Công ty quản lý quỹ lận đận trong năm 2013

Hàng loạt đơn vị phải tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể. Những doanh nghiệp còn hoạt động đều có mức tăng trưởng thấp.

Năm 2013, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục khó khăn khi tăng trưởng GDP chỉ khoảng 5,42% và là năm thứ ba liên tiếp không đạt mục tiêu đề ra. Dòng vốn trong nước cũng nghẽn lại khi tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm mạnh từ trên 40% GDP về chỉ còn 30% GDP, tăng trưởng tín dụng chưa có sự đột phá (ước chỉ khoảng 11-12%) do nợ xấu chưa được giải quyết.

Trong bối cảnh này, đa số nhà đầu tư có tâm lý thận trọng. “Hiện số nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội trên thị trường không nhiều, những nhà đầu tư mới thì gần như dè dặt”, ông Quách Mạnh Hào - một chuyên gia lâu năm trên thị trường chứng khoán cho biết. Thị trường chứng khoán tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhà đầu tư phòng thủ khiến các tổ chức kinh doanh chứng khoán tiếp tục có một năm buồn, chưa bao giờ ngành quản lý quỹ đối mặt với sự sàng lọc khốc liệt mạnh mẽ như năm qua.


quan-ly-quy-2629-1389805446.jpg
Nhà đầu tư thận trọng gây áp lực lên quá trình huy động vốn của các quỹ.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho hay, đến cuối năm 2013 thị trường còn 41/47 công ty quản lý quỹ hoạt động. Trong đó, một công ty đã giải thể, hai công ty tạm ngừng hoạt động, một công ty bị đình chỉ hoạt động và hai công ty vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Ngay đầu năm 2014, công ty Quản lý quỹ đầu tư Minh Việt, một đơn vị ở diện kiểm soát đặc biệt cuối năm ngoái cũng đã bị yêu cầu tạm ngừng hoạt động.

Theo quy định, các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hay kiểm soát đặc biệt sẽ chưa thực sự “chết hẳn” mà có thời gian tái cơ cấu, song khảo sát cho thấy, website của các công ty này hầu hết đã ở trạng thái "treo".

quan-ly-quy-1-JPG-3797-1389805446.jpg
Nguồn: SSC

Nhu cầu đầu tư tài chính giảm sút gây áp lực lên quá trình huy động vốn, cộng với quy mô các công ty này chủ yếu là nhỏ và vừa (vốn điều lệ 25 - 50 tỷ đồng) nên đã không đủ sức trụ lại được. Không chỉ vậy, theo tin từ Ủy ban Chứng khoán, 9 tháng của năm 2013, chỉ gần một nửa công ty quản lý quỹ có lãi, tập trung chủ yếu ở nhóm do ngân hàng lập ra hay của các tập đoàn lớn. Phần còn lại đang sống “lay lắt”.

Tại thời điểm 30/9/2013, Công ty Quản lý quỹ Sao Vàng có lợi nhuận chưa phân phối âm hơn 20 tỷ đồng, trong khi An Phúc và Thăng Long cũng lần lượt âm 8,3 và 9,5 tỷ đồng. Đặc biệt, Công ty Quản lý quỹ Đối tác toàn cầu, Hợp lực Việt Nam còn bị âm vốn chủ sở hữu tới 41,3 tỷ đồng và 24,8 tỷ đồng vào 30/6/2013, chiếm trên 50% vốn chủ sở hữu.

Tình hình làm ăn kém khởi sắc kéo theo tỷ lệ vốn khả dụng bị ảnh hưởng và công ty sẽ bị rơi vào tầm ngắm phải kiểm soát. Theo Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và kinh doanh bảo hiểm được Thủ tướng phê duyệt tháng 12/2012, công ty quản lý quỹ có tỷ lệ vốn khả dụng từ 120-150% sẽ bị đưa vào diện kiểm soát và phải tuân thủ lộ trình tái cơ cấu do Ủy ban Chứng khoán xây dựng. Các tổ chức này sẽ phải tăng vốn, tái cơ cấu danh mục đầu tư và giảm dần các hạng mục có hệ số rủi ro cao, thu hẹp địa bàn hoạt động, cắt giảm nhân sự, không được phân phối lợi nhuận… Nặng nề hơn, nếu công ty bị lỗ lũy kế trên 50% vốn điều lệ sẽ bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, cho giải thể hoặc phá sản.


quan-ly-quy-2-JPG-7398-1389805447.jpg
Các công ty kinh doanh thua lỗ -
Đơn vị: tỷ đồng. Nguồn: BCTC các công ty

Ông Nguyễn Việt Đức - Giám đốc Phân tích tại Công ty Quản lý quỹ Sài Gòn – Hà Nội (SHF) nhận định lĩnh vực quản lý quỹ hiện thời vẫn còn gặp khó khăn và chưa thể có điểm sáng ngay trong năm 2014. “Điểm yếu của công ty quản lý quỹ là không có nguồn thu ổn định giống các công ty chứng khoán (được thu phí từ nhà đầu tư). Hơn nữa, dạng quỹ đóng trên thị trường hiện cũng không còn phổ biến, còn quỹ mở có thể gặp khó thêm vài năm nữa”, vị này đánh giá.

Theo chuyên gia này, hai năm gần đây, một số công ty quản lý quỹ mới thực sự được hỗ trợ và bơm vốn mạnh từ công ty mẹ là ngân hàng. Họ có thể chấp nhận lỗ ở mảng quỹ, nhưng thu lời từ các nghiệp vụ khác. Dù vậy, với quy mô vốn lên đến nghìn tỷ, những công ty có ngân hàng mẹ chống lưng phía sau cũng có tiềm năng hơn. Trong ngắn hạn, quản lý quỹ có thể có lãi nhưng vẫn phải chờ thêm cơ hội. Sang năm 2014, ông Đức cho rằng lĩnh vực quản lý quỹ chưa chắc xuất hiện điểm sáng do sự phát triển, kết quả tái cơ cấu thường chậm hơn ngành chứng khoán.

Trong khi đó, một lãnh đạo tại Ủy ban Chứng khoán lại đánh giá trong năm qua các công ty quản lý quỹ đã có những bước tái cấu trúc khá tốt. “Thị trường có sự phân hóa, tập trung vào những đơn vị tiềm lực lớn, quản trị tốt nên việc nhiều quỹ bị lỗ, giải thể cũng là chuyện bình thường”, vị này nhận định.

Theo ông, với quy mô như hiện tại, số lượng công ty đang hoạt động vẫn được xem là tương đối nhiều. Mức độ cạnh tranh và bị đào thải theo đó sẽ cao và thực chất thị trường chỉ cần 3-5 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là đủ.

Tương lai, Ủy ban sẽ cân nhắc siết chặt tiêu chí hoạt động, giám sát công ty quản lý quỹ để tránh chuyện kinh doanh thua lỗ hoặc để doanh nghiệp làm những chuyện không minh bạch. Dù vậy, hiện tại việc kiểm soát chuyện thành lập công ty quản lý quỹ vẫn chưa thể chặt chẽ hơn do “những điều kiện thành lập chỉ quy định về định tính và định lượng như vốn điều lệ. Khi doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí này thì cơ quan chức năng phải cho phép thành lập”, ông chia sẻ. Vị này khẳng định quá trình hoạt động sẽ tạo nên quy luật đào thải, những công ty quản lý quỹ kém hiệu quả sẽ phải rời bỏ cuộc chơi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

GDP TP HCM tăng nhanh hơn Hà Nội gần 1%
GDP TP HCM tăng nhanh hơn Hà Nội gần 1%

Tăng trưởng kinh tế tại Hà Nội và TP HCM lần lượt đạt 7,88% và 8,7% theo số liệu thống kê 9 tháng đầu năm.

GDP TP HCM tăng nhanh hơn Hà Nội gần 1%

GDP TP HCM tăng nhanh hơn Hà Nội gần 1%

Tăng trưởng kinh tế tại Hà Nội và TP HCM lần lượt đạt 7,88% và 8,7% theo số liệu thống kê 9 tháng đầu năm.

Giải pháp tăng trưởng GDP 3 tháng cuối năm
Giải pháp tăng trưởng GDP 3 tháng cuối năm

VOV.VN - Tập trung đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tăng năng lực xuất nhập khẩu và kiểm soát thị trường.

Giải pháp tăng trưởng GDP 3 tháng cuối năm

Giải pháp tăng trưởng GDP 3 tháng cuối năm

VOV.VN - Tập trung đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tăng năng lực xuất nhập khẩu và kiểm soát thị trường.

TP HCM phấn đấu tăng GDP từ 9,5 - 10% năm 2014
TP HCM phấn đấu tăng GDP từ 9,5 - 10% năm 2014

VOV.VN - Trong đó tiêu chí hộ nghèo được điều chỉnh tăng lên 16 triệu đồng/người/năm và hộ cận nghèo lên 21 triệu đồng/người/năm.

TP HCM phấn đấu tăng GDP từ 9,5 - 10% năm 2014

TP HCM phấn đấu tăng GDP từ 9,5 - 10% năm 2014

VOV.VN - Trong đó tiêu chí hộ nghèo được điều chỉnh tăng lên 16 triệu đồng/người/năm và hộ cận nghèo lên 21 triệu đồng/người/năm.

15 tỷ phú ngân hàng giàu nhất trên sàn chứng khoán 2013
15 tỷ phú ngân hàng giàu nhất trên sàn chứng khoán 2013

Ngôi vị quán quân thuộc về ông chủ của OceanBank Hà Văn Thắm.

15 tỷ phú ngân hàng giàu nhất trên sàn chứng khoán 2013

15 tỷ phú ngân hàng giàu nhất trên sàn chứng khoán 2013

Ngôi vị quán quân thuộc về ông chủ của OceanBank Hà Văn Thắm.

Sức mua cổ phiếu nhóm chứng khoán tăng mạnh
Sức mua cổ phiếu nhóm chứng khoán tăng mạnh

VOV.VN - Trong số 13 cổ phiếu giao dịch đạt trên 10 tỷ đồng giá trị phiên sáng nay, có 5 mã chứng khoán.

Sức mua cổ phiếu nhóm chứng khoán tăng mạnh

Sức mua cổ phiếu nhóm chứng khoán tăng mạnh

VOV.VN - Trong số 13 cổ phiếu giao dịch đạt trên 10 tỷ đồng giá trị phiên sáng nay, có 5 mã chứng khoán.

Chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh nhất khu vực
Chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh nhất khu vực

VOV.VN - Theo Bloomberg, chỉ số VNIndex sẽ tiếp tục kéo dài đà tăng trong năm 2014, lên mức 603 điểm vào cuối năm. 

Chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh nhất khu vực

Chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh nhất khu vực

VOV.VN - Theo Bloomberg, chỉ số VNIndex sẽ tiếp tục kéo dài đà tăng trong năm 2014, lên mức 603 điểm vào cuối năm. 

Chuẩn bị đường lùi cho GDP
Chuẩn bị đường lùi cho GDP

Tổng sản phẩm quốc nội năm 2013 theo kế hoạch đề ra là 5,5% nhưng thời điểm hiện tại vẫn đang ở ngưỡng 5%.

Chuẩn bị đường lùi cho GDP

Chuẩn bị đường lùi cho GDP

Tổng sản phẩm quốc nội năm 2013 theo kế hoạch đề ra là 5,5% nhưng thời điểm hiện tại vẫn đang ở ngưỡng 5%.

Chứng khoán Việt Nam sẽ tăng mạnh trong năm 2014
Chứng khoán Việt Nam sẽ tăng mạnh trong năm 2014

Nhu cầu được cải thiện tại các nền kinh tế Mỹ và châu Âu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.

Chứng khoán Việt Nam sẽ tăng mạnh trong năm 2014

Chứng khoán Việt Nam sẽ tăng mạnh trong năm 2014

Nhu cầu được cải thiện tại các nền kinh tế Mỹ và châu Âu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.

Chứng khoán Đông Á có Chủ tịch mới
Chứng khoán Đông Á có Chủ tịch mới

Chủ tịch Hội đồng thành viên mới của DAS là bà Nguyễn Thị Kim Xuyến (hiện là Phó TGĐ ngân hàng Đông Á).

Chứng khoán Đông Á có Chủ tịch mới

Chứng khoán Đông Á có Chủ tịch mới

Chủ tịch Hội đồng thành viên mới của DAS là bà Nguyễn Thị Kim Xuyến (hiện là Phó TGĐ ngân hàng Đông Á).

Điều chỉnh số liệu GDP
Điều chỉnh số liệu GDP

VOV.VN - Ông Hà Quang Tuyến: Số liệu GDP điều chỉnh đã được sử dụng làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.

Điều chỉnh số liệu GDP

Điều chỉnh số liệu GDP

VOV.VN - Ông Hà Quang Tuyến: Số liệu GDP điều chỉnh đã được sử dụng làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.

Chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á
Chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

Kết thúc năm 2013 chỉ số Vn-Index của Việt Nam tăng trưởng trên 20% và hiện dẫn đầu tại khu vực Đông Nam Á.

Chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

Chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

Kết thúc năm 2013 chỉ số Vn-Index của Việt Nam tăng trưởng trên 20% và hiện dẫn đầu tại khu vực Đông Nam Á.

GDP cả năm 2013 tăng 5,42%
GDP cả năm 2013 tăng 5,42%

VOV.VN - Tổng cục Thống kê khẳng định, mức trưởng này tuy thấp hơn mục tiêu 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% năm 2012.

GDP cả năm 2013 tăng 5,42%

GDP cả năm 2013 tăng 5,42%

VOV.VN - Tổng cục Thống kê khẳng định, mức trưởng này tuy thấp hơn mục tiêu 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% năm 2012.

Bloomberg: GDP Việt Nam tăng nhanh hơn dự đoán
Bloomberg: GDP Việt Nam tăng nhanh hơn dự đoán

Bloomberg đưa tin kinh tế Việt Nam tăng nhanh hơn mức dự đoán của các nhà phân tích do xuất khẩu nhảy vọt, đầu tư nước ngoài tăng.

Bloomberg: GDP Việt Nam tăng nhanh hơn dự đoán

Bloomberg: GDP Việt Nam tăng nhanh hơn dự đoán

Bloomberg đưa tin kinh tế Việt Nam tăng nhanh hơn mức dự đoán của các nhà phân tích do xuất khẩu nhảy vọt, đầu tư nước ngoài tăng.