Đất “vàng” Đà Nẵng bị bỏ hoang: Quỹ đất thừa sao dân thiếu đất ở?

VOV.VN -Tính đến tháng 9/2014, thành phố Đà Nẵng còn nợ đất của hơn 1.300 hộ dân diện tái định cư với hơn 1.750 lô đất.

Tái định cư… không điện, không đài, không nước

Những ngày này, đường vào Khu dân cư Bá Tùng, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng lầy lội bùn đất. Ông Ngô Văn Nho, Bí thư Chi bộ khối phố Khuê Đông 1, phường Hòa Hải cho biết, các hộ dân nơi đây rời làng cũ nhường đất cho Dự án Khu du lịch sinh thái làng quê, ai cũng nghĩ đến nơi ở mới sẽ an toàn hơn trong mùa mưa lũ. Thế nhưng, nhiều người ngỡ ngàng khi được bố trí vào ở tại nơi chưa có hạ tầng thiết yếu.


Bà Trần Thị Mua chưa có đất tái định cư nên vẫn ở lại làng cũ

Ông Ngô Văn Nho cho biết, gia đình mình cũng gian nan đi tìm chỗ ở: “Nếu tôi không là Đảng viên, tôi không đi đâu, bởi vì tuyên bố tái định cư Bá Tùng là ở đây, nhưng các ông bố trí đất ở đây bán lung tung xèng. Ở đây, dân Hòa Quý- Khuê Đông không bao nhiêu hộ, toàn bộ là nơi khác. Bố trí không điện, không đài, không nước.... Cho nên có cho con tôi cũng không lên ở. Như cái rừng tha ma trong kia, bà con họ kêu la quá trời”.

Hơn chục năm nay, thành phố Đà Nẵng tập trung cho công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Gần 100.000 hộ dân đã đồng ý giải tỏa, di dời nhường đất cho cả ngàn dự án phát triển đô thị. Chỉ trong 4 năm qua, từ 2010- đến 2013, hơn 10.000 hộ dân rời nơi ở cũ để chính quyền thành phố triển khai 200 dự án lớn, nhỏ. Năm nay, thành phố Đà Nẵng tiến hành tổng rà soát các dự án trên địa bàn và xử lý rốt ráo chuyện nợ đất của người dân thuộc diện giải tỏa.

Qua kiểm tra công tác bố trí đất tái định cư tại 4 quận, huyện là: Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Hòa Vang, tính đến tháng 9/2014, thành phố Đà Nẵng còn nợ đất của hơn 1.300 hộ dân diện tái định cư với hơn 1.750 lô đất. Trong khi đó, thực tế quỹ đất tái định cư của thành phố còn thừa hơn 9.100 lô đất tại các dự án? Người dân và cán bộ nơi đây hoàn toàn bất ngờ khi con số này vừa được công bố sau hàng loạt chuyến vi hành của các cán bộ lãnh đạo cao nhất ở thành phố này.

Cán bộ có quyền cố tình “ém đất” của dân để trục lợi?

Có hay không chuyện một số cán bộ có chức, có quyền cố tình “ém đất” của dân để trục lợi? Ông Mai Văn Khuê, Chi hội trưởng Cựu chiến binh khối phố Khuê Đông 1, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn nghi ngại: “Đất thì có, nhà thì không, đường không có luôn. Đất không cấp cho dân, để nuôi bò với nuôi dê. Không cấp cho dân để đó cấp cho ai? Dân bất bình là phải chớ”.


Cựu chiến binh Mai Văn Khuê bức xúc khi nói về chuyện "ém đất"

Thông tin chính quyền nợ đất dân tái định cư được đưa ra “mổ xẻ” tại Hội nghị giám sát giữa 2 kỳ họp của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng làm dấy lên sự phản ứng mạnh mẽ trong dư luận nhân dân. Thật bất thường khi quỹ đất thì thừa mà dân tái định cư thiếu đất ở lại xảy ra ngay tại thành phố được xem là đi đầu trong công tác giải phóng mặt bằng, chỉnh trang đô thị.

Ông Thái Thanh Hùng, đại biểu HĐND TP Đà Nẵng đặt câu hỏi vì sao những lô đất ở vị trí đẹp, mặt tiền quay về hướng Đông, hướng Nam đều bị “ém giữ” mà không giao cho dân tái định cư làm nhà ở?

Khi nhìn nhận những việc làm thiếu minh bạch của các đơn vị chức năng, ông Phạm Việt Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng vòng vo chối bỏ trách nhiệm: “Vấn đề thiếu vốn dẫn đến đầu tư hạ tầng không đồng bộ nó dẫn đến nhân dân không được nhận đất tái định cư cũng như không được đền bù...”.

Lời giải thích quanh co của ông Giám đốc Sở Xây dựng không được Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ chấp nhận: “Không biết dân có thông không chứ tôi không thông. Quanh co nói lung tung như thế không thấy trách nhiệm cá nhân, không thấy trách nhiệm của đơn vị mình là không được. Có phải thiếu vốn đâu! Gần 9.000 lô đất đưa tiền rồi mới làm xong đó. Có đất sẵn rồi, đất dư đó chứ có phải không có vốn mà không có đất đâu. Nói loanh quanh! Phải thấy trách nhiệm của mình trước dân kia. Sai thì mình phân tích để làm cho tốt hơn. Thấy sai, thấy thiếu sót để mình làm tốt hơn cho dân thì dân mới tin!”


Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ (người ngồi giữa) với những bằng chứng về sự tắc trách trong việc bố trí đất tái định cư

Ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thừa nhận việc nợ đất tái định cư là có thật. Thực trạng này cho thấy sự phối hợp giữa các Ban Quản lý dự án, Ban Giải tỏa đền bù với chính quyền các quận, huyện và việc phân công nhiệm vụ, quyền hạn chưa phù hợp, còn nhiều lỏng lẻo. Để xảy ra tình trạng thừa đất mà không bố trí cho dân, trách nhiệm trước hết của lãnh đạo thành phố; đồng thời cần xem xét trách nhiệm của các Ban Giải tỏa đền bù trong việc làm bất thường này. Nếu cán bộ làm tốt nhiệm vụ thì người dân tái định cư có đất làm nhà, thành phố cũng không phải bỏ ra gần 65 tỷ đồng trong 3 năm qua từ ngân sách để hỗ trợ người dân thuê nhà ở tạm.

Tình trạng “Đất ngàn tỷ bỏ hoang, dân gian nan tìm chỗ ở” xảy ra tại thành phố Đà Nẵng cho thấy những khuất tất của một số cán bộ có chức, có quyền làm khổ người dân trong một thời gian dài. Sai phạm thì đã rõ. Thế nhưng, việc xử lý những cá nhân vi phạm vẫn chưa được xem xét đến nơi đến chốn? Cho đến nay, Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng  còn nợ người dân câu trả lời về việc “ém đất tái định cư” để làm gì? Và có hay không những ai đã trục lợi từ vụ việc này?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ thu hồi nhiều khu “đất vàng”
Sẽ thu hồi nhiều khu “đất vàng”

(VOV) -Một diện tích “đất vàng” khổng lồ bị bỏ hoang bởi những dự án không thể triển khai, đang chờ những hành động quyết liệt của UBND TP. Hà Nội.

Sẽ thu hồi nhiều khu “đất vàng”

Sẽ thu hồi nhiều khu “đất vàng”

(VOV) -Một diện tích “đất vàng” khổng lồ bị bỏ hoang bởi những dự án không thể triển khai, đang chờ những hành động quyết liệt của UBND TP. Hà Nội.

Cho thuê 'đất vàng' sai quy định ở quán bar Zone 9
Cho thuê 'đất vàng' sai quy định ở quán bar Zone 9

VOV.VN -Hàng nghìn mét vuông đất ở Zone 9 đang được cho thuê và sử dụng sai quy định, trong khi chính quyền sở tại chưa làm tròn trách nhiêm.

Cho thuê 'đất vàng' sai quy định ở quán bar Zone 9

Cho thuê 'đất vàng' sai quy định ở quán bar Zone 9

VOV.VN -Hàng nghìn mét vuông đất ở Zone 9 đang được cho thuê và sử dụng sai quy định, trong khi chính quyền sở tại chưa làm tròn trách nhiêm.

Di dời Bộ, ngành ra khỏi nội đô: “Đất vàng” thuộc về ai?
Di dời Bộ, ngành ra khỏi nội đô: “Đất vàng” thuộc về ai?

Điều đang được dư luận quan tâm là, các mảnh “đất vàng” sau khi các cơ quan này di chuyển đi sẽ được sử dụng như thế nào, ai quản lý?

Di dời Bộ, ngành ra khỏi nội đô: “Đất vàng” thuộc về ai?

Di dời Bộ, ngành ra khỏi nội đô: “Đất vàng” thuộc về ai?

Điều đang được dư luận quan tâm là, các mảnh “đất vàng” sau khi các cơ quan này di chuyển đi sẽ được sử dụng như thế nào, ai quản lý?

Nhà đầu tư ngoại “chạy làng”, đất vàng bỏ hoang
Nhà đầu tư ngoại “chạy làng”, đất vàng bỏ hoang

Nhiều địa phương đã tá hỏa khi nhiều mảnh đất vàng được cấp cho các nhà đầu tư ngoại đã bị bỏ hoang hay sang tay để kiếm lời.

Nhà đầu tư ngoại “chạy làng”, đất vàng bỏ hoang

Nhà đầu tư ngoại “chạy làng”, đất vàng bỏ hoang

Nhiều địa phương đã tá hỏa khi nhiều mảnh đất vàng được cấp cho các nhà đầu tư ngoại đã bị bỏ hoang hay sang tay để kiếm lời.

Đất “vàng” Đà Nẵng bỏ hoang: Chính quyền tiến thoái lưỡng nan
Đất “vàng” Đà Nẵng bỏ hoang: Chính quyền tiến thoái lưỡng nan

VOV.VN -TP Đà Nẵng còn rất nhiều khu đất ngàn tỷ đồng bị bỏ hoang, trong khi hàng ngàn hộ dân nhường đất cho các dự án lại chưa thể an cư lạc nghiệp.

Đất “vàng” Đà Nẵng bỏ hoang: Chính quyền tiến thoái lưỡng nan

Đất “vàng” Đà Nẵng bỏ hoang: Chính quyền tiến thoái lưỡng nan

VOV.VN -TP Đà Nẵng còn rất nhiều khu đất ngàn tỷ đồng bị bỏ hoang, trong khi hàng ngàn hộ dân nhường đất cho các dự án lại chưa thể an cư lạc nghiệp.

Hà Nội chuyển đổi hàng loạt khu đất 'vàng' thành trường học
Hà Nội chuyển đổi hàng loạt khu đất 'vàng' thành trường học

VOV.VN -Nhiều khu đất phố Hàng Chiếu, Hàng Buồm... rộng hàng trăm m2 dự kiến được chuyển đổi thành trường mầm non, tiểu học.

Hà Nội chuyển đổi hàng loạt khu đất 'vàng' thành trường học

Hà Nội chuyển đổi hàng loạt khu đất 'vàng' thành trường học

VOV.VN -Nhiều khu đất phố Hàng Chiếu, Hàng Buồm... rộng hàng trăm m2 dự kiến được chuyển đổi thành trường mầm non, tiểu học.