Người nghèo lấy đâu tài sản thế chấp vay mua nhà?

(VOV)-Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đặt câu hỏi và cho rằng, quy định này chưa phù hợp với người nghèo.

Nghịch lý của thị trường bất động sản vẫn đang là hàng “tồn kho” nhiều, trong khi người dân thiếu nhà ở cũng rất nhiều. Một trong những giải pháp đang được coi như là "cứu cánh" cho thị trường bất động sản và giảm áp lực nhu cầu nhà ở của người dân chính là phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để giải pháp này mang lại hiệu quả thiết thực.

Phải tăng tiện ích cho khu nhà ở xã hội

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Thành phố Hà Nội là địa bàn đông dân cư nhất và cũng có nhiều đối tượng cần có nhà ở xã hội nhất. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã và đang hướng các sản phẩm bất động sản đến với người tiêu dùng, thể hiện quyết tâm và trách nhiệm cùng thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Nhiều người còn chưa mặn mà mua nhà ở xã hội vì ngại những quy định ràng buộc

Tính từ cuối tháng 5/2013 và trong tháng 6/2013 sẽ có 6 dự án nhà ở xã hội mới sẽ được khởi công. Chẳng hạn, ngày 28/5, khởi công dự án Khu nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội), sẽ cung cấp 1.037 căn hộ vào năm 2015. Ngày 5/6, dự án thương mại được chuyển đổi sang nhà ở xã hội tại khu đô thị Đặng Xá II được khởi công, dự kiến hoàn thành vào quý II/2015 sẽ cung cấp 2.500 căn hộ.

Dự kiến hàng loạt dự án nhà ở khác sẽ được khởi công trong thời gian tới như dự án khu đô thị Thanh Lâm - Đại Thịnh 2, Nam An Khánh mở rộng khu 3, Giang Biên (quận Long Biên, Hà Nội), Tân Lập, Kiến Hưng, Đại Áng…

Thực tế hiện nay, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết: “Nhà ở xã hội có chất lượng tốt nhưng giá thấp hơn giá nhà ở thương mại do có sự hỗ trợ của nhà nước để phù hợp khả năng thanh toán của người dân. Nhờ đó sẽ khắc phục lệch pha cung – cầu trên thị trường bất động sản”.

Mặc dù vậy, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội vẫn phải lưu ý rằng: Các sở, ngành của Thành phố phải đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch về nhà ở xã hội của Hà Nội. Đó là rà soát lại tổ chức trong các khu nhà ở xã hội hiện nay, đặc biệt là bổ sung kịp thời không gian sinh hoạt văn hóa cho nhân dân. Bởi “bản thân tôi đi kiểm tra một số khu thì thấy có tình trạng thiếu trạm y tế, thiếu nhà văn hóa, thiếu trường học... Thậm chí, có khu chung cư chủ doanh nghiệp còn phải tổ chức sinh hoạt văn hóa cho công nhân ngay tại sảnh vào nhà khu tập thể, chứng tỏ rất thiếu không gian sinh hoạt văn hóa”- ông Thảo kể.

Bên cạnh đó, các khu đô thị, dù đã có siêu thị, nhưng cũng cần phải mở rộng hệ thống chợ dân sinh. Vì theo ông Nguyễn Thế Thảo, giá cả ở siêu thị chưa thực sự phù hợp thu nhập của người dân tại đó.

Hay như đáp ứng giao thông đối với các khu nhà ở xã hội cũng đang là một vấn đề đáng chú ý. Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo khẳng định: Thành phố chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải khẩn trương nghiên cứu việc tổ chức tuyến xe buýt không chỉ đi qua bên ngoài khu đô thị mà phải mở tuyến, kéo dài tuyến vào sâu bên trong khu đô thị để người dân thuận tiện đi lại, chẳng hạn như khu đô thị Đặng Xá (Gia Lâm) cần phải làm ngay.

Đồng quan điểm, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng còn cho biết thêm: “Tôi và Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã bàn bạc và thống nhất chủ trương sẽ tiếp tục mở rộng các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố, nhưng tạo ra các khu đô thị lớn hơn, đồng bộ hơn, hạ tầng hợp lý hơn, trong đó có cả giao thông công cộng, đặc biệt là các điểm đầu nút giao thông để tạo điều kiện cho người dân trong khu đô thị đi lại thuận tiện”.

Chuyển dự án chỉ là hãn hữu

Đối với chủ trương cho chuyển dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết: Chỉ cho phép chuyển đổi rất hãn hữu, chủ yếu là các dự án nhà ở thương mại đang làm hạ tầng, còn các dự án đã hoàn thiện thì không khuyến khích.

Đối với Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo cho biết, Thành phố đã và đang chỉ đạo tổ chức rà soát, phân loại dự án bất động sản (thực hiện tiếp, tạm dừng, cơ cấu lại). Đến nay, đã có 18 dự án nhà ở thương mại xin chuyển sang thành nhà ở xã hội, trong đó 3 dự án đã được chấp thuận.

Theo ông Thảo, việc các dự án nhà ở thương mại chuyển sang nhà ở xã hội trước hết phải bắt đầu ở quy hoạch, còn lại phải tính toán kỹ cả về kinh tế và kỹ thuật. Các dự án đã giao đất rồi thì cần có cơ chế cụ thể để chuyển đổi. Các hoạt động này phải thực hiện nhanh, công khai, minh bạch...

Về hướng phát triển nhà ở xã hội, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho biết: Trên cơ sở quy hoạch chung, ở các vị trí đường vành đai, nơi có đường sắt, giao thông công cộng thuận tiện thì quy hoạch các khu đô thị, trong đó dành diện tích cho xây nhà ở xã hội.

“Với các dự án nhà ở xã hội, thực hiện đúng quy hoạch chung, ở vị trí thuận tiện, Thành phố sẵn sàng dành cả 200-300 ha đất cho làm dự án, nếu đảm bảo quy hoạch và yêu cầu về thuận tiện giao thông. Xây các khu nhà ở xã hội phải vừa giảm giá nhưng vẫn đảm bảo tối đa chất lượng công trình cả về kỹ thuật, công năng... và phải được tính toán khoa học trên cơ sở dự báo phát triển dân cư, đô thị.

Ông Thảo dẫn chứng: Các khu chung cư trước đây như Kim Liên, Trung Tự, Thanh Xuân... đến nay khi cải tạo lại, không đủ quỹ đất để tái định cư cho bản thân số dân cư ở các chung cư đó. Đây chính là bài học kinh nghiệm của rất nhiều năm để hiện nay cần phải tính toán kỹ để phát triển nhà ở xã hội theo đúng chủ trương, chính sách nhưng phải đảm bảo phù hợp cho sự phát triển lâu dài.

Đặc biệt, vấn đề khá nóng hiện nay là hỗ trợ về lãi suất và bảo lãnh cho người vay vốn mua nhà. Theo Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, với nhóm đối tượng mua nhà ở xã hội không thể áp dụng bảo lãnh như các đối tượng khác vay vốn của ngân hàng. Đơn cử, “với yêu cầu người vay đưa hồ sơ có tài sản thế chấp là chưa phù hợp, vì người nghèo thì lấy đâu tài sản để thế chấp?”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gần 25.000 căn hộ thương mại muốn chuyển thành nhà ở xã hội
Gần 25.000 căn hộ thương mại muốn chuyển thành nhà ở xã hội

Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, đến nay cả nước có 24.863 căn hộ thuộc 24 dự án nhà ở thương mại đăng ký chuyển đổi sang nhà xã hội

Gần 25.000 căn hộ thương mại muốn chuyển thành nhà ở xã hội

Gần 25.000 căn hộ thương mại muốn chuyển thành nhà ở xã hội

Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, đến nay cả nước có 24.863 căn hộ thuộc 24 dự án nhà ở thương mại đăng ký chuyển đổi sang nhà xã hội

Từ 1/7, giảm 50% thuế GTGT đối với nhà ở xã hội
Từ 1/7, giảm 50% thuế GTGT đối với nhà ở xã hội

(VOV) -Mức giảm này áp dụng với căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70 m vuông có giá bán dưới 15 triệu đồng/m vuông

Từ 1/7, giảm 50% thuế GTGT đối với nhà ở xã hội

Từ 1/7, giảm 50% thuế GTGT đối với nhà ở xã hội

(VOV) -Mức giảm này áp dụng với căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70 m vuông có giá bán dưới 15 triệu đồng/m vuông

Giải ngân cho vay nhà ở xã hội chỉ trong 4 ngày
Giải ngân cho vay nhà ở xã hội chỉ trong 4 ngày

(VOV) -BIDV cá nhân vay tối đa 80% giá trị nhà mua; thời hạn vay tối đa 15 năm, lãi suất 6%/năm trong năm 2013…

Giải ngân cho vay nhà ở xã hội chỉ trong 4 ngày

Giải ngân cho vay nhà ở xã hội chỉ trong 4 ngày

(VOV) -BIDV cá nhân vay tối đa 80% giá trị nhà mua; thời hạn vay tối đa 15 năm, lãi suất 6%/năm trong năm 2013…

Động thổ dự án khu nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm
Động thổ dự án khu nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm

(VOV) -Tổng mức đầu tư cho dự án là gần 710 tỷ đồng và hoàn thành trong năm 2015, cung cấp 1.037 căn hộ

Động thổ dự án khu nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm

Động thổ dự án khu nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm

(VOV) -Tổng mức đầu tư cho dự án là gần 710 tỷ đồng và hoàn thành trong năm 2015, cung cấp 1.037 căn hộ

Phát triển nhà ở xã hội: Có dễ đạt kỳ vọng?
Phát triển nhà ở xã hội: Có dễ đạt kỳ vọng?

(VOV)-Theo TS Vũ Đình Ánh, một trong những mấu chốt quan trọng để giúp nhà ở xã hội có thể phát triển được là xác định đối tượng phục vụ.

Phát triển nhà ở xã hội: Có dễ đạt kỳ vọng?

Phát triển nhà ở xã hội: Có dễ đạt kỳ vọng?

(VOV)-Theo TS Vũ Đình Ánh, một trong những mấu chốt quan trọng để giúp nhà ở xã hội có thể phát triển được là xác định đối tượng phục vụ.

Hà Nội có dự án đầu tiên chuyển sang nhà ở xã hội
Hà Nội có dự án đầu tiên chuyển sang nhà ở xã hội

Một phần dự án SDU 143 Trần Phú, Hà Đông vừa chính thức được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chuyển sang nhà ở xã hội.

Hà Nội có dự án đầu tiên chuyển sang nhà ở xã hội

Hà Nội có dự án đầu tiên chuyển sang nhà ở xã hội

Một phần dự án SDU 143 Trần Phú, Hà Đông vừa chính thức được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chuyển sang nhà ở xã hội.

Giảm thuế VAT với nhà ở xã hội: Tỉnh lẻ sợ khó tiếp cận
Giảm thuế VAT với nhà ở xã hội: Tỉnh lẻ sợ khó tiếp cận

(VOV) -Chính sách sẽ dễ bị lợi dụng, DN chỉ quan tâm đầu tư căn hộ dưới 7m2, dễ phá vỡ qui hoạch dân cư, đô thị.

Giảm thuế VAT với nhà ở xã hội: Tỉnh lẻ sợ khó tiếp cận

Giảm thuế VAT với nhà ở xã hội: Tỉnh lẻ sợ khó tiếp cận

(VOV) -Chính sách sẽ dễ bị lợi dụng, DN chỉ quan tâm đầu tư căn hộ dưới 7m2, dễ phá vỡ qui hoạch dân cư, đô thị.