Nga tố NATO tăng cường quân sự thay vì đối thoại

VOV.VN-Ngày 12/12, Nga chỉ trích NATO tăng cường khả năng quân sự trên các mặt trận thay vì đối thoại với Moscow và bàn bạc về việc kiểm soát vũ trang toàn cầu.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã chỉ trích các nhà lãnh đạo NATO khi ưu tiên "mối đe dọa bịa đặt về Nga thay vì những mối đe dọa ở các khu vực khác trên thế giới", cũng như việc khối liên minh quân sự này từ chối đối thoại với Moscow. Bình luận của bà Zakharova được đưa ra nhằm phản ứng trước Hội nghị Thượng đỉnh NATO vào tuần trước ở London, nơi các nhà lãnh đạo của hiệp ước quốc phòng 70 năm tuổi này tập trung lại để thảo luận về các chiến lược.

Tập trận Vostok-2018 - cuộc tập trận lớn nhất mà Nga tổ chức từ thời Chiến tranh Lạnh với sự tham gia của 2 nước láng giềng là Trung Quốc và Mông Cổ. Ảnh: AFP

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cũng nhận định với báo giới tại Moscow rằng điều này chỉ khiến nhiều người đặt câu hỏi về NATO khi khối này tiếp tục mở rộng khả năng quốc phòng để chống lại Nga như một ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự.

Mục tiêu chống lại Nga "được đưa ra tại các Hội nghị Thượng đỉnh ở Wales, Warsaw và Brussels đã làm gia tăng căng thẳng khi NATO tìm cách thống trị mọi khu vực từ mặt đất, trên biển, trên không, trên không gian mạng và bây giờ là cả không gian như thể khối này không còn vấn đề nào quan tâm khác", bà Zakharova cho biết thêm.

Tuần trước, tại London, các nước NATO đã khẳng định rằng họ đang "thúc đẩy các hành động nhằm bảo vệ sự tự do trên biển và trên không", cũng như "tăng cường khả năng để ngăn cản và bảo vệ bằng cách kết hợp các hệ thống phòng thủ tên lửa, hệ thống vũ khí theo quy ước và vũ khí hạt nhân".

Liên minh quân sự này cũng "tuyên bố không gian là một khu vực hoạt động của NATO", đồng thời thông báo về những nỗ lực nhằm củng cố "các công cụ đối phó với những cuộc tấn công mạng" và cảnh báo chống lại "sự ảnh hưởng và các chính sách của Trung Quốc khi khối liên minh 29 nước thành viên này tìm cách khẳng định vai trò của mình hiện nay”.

Điểm đáng chú ý là trong tuyên bố của NATO tại London vào tuần trước, không có bất kỳ dòng nào đề cập đến Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (START), thỏa thuận vũ trang song phương cuối cùng còn lại giữa Washington và Moscow. Các quan chức Nga đã nhiều lần kêu gọi Mỹ nối lại thỏa thuận này nhằm hạn chế kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của 2 nước giữa bối cảnh thỏa thuận sẽ hết hạn vào tháng 2/2021 song phía Washington vẫn chưa đưa ra phản hồi nào.

Một ngày sau Hội nghị Thượng đỉnh NATO, ông Putin đã thông báo rằng: "Nga sẵn sàng ngay lập tức và sớm nhất có thể để mở rộng hiệp ước START mà không cần điều kiện tiên quyết gì trước cuối năm nay". Ngày 10/12, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tới Washington để gặp người đồng cấp Mike Pompeo và nhắc lại đề nghị này.

Tuy nhiên, ông Pompeo đã bác bỏ đề xuất trên và khẳng định một thỏa thuận mới là cần thiết, song phải giải quyết được những vấn đề trong tình hình mới và phải bao gồm một số quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc. Bắc Kinh đã nhiều lần khẳng định nước này sẽ không tham gia bất kỳ thỏa thuận hạn chế các vũ khí hủy diệt hàng loạt nào giữa Washington và Moscow, đồng thời chỉ ra rằng kho vũ khí của nước này nhỏ hơn nhiều và ít hiện đại hơn nhiều so với 2 nước kia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NATO xem xét thay đổi cách gọi tiêm kích Su-57 của Nga
NATO xem xét thay đổi cách gọi tiêm kích Su-57 của Nga

VOV.VN - Tiêm kích thế hệ thứ 5 do công ty PAK-FA của Nga chế tạo trước đây được NATO gọi là Frazor.

NATO xem xét thay đổi cách gọi tiêm kích Su-57 của Nga

NATO xem xét thay đổi cách gọi tiêm kích Su-57 của Nga

VOV.VN - Tiêm kích thế hệ thứ 5 do công ty PAK-FA của Nga chế tạo trước đây được NATO gọi là Frazor.

Chiến dịch Atrina-2: Tàu ngầm Nga “qua mặt” Hải quân NATO như thế nào?
Chiến dịch Atrina-2: Tàu ngầm Nga “qua mặt” Hải quân NATO như thế nào?

VOV.VN - Mười tàu ngầm của Hạm đội Phương Bắc (Nga) đã bí mật tiếp cận thành công bờ biển nước Mỹ trong một cuộc diễn tập.

Chiến dịch Atrina-2: Tàu ngầm Nga “qua mặt” Hải quân NATO như thế nào?

Chiến dịch Atrina-2: Tàu ngầm Nga “qua mặt” Hải quân NATO như thế nào?

VOV.VN - Mười tàu ngầm của Hạm đội Phương Bắc (Nga) đã bí mật tiếp cận thành công bờ biển nước Mỹ trong một cuộc diễn tập.

NATO sẽ có vũ khí hạt nhân “nhỏ” để đối đầu với Nga và Trung Quốc
NATO sẽ có vũ khí hạt nhân “nhỏ” để đối đầu với Nga và Trung Quốc

VOV.VN - Mỹ đang chuẩn bị trang bị cho NATO đầu đạn hạt nhân công suất thấp để kiềm chế Nga và Trung Quốc.

NATO sẽ có vũ khí hạt nhân “nhỏ” để đối đầu với Nga và Trung Quốc

NATO sẽ có vũ khí hạt nhân “nhỏ” để đối đầu với Nga và Trung Quốc

VOV.VN - Mỹ đang chuẩn bị trang bị cho NATO đầu đạn hạt nhân công suất thấp để kiềm chế Nga và Trung Quốc.