ĐBSCL: Liên kết sản xuất để ổn định đầu ra cho nông sản

VOV.VN - Việc liên kết giữa người dân và doanh nghiệp tại ĐBSCL đang là hướng đi đúng đắn, giúp nông sản ổn định đầu ra, không bị thương lái ép giá.

Nhiều năm trước đây, cứ mỗi khi bước vào vụ thu hoạch lúa ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vấn đề được nhiều người nhắc tới là tình trạng thương lái ép giá, khiến cho người dân điêu đứng. Bán thì lỗ, không bán thì không có tiền trả phân bón thuốc trừ sâu và chuẩn bị cho vụ lúa sắp tới. Hay như việc thương lái đến đặt cọc ngay từ đầu vụ nhưng tới khi thu hoạch thì đành bỏ cọc để người dân loay hoay tìm đầu ra…và còn rất nhiều các mặt hàng nông sản khác cũng gặp phải tình trạng tương tự mỗi khi bước vào vụ thu hoạch chính vụ.

Với hơn 25 ha trồng lúa chất lượng cao của 17 hộ dân trong tổ Hợp tác sản xuất lúa ở ấp Định Khánh B, xã Định Môn, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, nếu như trước đây cứ đến thu hoạch thì bị thương lái ép giá thì nay đã không còn nữa. Bởi vì ngay từ đầu vụ đã liên kết từ phía người dân và doanh nghiệp trong quá trình bao tiêu sản phẩm. Mặc dù mức giá ký kết trong hợp đồng có thể thấp hoặc cao hơn thị trường vài giá nhưng người dân vẫn vui vẻ, bởi sự liên kết để ổn định đầu ra mới là điều quan trọng hiện nay.

Không chỉ tránh tình trạng mất giá mà thương hiệu nông sản sẽ khẳng định được vị thế trong khu vực và thế giới.

Có nhiều năm kinh nghiệm trong trồng lúa chất lượng cao và là một trong những nông dân sản xuất giỏi, anh Phan Thiện Khanh, xã Định Môn, huyện Thới Lai cho biết, với 1,7 ha trồng lúa OM 5451, vụ lúa này cho năng suất trung bình từ 7,5 tấn - 8 tấn/ha, với giá lúa như hiện nay thì 1.000 m2 anh thu lãi từ 3 – 4 triệu đồng. Anh chia sẻ, trước đây khi bước vào vụ thu hoạch thì bị thương lái ép giá, đây là một trong những trăn trở lớn nhất của bà con nông dân mỗi khi nông sản được mùa mất giá. Vì vậy, liên kết trong bao tiêu sản phẩm sẽ giúp người dân an tâm sản xuất, sản phẩm làm ra năng suất và chất lượng.

Ông Hoàng Văn Đôn, Phó Chủ tịch UBND phường Thới Hòa, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ cho biết, vụ lúa Xuân năm nay đạt năng suất và giá bán cao nên người dân ai cũng khấn khởi. Riêng vụ lúa này, nhiều hộ dân đã hợp tác với Viện lúa ĐBSCL để sản xuất lúa giống, với giá bán cao hơn thị trường 500 đồng/kg, đây là tín hiệu mừng để ổn định đầu ra cho nông sản mỗi khi bước vào thu hoạch chính vụ. Ngoài ra, việc liên kết này đã hạn chế được thương lái ép giá các mặt hàng nông sản như những năm trước đây.

“Chúng tôi chỉ đạo cho cán bộ khuyến nông, các khu vực trên địa bàn phường rà soát trên địa bàn nếu xảy ra tình trạng cò thì sẽ mời làm việc, đồng thời nếu có tình trạng các thương lái đã bỏ cọc, giá lúa lên cao mà ép giá của người nông dân thì cũng sẽ có can thiệp kịp thời, từ đó giảm tình trạng cò ép giá và các thương lái ép giá nông dân”, ông Hoàng Văn Đôn cho biết thêm.

Theo dự báo, tình hình xuất khẩu gạo tiếp tục thuận lợi với những giống lúa chất lượng cao và đặc sản. Đây sẽ là điều kiện để các địa phương cơ cấu giống vụ Hè Thu. Tuy nhiên, vụ lúa Hè Thu này thu hoạch vào đúng mùa mưa nên tính thơm và chất lượng lúa sẽ giảm nên giá trị xuất khẩu cũng giảm theo nếu như không chủ động trong quá trình phơi sấy.

Liên kết để tìm đầu ra cho nông sản đang là hướng đi đúng đắn, giúp cho doanh nghiệp có vùng nguyên liệu ổn định, người dân an tâm canh tác. 

Ông Lê Thanh Tùng, Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, vụ lúa Đông Xuân 2017 – 2018 ở các tỉnh, thành ĐBSCL xuống giống hơn 1,6 triệu ha và người dân đang tất bật thu hoạch lúa, năm nay lúa đạt năng xuất và giá bán đang ở mức cao nên người dân có lãi. Trong đó, việc liên kết giữa doanh nghiệp và người dân trong bao tiêu sản phẩm sẽ khẳng định được vị thế xuất khẩu gạo của nước ta, bởi vì doanh nghiệp có vùng nguyên liệu, nông dân an tâm sản xuất không còn lo lắng về đầu ra như những năm trước đây.

“Cơ cấu xuất khẩu gạo của chúng ta đã có những thay đổi, tỷ lệ xuất khẩu gạo chất lượng cao và đặc sản đã tăng lên, những yếu tố này tác động ngược lại đến cơ cấu giống vụ Hè Thu. Tuy nhiên, trong vụ Hè Thu điều kiện canh tác hoàn toàn khác với vụ Đông Xuân, để đảm bảo an toàn cho vụ Hè Thu, cho cả người sản xuất cho cả doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu phải lưu ý: giống lúa chất lượng cao phải duy trì ở mức độ 35 – 40% và giống đặc sản, thơm vẫn duy trì khoảng 30 – 35%”, ông Lê Thanh Tùng khuyến cáo.

Liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân trong việc bao tiêu sản phẩm là bước đi bền vững, sẽ không còn cảnh được mùa mất giá và câu chuyện chung tay để tiêu thụ sản phẩm hay như việc ép giá của các thương lái thời gian qua. Nhưng vai trò của chính quyền các địa phương trong quá trình liên kết này cần được thể hiện rõ. Khi đó, doanh nghiệp có vùng nguyên liệu ổn định, từng bước khẳng định vị thế trên thương trường và hơn hết là người nông dân an tâm sản xuất, làm giàu trên mảnh đất của mình và nền nông nghiệp mới thực sự phát triển bền vững trong thời buổi kinh tế hội nhập./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tình trạng đổ bỏ nông sản, Bộ NN&PTNT yêu cầu báo cáo trước 19/3
Tình trạng đổ bỏ nông sản, Bộ NN&PTNT yêu cầu báo cáo trước 19/3

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) yêu cầu kiểm tra thông tin nông dân đổ bỏ nông sản vì mất giá, tìm các giải pháp khắc phục.

Tình trạng đổ bỏ nông sản, Bộ NN&PTNT yêu cầu báo cáo trước 19/3

Tình trạng đổ bỏ nông sản, Bộ NN&PTNT yêu cầu báo cáo trước 19/3

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) yêu cầu kiểm tra thông tin nông dân đổ bỏ nông sản vì mất giá, tìm các giải pháp khắc phục.

Nông sản Việt bao giờ hết cảnh “được mùa, rớt giá“?
Nông sản Việt bao giờ hết cảnh “được mùa, rớt giá“?

Su hào, củ cải bị nhổ bỏ vứt đi là minh chứng mới nhất về thị trường nông sản Việt. Tình trạng “được mùa, mất giá” đang là bài toán khó của nông dân.

Nông sản Việt bao giờ hết cảnh “được mùa, rớt giá“?

Nông sản Việt bao giờ hết cảnh “được mùa, rớt giá“?

Su hào, củ cải bị nhổ bỏ vứt đi là minh chứng mới nhất về thị trường nông sản Việt. Tình trạng “được mùa, mất giá” đang là bài toán khó của nông dân.

Vẫn giải cứu nông sản nếu quy hoạch sản xuất không theo nhu cầu thị trường
Vẫn giải cứu nông sản nếu quy hoạch sản xuất không theo nhu cầu thị trường

VOV.VN - Nông dân phải vứt bỏ hàng trăm tấn củ cải trắng đang đến độ thu hoạch, nhưng Hà Nội vẫn phải nhập hàng trăn nghìn tấn rau để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.

Vẫn giải cứu nông sản nếu quy hoạch sản xuất không theo nhu cầu thị trường

Vẫn giải cứu nông sản nếu quy hoạch sản xuất không theo nhu cầu thị trường

VOV.VN - Nông dân phải vứt bỏ hàng trăm tấn củ cải trắng đang đến độ thu hoạch, nhưng Hà Nội vẫn phải nhập hàng trăn nghìn tấn rau để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.

Liên kết "3 nhà" tìm đầu ra cho nông sản
Liên kết "3 nhà" tìm đầu ra cho nông sản

VOV.VN - Giữa lúc rau, củ, quả bán ra thị trường với giá rẻ như bèo, việc liên kết với doanh nghiệp, tạo liên kết vùng giúp nông dân tiêu thụ nông sản.

Liên kết "3 nhà" tìm đầu ra cho nông sản

Liên kết "3 nhà" tìm đầu ra cho nông sản

VOV.VN - Giữa lúc rau, củ, quả bán ra thị trường với giá rẻ như bèo, việc liên kết với doanh nghiệp, tạo liên kết vùng giúp nông dân tiêu thụ nông sản.