Cổ phần hóa 11 Tổng công ty thuộc Bộ Giao thông

VOV.VN -Đến cuối tháng 5/2014, các Tổng công ty sẽ thực hiện đăng ký doanh nghiệp và chi trả tiền giải quyết chế độ lao động.

Các báo cáo tại cuộc họp về cổ phần hoá doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải ngày 17/2 cho biết, 7/11 doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa theo quy định đã có từ 2-3 nhà đầu tư đăng ký làm cổ đông chiến lược với tỷ lệ cổ phần tham gia từ 20-31% bao gồm các Tổng cổng ty Xây dựng Công trình giao thông 1, 4, 5, 8, Xây dựng Thăng Long, Tư vấn thiết kế GTVT, Xây dựng đường thủy.

Dự kiến, chậm nhất đến cuối tháng 5/2014, các Tổng công ty sẽ thực hiện đăng ký doanh nghiệp và chi trả tiền giải quyết chế độ lao động.

Tính đến 14/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt Phương án cổ phần hóa 09/10 Công ty mẹ - Tổng công ty thuộc Bộ GTVT. Cụ thể, Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, 4, 5, 6, Xây dựng Thăng Long, Xây dựng đường thủy, Tư vấn thiết kế GTVT, Vận tải thủy, Công nghiệp ô tô Việt Nam.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ GTVT là tiếp tục thực hiện công tác đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp mà trọng tâm là thực hiện cổ phần hóa. Để thực hiện nhiệm vụ này, trước hết Bộ GTVT phải tập trung hoàn thành việc cổ phần hóa 11 Tổng công ty. Đồng thời, chuẩn bị các thủ tục để cổ phần hóa Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép cổ phần hóa Bệnh viện GTVT Trung ương I./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Chậm cổ phần hoá vì sợ mất chức"
Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Chậm cổ phần hoá vì sợ mất chức"

VOV.VN -Theo ông Thăng, khi CPH sẽ có sự giám sát của các cổ đông và Nhà nước chỉ tập trung quản lý, tạo thể chế, chính sách... cho các DN

Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Chậm cổ phần hoá vì sợ mất chức"

Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Chậm cổ phần hoá vì sợ mất chức"

VOV.VN -Theo ông Thăng, khi CPH sẽ có sự giám sát của các cổ đông và Nhà nước chỉ tập trung quản lý, tạo thể chế, chính sách... cho các DN