Chuẩn bị trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP

VOV.VN - Thủ tướng vừa đưa ra kết luận tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác chuẩn bị trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP.

Ngày 16/3, tại trụ sở Chỉnh phù, Thù tưởng Chính phủ Nguyên Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ để nghe báo cáo về công tác chuẩn bị trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Văn Ninh, Vũ Đức Đam; Lãnh đạo các Bộ: Công Thương,Tư pháp, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ và Văn phòng Chính phủ.

Sau khi nghe Lãnh đạo Bộ Công Thương báo cáo về công tác chuẩn bị cho việc phê chuẩn Hiệp định TPP, Lãnh đạo Bộ Tư pháp báo cáo về công tác rà soát pháp lý và đánh giá tác động của Hiệp định TPP tới hệ thống pháp luật Việt Nam và ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp, Thủ tưởng Chính phủ kết luận như sau:

Hiệp định TPP có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta, cả về kinh tế, chính trị, xã hội, là kết quả của một quá trình công phu kéo dài 7 năm. Trong suốt quá trình đàm phán Hiệp định TPP, Bộ Chính trị đã nghe báo cáo nhiều lần, Ban Chấp hành Trung ương nghe báo cáo hai lần, và Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã thông Nghị quyết cho phép Chính phủ ký Hiệp định TPP và giao Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn theo quy định của pháp luật, thể hiện sự nhất trí cao của Đảng ta về vấn đề này. Cho đến nay, dù Hiệp định chưa có hiệu lực nhưng đã bắt đầu mang lại những lợi ích thiết thực cho Việt Nam: vị thế của Việt Nam được khẳng định trên trường quốc tế, đầu tư nước ngoài tăng, dự báo tác động tích cực đến tất cả các mặt kinh tế, chính trị và xã hội.

Hiệp định TPP có sự tham gia của 12 nước, trong đó có các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản...

Việc sớm phê chuẩn Hiệp định TPP có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định quyết tâm chính trị cao của Việt Nam, thể hiện vai trò thành viên chủ động, tích cực trong TPP; góp phần thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hệ thống pháp luật trong nước để sẵn sàng thực thi hiệu quả các cam kết; đồng thời có đủ thời gian để các doanh nghiệp, người dân và toàn bộ xã hội chuân bị, chủ động tham gia khi Hiệp định có hiệu lực. Căn cứ chỉ đạo của Bộ Chính trị, quy định của pháp luật và công tác chuẩn bị của các Bộ, ngành, Chính phủ đặt mục tiêu trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP vào Kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XIV (dự kiến tháng 7 năm 2016).

Để kịp trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP theo kế hoạch đặt ra Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như sau:

1. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện việc rà soát, đánh giá tác động Hiệp định TPP đến hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ trực tiếp chi đạo, tập trung nguồn lực gồm đội ngũ cán bộ pháp chế, cán bộ trực tiếp tham gia đàm phán Hiệp định TPP để hoàn thành nhiệm vụ rà soát, đánh giá trong lĩnh vực mình phụ trách, kiến nghị danh mục và lộ trình cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp trước ngày 10/4.

3- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, hoàn thiện Danh mục các Luật, Pháp lệnh, Nghị định cần phải sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để phù hợp với các cam kết trong TPP, kiến nghị lộ trình cụ thể, ưu tiên các văn bản phải ban hành ngay để đảm bảo việc thực thi Hiệp định, trình Chính phủ trước ngày 20/4/2016.

4. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợpphổi họp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện Tờ trình phê chuẩn Hiệp định TPP theo đúng quy định của Hiến pháp 2013 và Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế, trình Chính phủ trước ngàv 20/4/2016./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TPP: Những vấn đề và thách thức đặt ra với Việt Nam
TPP: Những vấn đề và thách thức đặt ra với Việt Nam

VOV.VN - Cuộc toạ đàm về TPP và những vấn đề và thách thức đặt ra với Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) cùng VCCI đồng tổ chức sáng 15/3 tại Hà Nội.

TPP: Những vấn đề và thách thức đặt ra với Việt Nam

TPP: Những vấn đề và thách thức đặt ra với Việt Nam

VOV.VN - Cuộc toạ đàm về TPP và những vấn đề và thách thức đặt ra với Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) cùng VCCI đồng tổ chức sáng 15/3 tại Hà Nội.

Vào TPP: Doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức gì?
Vào TPP: Doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức gì?

VOV.VN - Thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp khi vào TPP là chưa đủ khả năng cạnh tranh, chưa chủ động, sẵn sàng hội nhập trên sân chơi toàn cầu.

Vào TPP: Doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức gì?

Vào TPP: Doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức gì?

VOV.VN - Thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp khi vào TPP là chưa đủ khả năng cạnh tranh, chưa chủ động, sẵn sàng hội nhập trên sân chơi toàn cầu.

Băn khoăn lớn nhất khi vào TPP là gì?
Băn khoăn lớn nhất khi vào TPP là gì?

VOV.VN - Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho rằng, vào TPP, vấn đề đáng lo nhất là Nhà nước chứ không phải doanh nghiệp.

Băn khoăn lớn nhất khi vào TPP là gì?

Băn khoăn lớn nhất khi vào TPP là gì?

VOV.VN - Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho rằng, vào TPP, vấn đề đáng lo nhất là Nhà nước chứ không phải doanh nghiệp.

Hội nhập TPP: Thách thức lớn nhất là khi không tận dụng được cơ hội
Hội nhập TPP: Thách thức lớn nhất là khi không tận dụng được cơ hội

VOV.VN -Triển vọng mở ra là to lớn với mỗi quốc gia thành viên TPP, nhưng để triển vọng biến thành hiện thực, tùy thuộc vào sự chuẩn bị của mỗi quốc gia.

Hội nhập TPP: Thách thức lớn nhất là khi không tận dụng được cơ hội

Hội nhập TPP: Thách thức lớn nhất là khi không tận dụng được cơ hội

VOV.VN -Triển vọng mở ra là to lớn với mỗi quốc gia thành viên TPP, nhưng để triển vọng biến thành hiện thực, tùy thuộc vào sự chuẩn bị của mỗi quốc gia.

TPP - Mở cửa để hòa nhập cộng đồng
TPP - Mở cửa để hòa nhập cộng đồng

TPP đòi hỏi Việt Nam phải cải cách thể chế, pháp luật nhà nước, chủ trương, chính sách để tuân thủ các cam kết của mình.

TPP - Mở cửa để hòa nhập cộng đồng

TPP - Mở cửa để hòa nhập cộng đồng

TPP đòi hỏi Việt Nam phải cải cách thể chế, pháp luật nhà nước, chủ trương, chính sách để tuân thủ các cam kết của mình.