của Tập đoàn Indochina Capital tại Hà Nội
PV: Ông đã có những dự án đầu tư kinh doanh trong những ngày đầu của mối quan hệ ngoại giao Việt- Mỹ, và sau này đã phát triển thêm những dự án khác. Vậy ông có nhận xét gì về môi trường kinh doanh ở Việt Nam trong giai đoạn 20 năm qua?

Peter Ryder: Sự thay đổi thật đáng kinh ngạc. Bạn cứ nhìn qua cửa sổ thì thấy, quanh đây có biết bao nhiêu tòa cao ốc so với cách đây 20 năm. Nói chung, về mặt phát triển vật chất thì Việt Nam đã thay đổi rất nhiều và rất đáng kinh ngạc.

Nhưng tôi cũng phải nói rằng, thay đổi càng nhiều thì cũng có nhiều điều vẫn tồn tại như cũ. Tôi muốn nói về cả 2 khía cạnh của vấn đề. Khía cạnh tiêu cực là, vẫn còn rất khó để làm kinh doanh ở đây, tệ hành chính quan liêu vẫn phổ biến, tiêu tốn rất nhiều thời gian cho các thủ tục hành chính. Thực tế chúng tôi đã làm được rất nhiều việc, nhưng lẽ ra chúng tôi có thể làm được nhiều thứ hơn, nhanh hơn. Nhiều thứ có lợi cho Tập đoàn Indochina Capital, và cũng có lợi cho Chính phủ Việt Nam. Tệ quan liêu hành chính vẫn chưa được cải thiện, vẫn tồn tại nhiều trở ngại.

Mặt khác, nhiều thứ thay đổi nhưng nhiều thứ vẫn như xưa, theo khía cạnh tích cực. Ở Việt Nam, các vấn đề văn hóa truyền thống rất sâu bền, mạnh mẽ. Con người Việt Nam gắn bó với truyền thống, với gia đình, với cấu trúc xã hội. Tôi vẫn thấy nhiều sự thay đổi, phát triển, nhưng cũng rất giữ gìn truyền thống. Đó là tính cách tích cực của một dân tộc phát triển nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc.

PV: Ông nhận xét gì về môi trường đầu tư?

Peter Ryder: Môi trường đầu tư ở Việt Nam rất hấp dẫn. Hiện vẫn còn rất nhiều lĩnh vực có thể đầu tư ở Việt Nam, như du lịch, bất động sản, nông nghiệp, y tế, giáo dục, dịch vụ hậu cần... Còn rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, nếu bạn có ý tưởng kinh doanh tốt, có vốn, bạn vẫn cần phải có đối tác địa phương tốt thì mới có thể thành công. Cơ hội thì có sẵn, con người Việt Nam thông mình, cần cù; Tài nguyên thiên nhiên phong phú. Nhưng thủ tục hành chính còn nhiêu khê, tiêu tốn rất nhiều thời gian. Điều này cần phải được cải thiện, cần phải giảm thủ tục hành chính và trao quyền nhiều hơn cho doanh nghiệp.

PV: Đối với ông, từ khi sang Việt Nam đến nay, thành công lớn nhất của ông là gì?

Peter Ryder: Tôi đã ở đây hơn 20 năm. Tôi thấy tôi là một người Mỹ cực kỳ may mắn. Tôi rất hạnh phúc khi ở Việt Nam, cả về sự nghiệp và cuộc sống gia đình. Về mặt sự nghiệp, tôi đã thành công trong nhiều công việc. Về mặt đời sống cá nhân, tôi cũng là người rất may mắn, vì tôi đã có một người phụ nữ Việt Nam rất tuyệt vời mà tôi đã kết hôn, có 2 con rất đáng yêu. Tôi đã có cơ hội tuyệt vời để hiểu biết về Việt Nam.

Tôi không nghĩ có nhiều người có thể may mắn như tôi. Nhưng tôi nghĩ, Việt Nam là một nơi rất tốt để đến sống và làm việc.

PV: Với quan sát của ông, ông có thể đưa ra những dự báo về triển vọng hợp tác Việt- Mỹ trong những năm tới?

Peter Ryder: Từ quan điểm của cá nhân tôi, dĩ nhiên quan hệ giữa 2 nước còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố toàn cầu. Khi tôi mới tới Việt Nam lần đầu tiên khi Tổng thống Mỹ George Bush (cha) dỡ bỏ lệnh cấm đi lại đến Việt Nam. Điều này đã mở ra một lộ trình cho Tổng thống Clinton dỡ bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994, sau đó thì bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1995.

Bước tiếp theo trong mối quan hệ này là việc hai nước ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào năm 2000 và có hiệu lực vào năm 2001. Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Hiện cả Mỹ và Việt Nam đều có các dự án hợp tác ở cấp Chính phủ và những dự án này không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế.

Nếu nhìn vào khía cạnh kinh tế, trước khi hai nước ký Hiệp định Thương mại song phương, thì kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước chỉ đạt 1 tỷ USD nhưng đến nay con số này đã là gần 40 tỷ USD. Đây thực sự là một sự thay đổi đáng kinh ngạc và hai nước đã hợp tác kinh tế rất chặt chẽ với nhau.

Vào giữa năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến Washington và tại đây, ông cùng Tổng thống Obama đã thống nhất nâng mức quan hệ giữa hai nước lên đối tác toàn diện.

Hiện nay thì Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để tham gia TPP. Về khía cạnh kinh tế, 2 nước có tiềm năng hợp tác rất lớn.

Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Osius là người rất có thiện cảm với Việt Nam. Tôi biết ông ấy đã từng tới Việt Năm từ rất lâu rồi, từ năm 1996. Ông ấy rất hiểu biết về Việt Nam, yêu mến Việt Nam, nói tiếng Việt rất tốt.  Ông ấy muốn xây dựng một mối quan hệ sâu sắc với Việt Nam.

Vì thế, tôi rất lạc quan về tiềm năng quan hệ giữa 2 nước.

*Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngoại giao nhân dân Việt- Mỹ: Thành công từ những điều bình dị nhất
Ngoại giao nhân dân Việt- Mỹ: Thành công từ những điều bình dị nhất

VOV.VN - Đó là sự cảm thông, thấu hiểu và mong muốn làm bạn của nhân dân hai nước bất chấp những khác biệt trong quá khứ.

Ngoại giao nhân dân Việt- Mỹ: Thành công từ những điều bình dị nhất

Ngoại giao nhân dân Việt- Mỹ: Thành công từ những điều bình dị nhất

VOV.VN - Đó là sự cảm thông, thấu hiểu và mong muốn làm bạn của nhân dân hai nước bất chấp những khác biệt trong quá khứ.

“Quan hệ Việt - Mỹ đã có những tiến triển vượt bậc“
“Quan hệ Việt - Mỹ đã có những tiến triển vượt bậc“

VOV.VN -Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Puneet Talwar nhấn mạnh điều này trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.    

“Quan hệ Việt - Mỹ đã có những tiến triển vượt bậc“

“Quan hệ Việt - Mỹ đã có những tiến triển vượt bậc“

VOV.VN -Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Puneet Talwar nhấn mạnh điều này trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.    

2015 sẽ có biện pháp thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ
2015 sẽ có biện pháp thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ

VOV.VN - Hai nước đang chuẩn bị kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ vào năm tới.

2015 sẽ có biện pháp thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ

2015 sẽ có biện pháp thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ

VOV.VN - Hai nước đang chuẩn bị kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ vào năm tới.

“Đối tác toàn diện sẽ là khuôn khổ định hướng quan hệ Việt-Mỹ”
“Đối tác toàn diện sẽ là khuôn khổ định hướng quan hệ Việt-Mỹ”

VOV.VN - Thông điệp lớn nhất trong triển khai quan hệ đối tác toàn diện năm qua là hai bên có lợi ích song trùng và cùng hợp tác vì lợi ích của nhân dân 2 nước. 

“Đối tác toàn diện sẽ là khuôn khổ định hướng quan hệ Việt-Mỹ”

“Đối tác toàn diện sẽ là khuôn khổ định hướng quan hệ Việt-Mỹ”

VOV.VN - Thông điệp lớn nhất trong triển khai quan hệ đối tác toàn diện năm qua là hai bên có lợi ích song trùng và cùng hợp tác vì lợi ích của nhân dân 2 nước. 

Quan hệ Việt - Mỹ: 20 năm thành công hơn nữa
Quan hệ Việt - Mỹ: 20 năm thành công hơn nữa

VOV.VN - Việc xây dựng lòng tin trong 20 năm qua đã giúp Việt-Mỹ thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước trở thành mối quan hệ tin cậy và lâu dài.

Quan hệ Việt - Mỹ: 20 năm thành công hơn nữa

Quan hệ Việt - Mỹ: 20 năm thành công hơn nữa

VOV.VN - Việc xây dựng lòng tin trong 20 năm qua đã giúp Việt-Mỹ thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước trở thành mối quan hệ tin cậy và lâu dài.

Đại sứ Mỹ: Tôi sẽ làm tất cả để nhân dân Việt - Mỹ gần nhau hơn
Đại sứ Mỹ: Tôi sẽ làm tất cả để nhân dân Việt - Mỹ gần nhau hơn

VOV.VN - Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius khẳng định: “Quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ đang đứng trước nhiều cơ hội mới”.

Đại sứ Mỹ: Tôi sẽ làm tất cả để nhân dân Việt - Mỹ gần nhau hơn

Đại sứ Mỹ: Tôi sẽ làm tất cả để nhân dân Việt - Mỹ gần nhau hơn

VOV.VN - Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius khẳng định: “Quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ đang đứng trước nhiều cơ hội mới”.

Năm 2015: Cơ hội đẩy mạnh hơn nữa quan hệ Việt - Mỹ
Năm 2015: Cơ hội đẩy mạnh hơn nữa quan hệ Việt - Mỹ

VOV.VN - Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh cho hay, năm 2015 vừa là kỷ niệm vừa là cơ hội để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hai nước.

Năm 2015: Cơ hội đẩy mạnh hơn nữa quan hệ Việt - Mỹ

Năm 2015: Cơ hội đẩy mạnh hơn nữa quan hệ Việt - Mỹ

VOV.VN - Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh cho hay, năm 2015 vừa là kỷ niệm vừa là cơ hội để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hai nước.