ĐBQH: Hệ thống đường sắt Việt Nam đang tụt hậu và yếu kém

VOV.VN - Sau hơn 130 năm phát triển, hiện đường sắt Việt Nam vẫn cơ bản là thế hệ công nghệ thứ 2, trong khi thế giới đang tiến sang thế hệ thứ 5.

Tụt hậu và yếu kém

Thảo luận tại Quốc hội về Luật Đường sắt (sửa đổi) sáng 18/11, đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) đánh giá, hệ thống đường sắt Việt Nam đang tụt hậu và yếu kém.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường 

Ông Nguyễn Phi Thường, Tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội nêu thực tế: Sau hơn 130 năm phát triển, hiện đường sắt Việt Nam vẫn cơ bản là thế hệ công nghệ thứ 2 với hơn 3.100km đường đơn khổ 1m từ thời Pháp, đầu máy diezen tốc độ trung bình thấp, trong khi công nghệ đường sắt thế giới đang ở thế hệ thứ 4 với khổ ray đôi 1,435m, đệm từ trường, đầu máy điện tốc độ cao và chuẩn bị tiến sang thế hệ thứ 5.

Theo nhận định của ông Thường, yếu kém của ngành đường sắt thể hiện bởi công nghệ điều hành thủ công, lạc hậu, mạng lưới thiếu kết nối, hầu như không kết nối với các đầu mối giao thông, cảng biển, sân bay, khu kinh tế. Năng lực kinh doanh yếu, tư duy bao cấp, chất lượng dịch vụ kém, doanh thu sản lượng và thị phần vận chuyển ngành đường sắt suy giảm nghiêm trọng.

Đầu tư vào đường sắt vẫn ở mức khiêm tốn (Ảnh minh họa)

Đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng, việc đường bộ "độc diễn" dẫn tới hàng loạt các vấn đề phát sinh như ùn tắc, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, xe quá khổ, quá tải, phá đường… ùn ứ bến xe mỗi dịp lễ, tết tại các đô thị lớn.

Về nguyên nhân, đại biểu Thường cho rằng có yếu tố bao cấp, sự lúng túng về chính sách phát triển và sự quan tâm đầu tư. Định hướng phát triển đường sắt cũng chưa rõ ràng, nên đầu tư cũng cầm cự.

Theo ông Thường, với địa hình đất nước trải dài Bắc - Nam, Việt Nam cần phải có đường sắt loại hình vận chuyển khối lớn, siêu trường, siêu trọng, an toàn, thân thiện môi trường để phát huy tối đa hiệu quả hệ thống giao thông vận tải thống nhất toàn quốc, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển đất nước.

“Cần bố trí một khoản nhỏ trong gói 80.000 tỷ cho nghiên cứu khả thi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Để sau năm 2020 có điều kiện có thể triển khai dự án và phải có chính sách giữ cho được quỹ đất để xây dựng đường sắt tốc độ cao sau này.

Nhận định về đầu tư vào ngành đường sắt, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (đoàn Thừa Thiên Huế) cho rằng, đường sắt được đầu tư với một số vốn rất khiêm tốn. Máy móc, thiết bị, hệ thống đường, đặc biệt các đầu tàu đều lạc hậu.

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa

“Bây giờ thế hệ các đầu tàu của chúng ta không có các nhà máy sản xuất nữa. Một số đồng chí phụ trách về Tổng cục đường sắt nói chúng tôi phải sang các nước để đi mua ở chợ trời”, ông Đặng Ngọc Nghĩa nêu thực trạng.

Nghịch lý trong đầu tư vào đường sắt

Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (đoàn Bình Phước) cho rằng, đường sắt được xác định là loại hình giao thông an toàn nhất hiện nay, nhưng nghịch lý là kinh phí đầu tư cho giao thông đường sắt ít hơn nhiều so với các loại hình đường bộ, đường hàng không, đường thủy. Thực tế, hành khách lại chọn loại hình đường sắt thấp, chiếm 0,4% tổng số hành khách, khoảng 11 triệu người/năm. Vận chuyển hàng hóa rất thấp, chỉ có 0,7%. Vậy, câu hỏi đặt ra thời gian qua chúng ta đã quan tâm đầu tư cho lĩnh vực đường sắt hài hòa với các loại hình giao thông khác hay chưa, đại biểu Hạnh nêu vấn đề.

Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh

Chia sẻ quan điểm này, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) chỉ ra rằng, hiện nay, một hệ thống đường sắt đô thị ở Việt Nam đang được đầu tư bởi nhiều nước, nhiều trình độ công nghệ, như vậy sau này rất khó khăn trong việc bảo trì, bảo dưỡng, thay thế thiết bị và cả trong đào tạo nguồn nhân lực để làm chủ các công nghệ.

Đại biểu này cũng tán thành việc bổ sung một số quy định cơ bản về đường sắt tốc độ cao trong luật để làm cơ sở pháp lý cho việc chuẩn bị và đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao sau này.

Đại biểu Nguyễn Văn Thể (đoàn Sóc Trăng) nêu thực trạng: Đi đường bộ từ Bắc vào Nam mất hơn mười tiếng đồng hồ, trong khi đi đường sắt mất tới 32 tiếng. Với việc phát triển đầu tư đường sắt đôi Bắc Nam, mỗi ngày có thể đi vài trăm chuyến Bắc - Nam, hành khách đi trên xe đường sắt 150km/h và đi hơn 10 tiếng đã tới Hà Nội. Khi đó, đi đường bộ chỉ trong phạm vi 100-200km, còn đi xa sẽ đi đường sắt, kể cả hàng hóa Bắc- Nam sẽ chuyển qua đường sắt.

Đại biểu Nguyễn Văn Thể

Ông Trương Quang Nghĩa - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh: Vận tải đặc biệt là đường sắt, vốn là một phương thức vận tải hàng hóa và hành khách khối lượng lớn, hiệu quả, thân thiện với môi trường, còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa

Ban soạn thảo Luật đường sắt ghi nhận các ý kiến đóng góp của các vị đại biểu Quốc hội, đồng thời sẽ cùng Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát hoàn chỉnh dự thảo luật để trình Quốc hội và mong sẽ được thông qua trong kỳ họp sau.

Thị phần vận chuyển cả hàng hóa và hành khách của ngành đường sắt Việt Nam hiện nay là dưới 1%. Trong khi đó, đường bộ chiếm khoảng gần 65% đối với hàng hóa và gần 94% đối với hành khách./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghiên cứu phương án xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Nghiên cứu phương án xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa yêu cầu nghiên cứu phương án xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Nghiên cứu phương án xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Nghiên cứu phương án xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa yêu cầu nghiên cứu phương án xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Bao giờ Việt Nam có đường sắt tốc độ cao?
Bao giờ Việt Nam có đường sắt tốc độ cao?

VOV.VN - Theo chiến lược phát triển đường sắt đã được Thủ tướng phê duyệt, sau năm 2050 Việt Nam sẽ có tuyến đường sắt đôi tốc độ cao 350 km/h.

Bao giờ Việt Nam có đường sắt tốc độ cao?

Bao giờ Việt Nam có đường sắt tốc độ cao?

VOV.VN - Theo chiến lược phát triển đường sắt đã được Thủ tướng phê duyệt, sau năm 2050 Việt Nam sẽ có tuyến đường sắt đôi tốc độ cao 350 km/h.

Đường sắt tốc độ cao: Vốn đầu tư không dưới 40 tỷ USD
Đường sắt tốc độ cao: Vốn đầu tư không dưới 40 tỷ USD

VOV.VN - Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa cho rằng, vốn đầu tư cho dự án đường sắt tốc độ cao cần không dưới 40 tỷ USD.

Đường sắt tốc độ cao: Vốn đầu tư không dưới 40 tỷ USD

Đường sắt tốc độ cao: Vốn đầu tư không dưới 40 tỷ USD

VOV.VN - Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa cho rằng, vốn đầu tư cho dự án đường sắt tốc độ cao cần không dưới 40 tỷ USD.

Ngành đường sắt cần cuộc cách mạng để “lột xác”
Ngành đường sắt cần cuộc cách mạng để “lột xác”

VOV.VN - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cho rằng ngành đường sắt đang quá tụt hậu, cần có cuộc cách mạng để thúc đẩy đường sắt Việt Nam phát triển.

Ngành đường sắt cần cuộc cách mạng để “lột xác”

Ngành đường sắt cần cuộc cách mạng để “lột xác”

VOV.VN - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cho rằng ngành đường sắt đang quá tụt hậu, cần có cuộc cách mạng để thúc đẩy đường sắt Việt Nam phát triển.