“Đất nước có lãi suất vay thấp nhất sẽ có hệ số rủi ro ít nhất”

VOV.VN - Ngân hàng và DN đều hướng tới mức lãi suất cho vay thấp nhất nhưng để làm được vẫn cần giữ được ổn định tiền tệ, ổn định hệ thống tài chính.

Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 được ban hành với một loạt những chỉ đạo “mở” cho doanh nghiệp như đơn giản hóa thủ tục vay vốn, xây dựng các chương trình vay vốn với lãi suất hợp lý…

Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIV, ĐBQH TP HCM – ông Trần Hoàng Ngân chia sẻ một số quan điểm về việc điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới.

Ông Trần Hoàng Ngân - ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh.

PV: Để phát triển sản xuất kinh doanh, hiện nhiều doanh nghiệp đang mong muốn tiếp cận nguồn vốn vay có lãi suất thấp hơn. Theo nhận định của ông liệu có còn dư địa để giảm lãi suất vay xuống nữa hay không?

Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Theo tôi thấy ý kiến các doanh nghiệp như vậy là rất chính đáng. Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia và khu vực như hiện nay, ngoài chi phí về cạnh tranh về mẫu mã sản phẩm còn có liên quan đến giá thành sản phẩm. Nhưng một trong những yếu tố tác động đến giá sản phẩm lại có yếu tố lãi suất. Nếu so với các sản phẩm cùng loại của Malayssia, Thái Lan hay một số nước Đông Nam Á… chi phí lãi suất của họ rất thấp so với Việt Nam.

Nắm bắt thực tế đó, hiện nay không chỉ các doanh nghiệp mà ngay các ngân ngân hàng cũng đang rất muốn cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp. Khi cho vay lãi suất thấp rủi ro ít hơn, doanh nghiệp làm ăn được sẽ tăng khả năng trả nợ. Nếu lãi suất cho vay tăng cao dẫn đến chi phí doanh nghiệp lớn, sản phẩm không bán được khi đó nợ xấu lại tăng lên.

Như vậy là đã có một sự đồng thuận từ góc độ người người cho vay lẫn người vay là đều hướng tới mức lãi suất thấp. Cho nên cơ sở để có thể quyết định việc này hiện nay chính là giữ ổn định tiền tệ, ổn định hệ thống tài chính. Khi đất nước có mức lãi suất thấp nhất là đất nước có hệ số rủi ro thấp nhất. Điều này được phản ánh rất rõ về an ninh tài chính, về an toàn tín dụng và tất cả điều đó được thể hiện qua lãi suất, lạm phát.

Năm nay, lạm phát dự kiến khoảng 5% nhưng thực tế do thời gian gần đây, giá xăng giảm 2 lần liên tiếp đã góp phần kéo CPI chững lại. Do vậy, nếu CPI ở mức khoảng 3-4% thì lãi suất có thể huy động và cho vay có thể nằm ở mức 6-7%. Như thế, mặc dù dư địa để giảm lãi suất tuy không nhiều nhưng nếu giữ lãi suất ở mức ổn định lâu dài lại chính là thông điệp mà các doanh nghiệp cần có.

PV: Như ông nói thì dư địa để giảm lãi suất là không nhiều nhưng nếu kinh tế vĩ mô giữ được ổn định và kéo giảm được lạm phát thì việc giảm lãi suất sẽ là điều không khó?

Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Tôi đã phát biểu rất nhiều lần từ Nghị quyết 11/CP của Chính phủ tháng 2/2011 khi chúng ta kiên quyết ổn định vĩ mô bằng cách kéo lạm phát từ trên 18% về mức 0,6% ở năm 2015. Khi nỗ lực kéo giảm lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô sẽ là cơ sở để các Ngân hàng thương mại quyết định hạ lãi suất huy động đồng thời kéo hạ luôn lãi suất cho vay.

Ví dụ, nếu lãi suất huy động là 10% thì áp lực của doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng để trả cổ tức cho cổ đông, nếu thấp hơn 10% sẽ khiến cổ đông rất bức xúc. Nhưng lãi suất ngân hàng giảm xuống 3% thì doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông 4-5% thì vẫn tốt.

Cho nên, mặt bằng để đánh giá đó chính là lãi suất huy động, nên bản thân doanh nghiệp và ngân hàng đều mong muốn kéo lãi suất huy động xuống vì ngân hàng thương mại cũng bị áp lực của các cổ đông. Tôi vẫn mong muốn chúng ta giữ lãi suất thấp và phải giữ cho được ổn định kinh tế vĩ mô.

PV: Theo nhận định của ông thì từ nay đến cuối năm liệu sẽ có những yếu tố tiêu cực nào tác động đến chính sách tiền tệ?

Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Từ nay đến cuối năm thì một trong những cái khó là làm sao giữ lạm phát vì đây là mục tiêu hàng đầu. Ngoài ra, mục tiêu kép nữa là vừa giữ lạm phát, vừa tăng trưởng GDP đúng theo kế hoạch. Tuy vậy, GDP theo kế hoạch năm nay nếu không đạt thì phải giữ được lạm phát và đây là yếu tố căng thẳng nhất đối với việc điều hành chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất.

Một điểm nữa là do các nước hiện phá giá đồng nội tệ rất mạnh để cạnh tranh hàng hóa trên thị trường quốc tế sau sự kiện Brexit tại Anh vừa qua, trong khi Việt Nam chưa có điều chỉnh nhiều và như vậy sẽ gây áp lực lên chi phí để cạnh tranh hàng hóa trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, xuất khẩu năm nay nếu không đạt mục tiêu sẽ dẫn đến nhập siêu và điều này sẽ tác động ngược đến tỷ giá và cả lên GDP.

Như vậy chính sách lãi suất đang bị hai gọng kìm: Vừa thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát để kéo giảm lãi suất nhưng đồng thời chính sách tiền tệ phải hỗ trợ cho việc xuất khẩu, tạo sự cạnh tranh hàng hóa trên thị trường quốc tế, từ đó cải thiện cán cân thương mại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP./.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lập “siêu ủy ban” quản lý hàng trăm tỷ USD liệu có cần thiết?
Lập “siêu ủy ban” quản lý hàng trăm tỷ USD liệu có cần thiết?

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng chỉ nên giao về cho một bộ quản lý giám sát tài sản, vốn của doanh nghiệp nhà nước không nhất thiết phải lập “siêu ủy ban”.

Lập “siêu ủy ban” quản lý hàng trăm tỷ USD liệu có cần thiết?

Lập “siêu ủy ban” quản lý hàng trăm tỷ USD liệu có cần thiết?

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng chỉ nên giao về cho một bộ quản lý giám sát tài sản, vốn của doanh nghiệp nhà nước không nhất thiết phải lập “siêu ủy ban”.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Vay vốn không phải dễ
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Vay vốn không phải dễ

VOV.VN - Công nghiệp hỗ trợ thường đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong khi thời gian hoàn vốn chậm nên để được vay vốn không phải chuyện dễ dàng.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Vay vốn không phải dễ

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Vay vốn không phải dễ

VOV.VN - Công nghiệp hỗ trợ thường đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong khi thời gian hoàn vốn chậm nên để được vay vốn không phải chuyện dễ dàng.

Vụ Chính sách tiền tệ lên tiếng về điều hành lãi suất, tỷ giá
Vụ Chính sách tiền tệ lên tiếng về điều hành lãi suất, tỷ giá

NHNN đã điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, điều tiết thanh khoản hợp lý nhằm hỗ trợ ổn định tỷ giá, thị trường ngoại tệ.

Vụ Chính sách tiền tệ lên tiếng về điều hành lãi suất, tỷ giá

Vụ Chính sách tiền tệ lên tiếng về điều hành lãi suất, tỷ giá

NHNN đã điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, điều tiết thanh khoản hợp lý nhằm hỗ trợ ổn định tỷ giá, thị trường ngoại tệ.

Ngân hàng Nhà nước làm tốt công tác điều hành chính sách tiền tệ
Ngân hàng Nhà nước làm tốt công tác điều hành chính sách tiền tệ

VOV.VN - Thời gian tới Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bám sát các nội dung và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ; điều hành lãi suất, kiểm soát lạm phát...

Ngân hàng Nhà nước làm tốt công tác điều hành chính sách tiền tệ

Ngân hàng Nhà nước làm tốt công tác điều hành chính sách tiền tệ

VOV.VN - Thời gian tới Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bám sát các nội dung và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ; điều hành lãi suất, kiểm soát lạm phát...