Đầu tư nước ngoài mang một số “căn bệnh” chỉ có ở Việt Nam

VOV.VN -Đó là tỷ lệ nội địa hóa một số ngành cơ khí sản xuất ô tô, xe máy thất bại, công nghiệp phụ trợ không hình thành được…

Phát biểu trong phiên thảo luận về Luật đầu tư (sửa đổi), đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP HCM) bày tỏ băn khoăn về việc “luật chồng luật”.

“Chúng ta đã có Luật doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh quy định trong Hiến pháp thể hiện ở Luật doanh nghiệp, lập doanh nghiệp ra là để đầu tư, người ta có thể đầu tư theo 2 cách. Cách đầu tư trực tiếp là thành lập doanh nghiệp và cách đầu tư khác là mua cổ phần, cổ phiếu. Việc mua cổ phần, cổ phiếu là theo Luật chứng khoán, một dạng nữa là đầu tư của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, cá thể thì chúng ta sẽ có quy định về hộ kinh doanh nhỏ có thể là không thành lập doanh nghiệp mà chỉ đăng ký thôi. Vậy thì đầu tư cơ bản được diễn ra qua hành động thành lập doanh nghiệp và có quyền đầu tư theo Luật doanh nghiệp. Luật đầu tư có cần nói là được quyền đầu tư nữa hay không? Tại sao chúng ta lại tách 2 luật này ra để có 2 loại quyền khác nhau” – Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.

Cũng theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Luật doanh nghiệp qui định những ngành nghề bị cấm, những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bây giờ trong Luật đầu tư lại có lĩnh vực đầu tư bị cấm, lĩnh vực đầu tư có điều kiện, lại có giấy phép này, giấy phép kia, không khéo sẽ có sự trùng lắp, chia cắt không cần thiết.

“Theo Luật doanh nghiệp, cá nhân có thể thành lập một ngành nghề không bị pháp luật cấm nhưng sau đó anh lại có một số dự án vi phạm. Vậy chỉ cần bổ sung vào Luật doanh nghiệp những lĩnh vực, những ngành nghề bị cấm và những hoạt động sản xuất, kinh doanh đầu tư bị cấm hay có điều kiện, có cần ra thêm Luật đầu tư nữa không, đó là điều băn khoăn và suy nghĩ của chúng tôi; tức là làm Luật doanh nghiệp toàn diện hơn. Nếu làm riêng như thế này tôi e rằng sẽ có những điểm dẫm chân và trùng lắp” – Đại biểu Trương Trọng Nghĩa bày tỏ băn khoăn.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng bày tỏ ủng hộ việc có một luật riêng về PPP, còn đầu tư ra nước ngoài nên là một mảng nằm trong Luật doanh nghiệp. Đại biểu dẫn chứng: “Khi thành lập doanh nghiệp thì tôi có quyền tự do kinh doanh trong nước và nước ngoài còn hiện nay chúng ta được hạn chế, bởi vì đồng tiền Việt Nam không chuyển đổi. Do đó, chúng ta siết chặt quản lý ngoại tệ, từ đó quyền đầu tư ở nước ngoài bị hạn chế một phần nào đó. Việc hạn chế đầu tư ra nước ngoài hiện nay đang cản trở hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, rất nhiều hoạt động đầu tư ra nước ngoài ở các nước như Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mỹ, EU, hiện nay chúng ta siết quá nhiều và nhiều doanh nghiệp đang kêu là không hợp lý.

Một điểm nữa khiến đại biểu Trương Trọng Nghĩa rất băn khoăn là đầu tư nước ngoài sau 20 năm đang tồn tại một số căn bệnh các nước khác không có, như tỷ lệ nội địa hóa một số ngành cơ khí sản xuất ô tô, xe máy thất bại, công nghiệp phụ trợ không hình thành được, xuất khẩu thô và xuất khẩu nguyên liệu, gia công, công nghệ thấp, lao động giá rẻ. Chúng ta đang là điểm để thu hút các nước đưa chuẩn đầu tư lên cao, kể cả Trung Quốc thì công nghệ thấp sẽ chảy về đây và những nơi cần lao động giá rẻ chảy về đây. Lao động ở Trung Quốc bây giờ đã lên, giá lao động lên chứng tỏ kinh tế của họ phát triển tốt, chúng ta vẫn là nơi hứng dự án công nghệ thấp và sử dụng lao động giản đơn, giá rẻ. Luật này phải giải đáp được bài toán đó, không phải đây là lúc 20 năm về trước chúng ta mở Luật đầu tư một lần nữa để lại hứng những dự án đầu tư một cách dễ dãi như trước. Có một số quy định, chúng ta có cấm, có điều kiện ưu đãi nhưng không có một điều khoản về hạn chế như sử dụng công nghệ thấp, sử dụng lao động giản đơn, sử dụng các dự án gây ô nhiễm môi trường.  “Tôi e rằng luật này đang không trả lời được những câu hỏi đó” – Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, trong các hành vi bị cấm cần bổ sung là cấm sử dụng các nguồn vốn bất hợp pháp. Từ trước đến giờ chúng ta thả nổi, không có câu hỏi này, vốn nào cũng được, chúng ta không truy nhưng hiện nay có nên quy định vấn đề này. “Nên có một câu trong những điều cấm là cấm sử dụng nguồn vốn bất hợp pháp, vốn của những kẻ khủng bố, vốn của ma túy, vốn của rửa tiền” – Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.

Có một điều nữa được đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu ra là nhiều luật có quy định thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, nếu việc áp dụng không trái nguyên tắc cơ bản của Việt Nam.  “Thực tế, rất nhiều vụ án các tòa án bế tắc không trả lời được thế nào là nguyên tắc cơ bản của luật pháp Việt Nam. Chúng tôi đề nghị phải có một định nghĩa thế nào là nguyên tắc cơ bản của luật pháp Việt Nam”, ông Trương Trọng Nghĩa nói.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng đề nghị, các danh mục, lĩnh vực đầu tư có điều kiện như Luật doanh nghiệp nên ban hành kèm theo luật và không nên để cho Chính phủ quy định. Bởi vì đây là mảnh đất màu mỡ cho việc ra đời các giấy phép con.

Cân nhắc tỷ lệ vốn để được coi là nhà đầu tư nước ngoài

Ngoài các nội dung đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu, một số nội dung khác được nhiều đại biểu đề cập. Cụ thể, Đại biểu Dương Hoàng Hương (đoàn Phú Thọ) đưa ra quan điểm với quy định ở tỷ lệ trên 51% mới coi là nhà đầu tư nước ngoài sẽ có những trường hợp cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài nắm giữ phần vốn điều lệ trong khoảng từ trên 50%-51% không bị coi là nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù trên thực tế các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài có vai trò hoàn toàn chi phối doanh nghiệp, bởi luôn dành được đa số trong mọi vấn đề cần quyết định bằng biểu quyết.

Quy định như vậy, theo đại biểu Dương Hoàng Hương, sẽ khó thống kê chính xác dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như kiến nghị của các tổ chức UEC, IMS, từ đó khó khăn cho công tác quản lý thực tế dòng vốn đầu tư nước ngoài và cũng ảnh hưởng tới việc xác định đánh giá các chính sách thu hút đầu tư. Mặt khác, nếu so sánh với các quy định tương tự trong pháp luật về đầu tư của một số nước khác, ngay cả của các nước trong khu vực là những nước có nhiều điểm tương đồng về điều kiện, trình độ phát triển và cùng theo đuổi những mục tiêu cạnh tranh thu hút đầu tư với Việt Nam thì thấy tỷ lệ này nhìn chung đều thấp hơn.

Vì các lý do đó, Đại biểu Dương Hoàng Hương, đề nghị cân nhắc nên quy định tỷ lệ này ở mức thấp hơn và tỷ lệ cụ thể được xác định trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các quy định dưới luật hiện hành về thu hút đầu tư nước ngoài và tham khảo thêm pháp luật của các nước, cũng như khuyến nghị của các tổ chức quốc tế nói trên.

Cùng chung băn khoăn về nội dung này, Đại biểu Đặng Thuần Phong (đoàn Bến Tre) cho rằng, Luật Đầu tư hiện hành chưa quy định rõ về tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài trong doanh nghiệp để làm cơ sở xác định khái niệm nhà đầu tư nước ngoài áp dụng điều kiện, thủ tục đầu tư cho đối tượng này. Nếu căn cứ quy định của luật hiện hành thì bất kể quy định nào có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nước ngoài, dù chỉ với tỷ lệ sở hữu vốn khoảng 1% cũng được coi là nhà đầu tư nước ngoài và phải tuân thủ một số hạn chế và những điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Dự thảo luật này đã cụ thể hóa hơn khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, theo hướng xác định quốc tịch và tỷ lệ sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài, tổ chức thành lập và hoạt động tại Việt Nam, có trên 51% vốn điều lệ do cá nhân, tổ chức nước ngoài sở hữu. Quy định như vậy cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời kế thừa được quy định về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài đã được thực hiện ổn định theo Quyết định 55 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. “Nhưng, để hoàn thiện hơn cũng cần nghiên cứu thêm những quy định để tránh lợi dụng, móc nối với các doanh nghiệp trong nước góp vốn vào lĩnh vực hạn chế gia nhập thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài, hoặc mượn danh, núp bóng doanh nghiệp trong nước hoạt động trên cơ sở nguồn lực của doanh nghiệp nước ngoài” – đại biểu Đặng Thuần Phong nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư 712 dự án ra nước ngoài
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư 712 dự án ra nước ngoài

Tổng vốn đăng kí đầu tư ra nước ngoài đạt 17,7 tỷ USD, lợi nhuận từ các dự án đạt khoảng 675 triệu USD.

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư 712 dự án ra nước ngoài

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư 712 dự án ra nước ngoài

Tổng vốn đăng kí đầu tư ra nước ngoài đạt 17,7 tỷ USD, lợi nhuận từ các dự án đạt khoảng 675 triệu USD.

Samsung sắp đầu tư thêm 1 tỉ USD vào Bắc Ninh?
Samsung sắp đầu tư thêm 1 tỉ USD vào Bắc Ninh?

Dự án công nghệ cao triển khai trên diện tích 46,28 ha trong khuôn viên Khu tổ hợp công nghệ Samsung Bắc Ninh.

Samsung sắp đầu tư thêm 1 tỉ USD vào Bắc Ninh?

Samsung sắp đầu tư thêm 1 tỉ USD vào Bắc Ninh?

Dự án công nghệ cao triển khai trên diện tích 46,28 ha trong khuôn viên Khu tổ hợp công nghệ Samsung Bắc Ninh.

Ưu tiên đầu tư cho khu vực ĐBSCL theo định hướng tổng hợp và bền vững
Ưu tiên đầu tư cho khu vực ĐBSCL theo định hướng tổng hợp và bền vững

VOV.VN -Thủ tướng nhấn mạnh tập trung đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực có lợi thế so sánh.

Ưu tiên đầu tư cho khu vực ĐBSCL theo định hướng tổng hợp và bền vững

Ưu tiên đầu tư cho khu vực ĐBSCL theo định hướng tổng hợp và bền vững

VOV.VN -Thủ tướng nhấn mạnh tập trung đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực có lợi thế so sánh.

Bình Dương vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư lâu dài
Bình Dương vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư lâu dài

VOV.VN - Tổng vốn FDI đầu tư vào Bình Dương từ đầu năm đến nay lên trên 978 triệu USD, tăng gần 15% so với 2013.

Bình Dương vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư lâu dài

Bình Dương vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư lâu dài

VOV.VN - Tổng vốn FDI đầu tư vào Bình Dương từ đầu năm đến nay lên trên 978 triệu USD, tăng gần 15% so với 2013.

Tập đoàn của Dubai đầu tư 5.500 tỷ đồng vào Thanh Hóa
Tập đoàn của Dubai đầu tư 5.500 tỷ đồng vào Thanh Hóa

Tập đoàn FLC sẽ đầu tư dự án phức hợp sân golf và khu nghỉ dưỡng quốc tế quy mô 5.500 tỷ đồng tại Sầm Sơn.

Tập đoàn của Dubai đầu tư 5.500 tỷ đồng vào Thanh Hóa

Tập đoàn của Dubai đầu tư 5.500 tỷ đồng vào Thanh Hóa

Tập đoàn FLC sẽ đầu tư dự án phức hợp sân golf và khu nghỉ dưỡng quốc tế quy mô 5.500 tỷ đồng tại Sầm Sơn.

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia đầu tư vào Lào
Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia đầu tư vào Lào

VOV.VN - Đứng đầu trong số các quốc gia đầu tư vào Lào là Trung Quốc với 5,2 tỷ USD, Việt Nam 4,7 tỷ USD, Thái Lan 4,6 tỷ USD.

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia đầu tư vào Lào

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia đầu tư vào Lào

VOV.VN - Đứng đầu trong số các quốc gia đầu tư vào Lào là Trung Quốc với 5,2 tỷ USD, Việt Nam 4,7 tỷ USD, Thái Lan 4,6 tỷ USD.

TP HCM trao giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án
TP HCM trao giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án

VOV.VN - Trong số này có 3 dự án đầu tư mới và 2 dự án tăng vốn với tổng số vốn lên đến gần 220 triệu USD.

TP HCM trao giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án

TP HCM trao giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án

VOV.VN - Trong số này có 3 dự án đầu tư mới và 2 dự án tăng vốn với tổng số vốn lên đến gần 220 triệu USD.

Tập đoàn Nike và Intel của Mỹ sẽ mở rộng đầu tư sản xuất tại Việt Nam
Tập đoàn Nike và Intel của Mỹ sẽ mở rộng đầu tư sản xuất tại Việt Nam

VOV.VN - Các tập đoàn Nike và Intel đang hoạt động ổn định, hiệu quả tại Việt Nam và sẽ mở rộng đầu tư trong thời gian tới.

Tập đoàn Nike và Intel của Mỹ sẽ mở rộng đầu tư sản xuất tại Việt Nam

Tập đoàn Nike và Intel của Mỹ sẽ mở rộng đầu tư sản xuất tại Việt Nam

VOV.VN - Các tập đoàn Nike và Intel đang hoạt động ổn định, hiệu quả tại Việt Nam và sẽ mở rộng đầu tư trong thời gian tới.