Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu lên mức 3,1 triệu đồng

VOV.VN - Cuối cùng phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2015 đã được Hội đồng lương Quốc gia chính thức “chốt” vào sáng nay, ở mức 15%.

Kết thúc phiên họp sáng nay (6/8), Hội đồng lương Quốc gia (gồm đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam) đã chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2015 là 15% (tương đương 300.000-400.000 tùy từng vùng). Đây là mức gần với mức mà VCCI và Bộ LĐ-TB-XH đề xuất.

Sau cuộc họp này, phương án tăng lương tối thiểu vùng sẽ được trình Chính phủ xem xét, quyết định.


Trả lời VOV.VN về mức tăng này, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, dù tăng bất kỳ một phần trăm nhỏ nào cũng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp trong tình hình hiện nay nhưng là việc làm cần thiết.

Bàn thêm về lương, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, cần phải nghiên cứu lại tiêu chí “mức sống tối thiểu”, phải qui định như thế nào cho hợp lý. “Nhu cầu tối thiểu cần hiểu thế nào cho đúng, cho đủ? Việc này còn phải bàn luận thêm rất nhiều và không dễ đưa ra được tiêu chí chính xác bởi tiền lương luôn là vấn đề phức tạp”.

Việc tăng lương, theo ông Lộc, cần có lộ trình, nhưng quan trọng nhất “phải căn cứ vào sức chịu đựng của DN trong bối cảnh hiện nay để hướng tới mục tiêu công ăn việc làm”. Nhưng cốt yếu nhất lúc này là cần có biện pháp để hỗ trợ DN nâng cao hiệu quả, nâng cao cạnh tranh. Vì yêu cầu công ăn việc làm là số 1 và làm sao môi trường kinh doanh phải hấp dẫn để nhà đầu tư trong nước, nước ngoài có thể đầu tư làm ăn. Trong lúc này, người lao động và DN phải chia sẻ trách nhiệm, hy sinh một phần lợi ích để thúc đẩy đầu tư, sản xuất. Chúng ta đang là một nền kinh tế dựa trên lợi thế về lao động rẻ. Từ lao động rẻ chuyển sang lao động chất lượng, có giá trị gia tăng cao, tiền lương cao thì phải có quá trình.

Trước đó, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất mức lương tối thiểu phải là 3.400.000 đồng/người/tháng. Lý do, theo điều tra của của các cơ quan thuộc TLĐLĐ thì hiện nay muốn tạm đảm bảo mức sống tối thiểu thì người lao động ở vùng 1 ít nhất phải chi khoảng 3,4 triệu đồng, tăng gần 26% so với mức lương tối thiểu năm 2013. Nếu dưới mức đó thì hoàn toàn không thể đáp ứng cho việc tái sản xuất sức lao động cho người lao động.

Còn VCCI cũng đồng tình việc điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu áp dụng cho năm 2015, nhưng nhấn mạnh là phải cân nhắc ở mức phù hợp sao cho vừa đảm bảo tiền lương thực tế của người lao động vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tăng lương nhiều có thể làm doanh nghiệp (DN) gặp thêm khó khăn, nhất là các DN dệt may, da giày và thủy sản. Hơn nữa khi tiền lương tăng vượt quá sự chịu đựng của DN thì mức cạnh tranh sẽ giảm, DN phải đầu tư thêm máy móc thay vì tuyển thêm lao động hoặc phải thu hẹp sản xuất. Điều này dẫn đến nguy cơ người lao động bị mất việc hoặc nhu cầu tuyển dụng sẽ giảm. Điều đó ảnh hưởng không tốt đến người lao động và cả xã hội. VCCI đề xuất tăng 11% so với hiện tại. Cụ thể, mức lương tối thiểu năm 2015 cho vùng 1 là 3 triệu đồng.

Bộ LĐTB&XH đã đưa ra đề xuất tăng ở mức 14% so với mức lương tối thiểu cũ. Nghĩa là năm 2015, mức lương tối thiểu của vùng 1 là 3,05 triệu đồng/tháng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lương “Ô-sin” đóng góp 50% thu nhập của gia đình
Lương “Ô-sin” đóng góp 50% thu nhập của gia đình

VOV.VN - Mức lương của lao động giúp việc gia đình hiện nay cao hơn đáng kể so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp

Lương “Ô-sin” đóng góp 50% thu nhập của gia đình

Lương “Ô-sin” đóng góp 50% thu nhập của gia đình

VOV.VN - Mức lương của lao động giúp việc gia đình hiện nay cao hơn đáng kể so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Cân nhắc ảnh hưởng tới việc làm
Tăng lương tối thiểu vùng: Cân nhắc ảnh hưởng tới việc làm

VOV.VN - Nếu chỉ dựa vào một đề án mà phải thực hiện bằng được việc tăng lương trong điều kiện kinh tế như hiện nay thì dễ dẫn đến nhiều hệ lụy.

Tăng lương tối thiểu vùng: Cân nhắc ảnh hưởng tới việc làm

Tăng lương tối thiểu vùng: Cân nhắc ảnh hưởng tới việc làm

VOV.VN - Nếu chỉ dựa vào một đề án mà phải thực hiện bằng được việc tăng lương trong điều kiện kinh tế như hiện nay thì dễ dẫn đến nhiều hệ lụy.

Tăng lương tối thiểu vùng cần có phương án dung hòa
Tăng lương tối thiểu vùng cần có phương án dung hòa

VOV.VN - Đại diện cho Nhà nước mong muốn tăng lương cho người lao động nhưng cũng phải chú ý đến điều kiện của doanh nghiệp.

Tăng lương tối thiểu vùng cần có phương án dung hòa

Tăng lương tối thiểu vùng cần có phương án dung hòa

VOV.VN - Đại diện cho Nhà nước mong muốn tăng lương cho người lao động nhưng cũng phải chú ý đến điều kiện của doanh nghiệp.

Tăng lương tối thiểu vùng: Nỗi lo thất nghiệp sẽ gia tăng
Tăng lương tối thiểu vùng: Nỗi lo thất nghiệp sẽ gia tăng

VOV.VN - Lộ trình tăng lương tối thiểu phải tính đến việc đảm bảo duy trì sự tồn tại và tăng trưởng của doanh nghiệp.

Tăng lương tối thiểu vùng: Nỗi lo thất nghiệp sẽ gia tăng

Tăng lương tối thiểu vùng: Nỗi lo thất nghiệp sẽ gia tăng

VOV.VN - Lộ trình tăng lương tối thiểu phải tính đến việc đảm bảo duy trì sự tồn tại và tăng trưởng của doanh nghiệp.