Đại biểu Quốc hội: Phải thống nhất đầu mối trả nợ công

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho biết, đến nay vẫn chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm cụ thể về vấn đề trả nợ công. Đây chính là bất cập lớn dẫn đến tình trạng nợ công đã gần chạm trần (63,7% GDP).

Trao đổi với báo chí chiều 30/5 bên kề Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, cần phải xác định đầu mối đứng ra chịu trách nhiệm đến cùng khoản vốn vay, cơ quan đó cũng quyết định việc đi vay thế nào và đầu tư vào đâu..

PGS. TS Hoàng Văn Cường, nhà giáo ưu tú, Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân nêu giả thiết: Trong kế hoạch 5 năm tới Chính phủ sẽ vay bao nhiêu tiền, trong đó bao nhiêu phần trăm để đầu tư công, bao nhiêu là bảo lãnh trong doanh nghiệp và các tổ chức về sự nghiệp, bao nhiêu là để cho vay lại cần có một đầu mối thống nhất chịu trách nhiệm đến cùng để còn tính chuyện trả nợ.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường


Trong phiên thảo luận tại tổ trước đó về Dự luật Quản lý nợ công, đại biểu Hoàng Văn Cường khẳng định, theo quy định, việc quản lý nguồn vốn vay được giao cho ba cơ quan là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng các cơ quan này chỉ chú trọng đến việc vay vốn chứ chưa tính đến phương án trả nợ và đến nay vẫn chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm cụ thể việc này. Đây chính là bất cập lớn dẫn đến tình trạng nợ công đã gần chạm trần (63,7% GDP).

Trong dự thảo Luật quản lý nợ công (sửa đổi), quan điểm của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội nên tập trung cho một đầu mối là rất khoa học, ông Cường đánh giá.

Đại biểu Hoàng Văn Cường nêu rõ: Một đầu mối nghĩa là một cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm đến cùng khoản vốn vay, cơ quan đó cũng quyết định việc đi vay thế nào và đầu tư vào đâu. Cụ thể, nếu vay bảo lãnh để cho vay lại, Ngân hàng Nhà nước phải chịu trách nhiệm; vay về đầu tư công, Bộ Tài chính phải đứng ra làm đầu mối…

Đối với những khoản vay bảo lãnh, cơ quan bảo lãnh phải đảm bảo tránh nhiệm trong việc đứng ra trả nợ. Về khoản này, theo đại biểu Cường, Chính phủ nên giao cho Ngân hàng Nhà nước trách nhiệm trả nợ nếu đơn vị bảo lãnh không trả được chứ không được lấy tiền từ ngân sách để trả nợ công.

Với những dự án vay để đầu tư hạ tầng nằm trong chương trình đầu tư công của Chính phủ, Chính phủ sẽ phải trả; Bộ Tài chính cân nhắc xem nguồn thu ngân sách nếu có thể trả được, đồng thời chịu trách nhiệm đứng ra vay, bố trí nguồn thu ngân sách để trả. Như vậy, nguồn vốn vay sẽ đảm bảo hiệu quả và không xảy ra tình trạng khủng hoảng nợ công, ông Cường góp ý./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Siết chặt bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp, giảm áp lực nợ công
Siết chặt bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp, giảm áp lực nợ công

VOV.VN - Nợ do Chính phủ bảo lãnh tiềm ẩn nguy cơ với nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ và là một trong những áp lực lên nợ công.

Siết chặt bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp, giảm áp lực nợ công

Siết chặt bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp, giảm áp lực nợ công

VOV.VN - Nợ do Chính phủ bảo lãnh tiềm ẩn nguy cơ với nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ và là một trong những áp lực lên nợ công.

Nợ của DNNN không được tính là nợ công
Nợ của DNNN không được tính là nợ công

VOV.VN -Chính phủ thống nhất phạm vi nợ công gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương.

Nợ của DNNN không được tính là nợ công

Nợ của DNNN không được tính là nợ công

VOV.VN -Chính phủ thống nhất phạm vi nợ công gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương.

Cần “cuộc cách mạng” trong quản lý nợ công
Cần “cuộc cách mạng” trong quản lý nợ công

VOV.VN - Đại biểu QH cho rằng, tồn tại lớn nhất về quản lý nợ công hiện nay chính là việc phân tán trách nhiệm cho 3 cơ quan là Bộ Tài chính, Bộ KHĐT và NHNN.

Cần “cuộc cách mạng” trong quản lý nợ công

Cần “cuộc cách mạng” trong quản lý nợ công

VOV.VN - Đại biểu QH cho rằng, tồn tại lớn nhất về quản lý nợ công hiện nay chính là việc phân tán trách nhiệm cho 3 cơ quan là Bộ Tài chính, Bộ KHĐT và NHNN.

Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn
Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn

VOV.VN - Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn...

Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn

Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn

VOV.VN - Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn...