“Chữa cháy” cho vụ tôm mùa nước nổi

VOV.VN - Giải pháp trước mắt hỗ trợ người dân nuôi tôm mùa nước nổi là tập huấn về xử lí nguồn nước, xử lí đáy ao và chăm sóc tôm trong khi chờ nước lũ.

Đã qua tháng 7 âm lịch nhưng nước lũ từ đầu nguồn vẫn chưa về hạ nguồn như những năm qua khiến cho bà con đầu nguồn lũ ở Đồng Tháp mỏi mòn chờ đợi. Riêng đối với nhiều hộ nuôi tôm mùa lũ thì đang đứng ngồi không yên… bởi lượng tôm nuôi trong ao ngày một lớn. Nếu mùa nước nổi không như kỳ vọng thì sẽ thiệt hại đôi đường cho cư dân vùng lũ.

Đến thăm ruộng cũng là ao nuôi tôm của gia đình ông Nguyễn Văn Cấy ngụ xã Bình Thạnh thị xã Hồng Ngự, hơn 1 ha đất ruộng mà ông dự định nuôi tôm mùa nước nổi đã được chuẩn bị sẵn sàng và chỉ chờ nước lên.

Tại khu vực đất này đã được ông đăng ven bằng lưới chuẩn bị hơn 1 tháng nay. Thế nhưng, trên ruộng vẫn chưa có nước khiến cho ông hết sức lo lắng. Với đặc thù nuôi tôm mùa nước nên đa số hộ dân nơi đây đều chuẩn bị đồng cho vụ nuôi. Bên cạnh đó khi đồng không có nước, tôm ngày một lớn nhưng diện tích dưới ao quá hẹp ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của tôm.

Trước những khó khăn đặt ra trong vụ nuôi mùa nước nổi, giải pháp trước mắt mà Phòng Kinh tế thị xã Hồng Ngự chủ động hỗ trợ người nuôi là mở lớp tập huấn ứng phó khi nước chưa về nhằm trang bị thêm kiến thức về xử lí nguồn nước, xử lí đáy ao và chăm sóc cho tôm trong khi chờ nước lên.

Tôm nuôi mùa nước nổi năm nay đang gặp nhiều khó khăn do nước còn quá thấp.

Những kiến thức từ các nhà khoa học được kỳ vọng sẽ giúp cho nhiều hộ nuôi kịp thời ứng phó với các vấn đề phát sinh đối với ao nuôi của mình. Dễ nhận thấy nhất là khi không có nước, mật số tôm nuôi trong ao tăng cao do đó nguồn nước dễ bị nhiễm bẩn, làm phát sinh mầm bệnh cho tôm.

Anh Nguyễn Văn Bừa, Xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự cho biết, giảng viên trường đại học Cần Thơ đã hướng dẫn bà con làm thêm tầng lưới để tôm ở tầng giữa để chủ động nuôi tôm theo mô hình khép kín, chứ không trông chờ lũ về như trước đây.

Qua tập huấn, nhiều hộ đã áp dụng trên ao nuôi của mình và bước đầu mang lại hiệu quả. Hiện, một số nông dân trên địa bàn xã Bình Thạnh đã liên kết để lắp đặt cống dẫn nước vào ruộng để giúp tôm nuôi trong thời gian này. Dù biết là chi phí đầu tư cao nhưng đây được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm tránh một vụ mùa thất bát.

Về phía ngành chuyên môn ở địa phương cũng đã nhận thấy được khó khăn đối với các hộ nuôi tôm. Chính vì thế, trong thời gian qua cũng đã hỗ trợ chi phí cho nông dân lên đê bao lửng cho tôm khi lũ rút. Tuy nhiên, số lượng cũng còn hạn chế. Còn năm nay khác với mọi năm, mùa nước nổi vẫn chưa thấy tăm hơi nên nhiều hộ dù có đê bao lửng cũng không khác gì không có.

Ông Nguyễn Huấn, Phó Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Hồng Ngự cho biết, người dân đã nhận thức được vấn đề chăm sóc tôm với mật độ cao trong ao, giúp cho quá trình tăng trưởng của tôm. Tuy nhiên, vấn đề này mang tính chất chữa cháy, tạm thời. Về lâu dài, theo ông Huấn, cần phải tuyên truyền cho người dân nuôi tôm phải lên đê bao lửng hoàn toàn thì mới nuôi bền vững được.

Hiện trên địa bàn thị xã Hồng Ngự diện tích nuôi tôm mùa nước nổi đã giảm chỉ còn hơn 70 ha. Trong số này chỉ có gần 50% diện tích thả nuôi có đê bao lửng. Số còn lại vẫn trông chờ vào con nước nổi hàng năm.

Thực tế cho thấy, với nhiều hộ nuôi vùng đầu nguồn như ở Đồng Tháp thì việc thả tôm mùa nước nổi không còn là một lợi thế mà nó đã trở thành những mùa vụ mang tính rủi ro cao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nuôi tôm hùm ở Lý Sơn hiệu quả nhưng cần thận trọng
Nuôi tôm hùm ở Lý Sơn hiệu quả nhưng cần thận trọng

VOV.VN - Nuôi tôm hùm xuất khẩu đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao được ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đầu tư nhân rộng.

Nuôi tôm hùm ở Lý Sơn hiệu quả nhưng cần thận trọng

Nuôi tôm hùm ở Lý Sơn hiệu quả nhưng cần thận trọng

VOV.VN - Nuôi tôm hùm xuất khẩu đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao được ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đầu tư nhân rộng.

Người nuôi tôm gặp khó vì khô hạn và rớt giá
Người nuôi tôm gặp khó vì khô hạn và rớt giá

Vùng nuôi tôm ở nhiều tỉnh miền Tây đang gồng mình với nắng nóng, khô hạn và giá tôm rớt thê thảm.

Người nuôi tôm gặp khó vì khô hạn và rớt giá

Người nuôi tôm gặp khó vì khô hạn và rớt giá

Vùng nuôi tôm ở nhiều tỉnh miền Tây đang gồng mình với nắng nóng, khô hạn và giá tôm rớt thê thảm.

Người nuôi tôm thất thu vì nắng nóng kéo dài
Người nuôi tôm thất thu vì nắng nóng kéo dài

VOV.VN -Mấy tháng qua, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm cho nhiều nhiều vuông tôm nuôi ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang bị thiệt hại.

Người nuôi tôm thất thu vì nắng nóng kéo dài

Người nuôi tôm thất thu vì nắng nóng kéo dài

VOV.VN -Mấy tháng qua, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm cho nhiều nhiều vuông tôm nuôi ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang bị thiệt hại.

Trà Vinh: Hàng ngàn hécta nuôi tôm sú tiếp tục bị bỏ hoang
Trà Vinh: Hàng ngàn hécta nuôi tôm sú tiếp tục bị bỏ hoang

VOV.VN -Tôm nuôi chính vụ 2015 của tỉnh Trà Vinh chỉ đạt gần 52% kế hoạch, giảm gần 10.000 tấn so cùng kỳ năm trước.

Trà Vinh: Hàng ngàn hécta nuôi tôm sú tiếp tục bị bỏ hoang

Trà Vinh: Hàng ngàn hécta nuôi tôm sú tiếp tục bị bỏ hoang

VOV.VN -Tôm nuôi chính vụ 2015 của tỉnh Trà Vinh chỉ đạt gần 52% kế hoạch, giảm gần 10.000 tấn so cùng kỳ năm trước.

Phát triển nuôi tôm ở Cà Mau phải là mũi nhọn
Phát triển nuôi tôm ở Cà Mau phải là mũi nhọn

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phân tích rõ tiềm năng, lợi thế của Cà Mau là nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, chế biến thủy sản, nhất là nuôi tôm

Phát triển nuôi tôm ở Cà Mau phải là mũi nhọn

Phát triển nuôi tôm ở Cà Mau phải là mũi nhọn

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phân tích rõ tiềm năng, lợi thế của Cà Mau là nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, chế biến thủy sản, nhất là nuôi tôm

Sóc Trăng: Thời tiết bất lợi làm thiệt hại gần 4.000 ha nuôi tôm
Sóc Trăng: Thời tiết bất lợi làm thiệt hại gần 4.000 ha nuôi tôm

VOV.VN - Thời tiết làm môi trường ao nuôi bị biến động, đặc biệt là về độ mặn, nhiệt độ, PH và hàm lượng ô xy hòa tan.

Sóc Trăng: Thời tiết bất lợi làm thiệt hại gần 4.000 ha nuôi tôm

Sóc Trăng: Thời tiết bất lợi làm thiệt hại gần 4.000 ha nuôi tôm

VOV.VN - Thời tiết làm môi trường ao nuôi bị biến động, đặc biệt là về độ mặn, nhiệt độ, PH và hàm lượng ô xy hòa tan.