Câu hỏi về trách nhiệm bồi thường sau khi giao thông tại Suez được nối lại

VOV.VN - Các hoạt động tàu đi lại trên kênh đào Suez  đã hoạt động trở lại sau khi chiến dịch giải cứu siêu tàu Ever Given thành công sau 6 ngày mắc kẹt. Hiện đã bắt đầu có những câu hỏi liên quan đến trách nhiệm bồi thường sau sự cố với những thiệt hại khôn lường này.

Chủ tịch Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) Osama Rabie tối qua cho biết, hoạt động giao thông đi lại qua kênh đào Suez đã được nối lại. Có 422 tàu đang đợi để được thông thương qua Kênh đào Suez và không có tàu nào muốn thay đổi lộ trình.

“Trong khoảng 12 giờ tới có khoảng 113 tàu sẽ được di chuyển theo các hướng khác nhau. Với tốc độ này tất cả các tàu đang ùn ứ có thể đi qua kênh đào Suez trong vòng 3-3,5 ngày tới. Chúng tôi sẽ nỗ lực không ngừng để đảm bảo hoạt động thông suốt cho tuyến huyết mạch hàng hải này”, ông Rabie nói.

Lộ trình cho các tàu đang ùn tắc cũng sẽ được điều chỉnh theo ưu tiên mới, đặc biệt liên quan đến tình trạng của gia súc trên những con tàu. Trong khi đó tập đoàn vận tải biển khổng lồ Maersk nhận định, dựa trên tình trạng hiện tại, có thể phải mất 6 ngày hoặc hơn để các tàu hàng di chuyển qua Kênh đào Suez.

Kênh đào Suez là tuyến đường quan trọng, phục vụ khoảng 15% công suất vận tải biển của toàn thế giới. Sau 6 ngày bị mắc kẹt, nhiều chuyên gia nhận định thiệt hại là khôn lường. Sự cố lần này được cho là khiến Ai Cập thiệt hại khoảng 14-15 triệu USD mỗi ngày. Trong khi đó số lượng hàng hóa có ước tính tổng giá trị  từ 3-9,6 tỷ USD lênh đênh trên biển với nhiều nguy cơ rình rập. Những công ty vận tải biển lớn phải chuyển hướng đi vòng qua mũi Hảo Vọng của Nam Phi với chi phí cao hơn.

Tờ báo điện tử hàng đầu của Ai Cập Al-Ahram dẫn lời chuyên gia cho rằng, thay vì kiếm đền bù thiệt hại từ Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) hay hãng phụ trách hoạt động của tàu Ever Given, các tàu bị thiệt hại từ sự cố có thể yêu cầu bồi thường từ những nhà cung cấp bảo hiểm hàng hải thuộc các câu lạc bộ bảo vệ và bồi thường (P&I). Bên cạnh đó, Cơ quan này cũng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chi  phí giải cứu tàu Ever Given.

Xác định trách nhiệm bồi thường, Cơ quan quản lý kênh đào Suez cho biết, họ cũng là nạn nhân của sự cố này và sẽ thúc đẩy một cuộc điều tra để xác định mức độ bồi thường.

Chủ tịch Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) Osama Rabie nhấn mạnh: “Ai sẽ là người bồi thường?  Đối với kênh đào Suez, chúng tôi không đổ lỗi cho những gì đã xảy ra vì chúng ta đều bị thiệt hại. Còn vấn đề bồi thường, ai phải chịu trách nhiệm sẽ rõ ràng hơn trong cuộc điều tra”.

Sau vụ việc kênh đào Suez bị đình trệ, cũng có nhiều câu hỏi đặt ra là cần phải đa dạng hóa các tuyến đường biển để thay thế. Nga ngay lập tức quảng bá cho tuyến đường biển Bắc Cực như một giải pháp thay thế khả thi cho kênh đào Suez.

Đưa ra những lý do để các tàu hàng lựa chọn tuyến đường này, Cơ quan hạt nhân của Nga Rosatom khẳng định: Thứ nhất tuyến đường này cung cấp nhiều không gian rộng lớn hơn để đảm bảo các siêu tàu chở hàng có thể di chuyển dễ dàng. Thứ hai, hạm đội tàu phá băng hạt nhân của Nga- lớn nhất thế giới có thể dễ dàng giải cứu bất cứ tàu nào mắc kẹt. Tuyến đường biển phía Bắc cũng cho phép tàu bè cắt giảm hành trình đến các cảng châu Á 15 ngày so với tuyến đường thông thường qua kênh đào Suez.

Với việc tuyến đường này ngày càng được thông thoáng hơn, không bị các tảng băng cản trở do biến đổi khí hậu, Nga cũng có kế hoạch thúc đẩy dùng tuyến đường để xuất khẩu dầu và khí đốt ra thị trường nước ngoài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ai Cập cần 4 ngày để giải tỏa ách tắc giao thông tại kênh đào Suez
Ai Cập cần 4 ngày để giải tỏa ách tắc giao thông tại kênh đào Suez

VOV.VN - Ai Cập sẽ phải mất ít nhất 4 ngày để giải tỏa ách tắc giao thông tại kênh đào Suez.

Ai Cập cần 4 ngày để giải tỏa ách tắc giao thông tại kênh đào Suez

Ai Cập cần 4 ngày để giải tỏa ách tắc giao thông tại kênh đào Suez

VOV.VN - Ai Cập sẽ phải mất ít nhất 4 ngày để giải tỏa ách tắc giao thông tại kênh đào Suez.

Tiềm năng vận tải qua tuyến Biển Bắc sau sự cố tàu mắc kẹt ở kênh đào Suez
Tiềm năng vận tải qua tuyến Biển Bắc sau sự cố tàu mắc kẹt ở kênh đào Suez

VOV.VN - Sau sự cố siêu tàu container mắc kẹt khiến kênh đào Suez đóng cửa gần 1 tuần qua, Bộ Năng lượng Nga cho rằng tuyến đường biển phía Bắc là một lộ trình tiềm năng, có thể giảm đáng kể thời gian vận chuyển hàng hóa từ châu Á sang châu Âu.

Tiềm năng vận tải qua tuyến Biển Bắc sau sự cố tàu mắc kẹt ở kênh đào Suez

Tiềm năng vận tải qua tuyến Biển Bắc sau sự cố tàu mắc kẹt ở kênh đào Suez

VOV.VN - Sau sự cố siêu tàu container mắc kẹt khiến kênh đào Suez đóng cửa gần 1 tuần qua, Bộ Năng lượng Nga cho rằng tuyến đường biển phía Bắc là một lộ trình tiềm năng, có thể giảm đáng kể thời gian vận chuyển hàng hóa từ châu Á sang châu Âu.

Kênh Suez chính thức hoạt động trở lại
Kênh Suez chính thức hoạt động trở lại

VOV.VN - Cơ quan quản lý kênh đào Suez ở Ai Cập thông báo kênh đào hoạt động trở lại vào tối qua (29-3 theo giờ Cairo) sau khi tàu mắc kẹt được giải cứu thành công.

Kênh Suez chính thức hoạt động trở lại

Kênh Suez chính thức hoạt động trở lại

VOV.VN - Cơ quan quản lý kênh đào Suez ở Ai Cập thông báo kênh đào hoạt động trở lại vào tối qua (29-3 theo giờ Cairo) sau khi tàu mắc kẹt được giải cứu thành công.