Có thể ‘cắt’ vốn ODA cho Việt Nam từ năm 2017

VOV.VN -Theo Bộ Tài chính, dự kiến đến tháng 7/2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA.

Chính phủ đang ‘gánh’ rủi ro tín dụng vốn vay ODA

Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, trong giai đoạn 10 năm trở lại đây (2005 – 2015), tổng số vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết khoảng 45 tỷ USD, cơ cấu sử dụng trong nước được phân chia 1/3 cho ngân sách trung ương để cấp phát cho các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của Ngân sách trung ương; 1/3 dành cho các chương trình, dự án của địa phương; và 1/3 để cho vay lại các dự án trọng điểm của nhà nước.

Cầu Thanh Trì, một cây cầu lớn bắc qua sông Hồng, được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản (Ảnh:KT)

Trong tổng số vốn dành cho chương trình, dự án của địa phương, tỷ trọng vốn cấp phát chiếm 92,2%; cho vay lại chỉ chiếm 7,8%. Đối với phần vốn để cho vay lại các dự án đầu tư trọng điểm của nhà nước, cho đến nay hầu hết Chính phủ vẫn chịu toàn bộ các rủi ro tín dụng. Cơ quan cho vay lại chỉ có vai trò là ngân hàng phục vụ và hưởng phí dịch vụ. 

Thực tế này, theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, do trong các giai đoạn trước, nước ta còn nhiều khó khăn, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội còn kém; nhu cầu huy động các nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng theo các Nghị quyết của Trung ương là rất lớn. Khả năng tham gia đầu tư vào các lĩnh vực này của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước còn nhiều hạn chế;

Hơn nữa, do Việt nam vẫn là quốc gia đang phát triển, được các Tổ chức tài chính quốc tế và các nước song phương cung cấp nguồn vốn ODA với chi phí thấp và thời gian vay dài. Việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài cho đầu tư phát triển trong những năm qua đã góp phần thay đổi diện mạo của đất nước, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đã thay đổi căn bản. Nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài được tập trung vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như: giao thông, cầu, cảng, hàng không, năng lượng, cấp thoát nước; môi trường, biến đổi khí hậu; vấn đề dân sinh, xóa đói, giảm nghèo...

Hàng loạt vấn đề nảy sinh

Thông tin tại cuộc họp báo chuyên đề hôm qua (22/3), ông Trương Hùng Long cho biết, bên cạnh các kết quả tích cực, cơ chế sử dụng vốn chủ yếu dựa vào cấp phát từ ngân sách nhà nước và Nhà nước chịu rủi ro toàn bộ như hiện nay cũng đang đặt ra nhiều vấn đề.

Chẳng hạn, đầu tư dàn trải, chưa thực hiệu quả; tình trạng chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư còn không ít; tính hợp lý trong phân bổ nguồn vốn giữa các địa bàn còn bất cập. Mức độ tiếp cận nguồn vốn của các địa phương miền núi, khó khăn thường hạn chế hơn các tỉnh, thành phố lớn. Và việc duy trì cơ chế mang tính bao cấp từ phía Trung ương trong thời gian dài đã tạo ra tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, chưa thực sự khuyến khích các chủ đầu sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả.

Trong số rất nhiều vấn đề đang đặt ra về vốn ODA, Bộ Tài chính phân tích: Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt. Cụ thể, giai đoạn trước năm 2010, thời hạn vay bình quân khoảng từ 30-40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7-0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn. Giai đoạn từ 2011-2015, thời hạn vay bình quân chỉ còn từ 10-25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay; với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên. Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp.

Dự kiến đến tháng 7/2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%.

Địa phương vay lại ODA sẽ phải tự trả nợ

Bên cạnh đó, Luật Ngân sách nhà nước 2015 (có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017) đã chính thức quy định ngân sách địa phương được phép bội chi; tức là xác lập quyền vay nợ và nghĩa vụ trả nợ của địa phương. Vì vậy, việc tách bạch quyền, nghĩa vụ trong việc vay, trả nợ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương là cần thiết; đồng thời, tăng tính trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc nâng cao tính chủ động và hiệu quả sử dụng vốn vay, góp phần quản lý hiệu quả nợ công.

Đối với cho vay lại dự án đầu tư trọng điểm, trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ đang có chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, cải cách giá dịch vụ công ích theo đó một số ngành, lĩnh vực CSHT có khả năng hoàn vốn cao hơn  như: ngành điện, nước, một số dự án hạ tầng giao thông... Vì vậy, để tăng cường hiệu quả dự án, trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan quan cho vay lại, nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý khoản vay của cơ quan cho vay lại, việc mở rộng cơ chế cơ quan cho vay lại chia sẻ rủi ro với Chính phủ là cần thiết nhằm đảm bảo nguyên tắc tín dụng trong cho vay lại.  

Từ bối cảnh đó, Bộ Tài chính cho rằng, Nhà nước nên tập trung nguồn vốn ODA vào những lĩnh vực then chốt, các dự án công trình trọng điểm, thu hẹp phạm vi cấp phát từ Ngân sách nhà nước và giảm tính bao cấp của nhà nước trong cơ chế sử dụng vốn vay nước ngoài. Đối với các địa phương có tiềm lực tài chính khá, và đặc biệt các địa phương có khả năng điều tiết ngân sách về trung ương thì phải thì phải chia sẻ gánh nặng nợ với ngân sách trung ương thông qua cơ chế cho vay lại Chính quyền địa phương.

Đối với các lĩnh vực, các dự án có khả năng hoàn vốn và có khả năng huy động từ các thành phần kinh tế thì phải chuyển dần sang cơ chế thị trường thông qua cơ chế cho vay chịu rủi ro. Về lâu dài sẽ thực hiện đúng theo cơ chế thị trường. Và phải tăng tính công khai minh bạch trong quản lý, sử dụng nguồn vốn vay công; tăng tính trách nhiệm của tất cả các chủ thể liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn vốn vay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam cần vay vốn ODA 39,5 tỷ USD giai đoạn 2016 - 2020
Việt Nam cần vay vốn ODA 39,5 tỷ USD giai đoạn 2016 - 2020

VOV.VN -Theo đề án về định hướng thu hút nguồn vốn ODA vừa được Thủ tướng phê duyệt, từ 2016-2020, Việt Nam có nhu cầu vay ODA khoảng 39,5 tỷ USD.

Việt Nam cần vay vốn ODA 39,5 tỷ USD giai đoạn 2016 - 2020

Việt Nam cần vay vốn ODA 39,5 tỷ USD giai đoạn 2016 - 2020

VOV.VN -Theo đề án về định hướng thu hút nguồn vốn ODA vừa được Thủ tướng phê duyệt, từ 2016-2020, Việt Nam có nhu cầu vay ODA khoảng 39,5 tỷ USD.

Giao thương trên Biển Đông vào Sách Trắng ODA của Nhật Bản
Giao thương trên Biển Đông vào Sách Trắng ODA của Nhật Bản

VOV.VN - Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhật Bản đã đưa nội dung bảo vệ các tuyến đường giao thương trên Biển Đông vào Sách Trắng ODA.

Giao thương trên Biển Đông vào Sách Trắng ODA của Nhật Bản

Giao thương trên Biển Đông vào Sách Trắng ODA của Nhật Bản

VOV.VN - Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhật Bản đã đưa nội dung bảo vệ các tuyến đường giao thương trên Biển Đông vào Sách Trắng ODA.

Cho vay lại vốn ODA: Chuyển dần trách nhiệm trả nợ sang địa phương
Cho vay lại vốn ODA: Chuyển dần trách nhiệm trả nợ sang địa phương

VOV.VN -Thời gian tới sẽ tăng cường cơ chế cho vay lại vốn ODA, chuyển dần trách nhiệm trả nợ từ Trung ương sang các địa phương.

Cho vay lại vốn ODA: Chuyển dần trách nhiệm trả nợ sang địa phương

Cho vay lại vốn ODA: Chuyển dần trách nhiệm trả nợ sang địa phương

VOV.VN -Thời gian tới sẽ tăng cường cơ chế cho vay lại vốn ODA, chuyển dần trách nhiệm trả nợ từ Trung ương sang các địa phương.

Cần cơ chế cho vay lại vốn ODA đối với địa phương
Cần cơ chế cho vay lại vốn ODA đối với địa phương

VOV.VN - Nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ cho địa phương theo hình thức cấp phát dẫn tới tình trạng đầu tư dàn trải kém hiệu quả.

Cần cơ chế cho vay lại vốn ODA đối với địa phương

Cần cơ chế cho vay lại vốn ODA đối với địa phương

VOV.VN - Nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ cho địa phương theo hình thức cấp phát dẫn tới tình trạng đầu tư dàn trải kém hiệu quả.

Nhật Bản viện trợ hơn 95 tỷ yên vốn ODA cho Việt Nam
Nhật Bản viện trợ hơn 95 tỷ yên vốn ODA cho Việt Nam

VOV.VN - Nguồn vốn vay này nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhật Bản viện trợ hơn 95 tỷ yên vốn ODA cho Việt Nam

Nhật Bản viện trợ hơn 95 tỷ yên vốn ODA cho Việt Nam

VOV.VN - Nguồn vốn vay này nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tăng viện trợ ODA cho an ninh Biển Đông - Đòn hiểm của Nhật Bản
Tăng viện trợ ODA cho an ninh Biển Đông - Đòn hiểm của Nhật Bản

VOV.VN - Việc tăng viện trợ cho an ninh Biển Đông được cho là sẽ giúp Nhật Bản ghìm cương Trung Quốc trong những kế hoạch không minh bạch tiếp theo.

Tăng viện trợ ODA cho an ninh Biển Đông - Đòn hiểm của Nhật Bản

Tăng viện trợ ODA cho an ninh Biển Đông - Đòn hiểm của Nhật Bản

VOV.VN - Việc tăng viện trợ cho an ninh Biển Đông được cho là sẽ giúp Nhật Bản ghìm cương Trung Quốc trong những kế hoạch không minh bạch tiếp theo.