Nhóm lợi ích không chính đáng chi phối thị trường đất đai?

VOV.VN - Các thể chế của chúng ta về thị trường bất động sản đến giờ này là bất cập, không hỗ trợ được thị trường tài chính phát triển.

TSKH Võ Đại Lược - nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng đã thẳng thắng đưa ra những bất cập về chính sách pháp luật quản lý đất đai hiện nay tại Hội thảo khoa học: “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Cán bộ đại diện cho Nhà nước thì ít...

Theo TS Võ Đại Lược, nếu các chính sách, pháp luật về đất đai của chúng ta phù hợp thì thị trường đất đai là một thị trường có hiệu quả. Thế nhưng, hiện nay ở nước ta, thị trường bất động sản của ta là thị trường phi thị trường nhất, kém hiệu quả nhất. Bởi vì, thị trường đất nông nghiệp hầu như không có, còn thị trường đất đô thị thì đầy rẫy đầu cơ, chộp giật.

Trong nền kinh tế thị trường, hai thị trường quan trọng nhất là thị trường bất động sản và thị trường tài chính. Khi thị trường bất động sản kém thì rất khó cho thị trường tài chính. Vì phải thế chấp bằng bất động sản, thị trường bất động sản phải tốt thì mới có cơ sở tốt nhất để thế chấp. Còn ở ta, thị trường bất động sản quá kém, không đủ cơ sở để có thể thế chấp, đảm bảo cho thị trường tài chính. Vì vậy mà nền kinh tế của chúng ta càng phát triển càng bất ổn. “Các thể chế của chúng ta về thị trường bất động sản đến giờ này là bất cập” – TS Võ Đại Lược khẳng định.

Phân tích rõ hơn, ông Võ Đại Lược nói: Bất cập ở chỗ, nó không đủ để tạo một thị trường bất động sản hoạt động bình thường như các nước khác. “Đừng nghĩ rằng, chúng ta theo CNXH thì Luật về bất động sản là phải theo cách của riêng ta. Chúng ta hội nhập toàn cầu rồi thì luật đất đai, thị trường bất động sản phải có tính quốc tế. Nếu chúng ta đặt ra 1 luật quá kém so với thế giới các nước phát triển thì không thể cạnh tranh được. Một nền kinh tế mà thể chế bất cập thì sao cạnh tranh được? Định hướng XHCN không có nghĩa là kiềm chế các thể chế không giống các nước tiên tiến. Thể chế của bất động sản, trước hết là đất đai, phải đi theo hướng hiện đại. Thế giới đã phải tranh cãi hàng thế kỷ mới có được luật đó, không lý gì chúng ta không kế thừa” – ông Võ Đại Lược nói.

Con đường "đắt nhất hành tinh ở Hà Nội" khiến dư luận bức xúc (ảnh Internet)

Theo qui định của Luật, Nhà nước quản lý đất đai, nhưng nhà nước là ai? Trả lời câu hỏi này, ông Võ Đại Lược nêu: “Là mấy ông cán bộ các cấp mà họ đại diện cho Nhà nước thì ít mà đại diện cho cá nhân để trục lợi thì nhiều. Đáng tiếc là nhóm lợi ích không chính đáng đang chi phối”.

Ông Võ Đại Lược dẫn chứng: Một ông chủ đứng ra xin 1 mảnh đất mấy trăm hecta, xin lập KCN, vay vốn NH làm một chút hạ tầng rồi cho thuê làm KCN. Ông chủ ấy đền bù cho người dân chẳng bõ bèn gì. Chúng ta có hàng trăm KCN lấy đất, đền bù cho dân với giá rẻ mạt sau đó cho thuê và trở nên giàu có. Đó là làm giàu bất chính.

“Vấn đề chúng ta phải tính đến lợi ích của Nhà nước, và lợi ích của dân, làm sao công bằng và phải có những giải pháp để dần loại bỏ lợi ích của các nhóm người. Hiện nay, tôi chưa thấy giải pháp nào cho vấn đề này” – ông Lược thẳng thắn nói.

Dẫn chứng cho câu chuyện lợi ích nhóm trong vấn đề đất đai, TS Võ Đại Lược nói về con đường đắt nhất hành tinh ở Hà Nội. Đắt là vì sao, vì có tí lợi ích nào liên quan đến hạ tầng thì để tư nhân làm hết. Tư nhân ấy phần lớn không phải là dân.

Nhưng cũng tại đất nước Việt Nam, các địa phương như Đà Nẵng, Bình Dương đang làm theo cách rất có lợi cho nước, cho dân.

“Tôi muốn làm con đường này 10m và phải lấy đất của dân và đền bù ngang giá thị trường. Nhưng khi tôi mở con đường này 30m giá đất sẽ lên, tôi bán lại, thu hồi được tiền đền bù cho dân và còn thừa tiền để làm luôn con đường 30m nữa” , ông Võ Đại Lược nói.

Chênh lệch địa tô chủ yếu rơi vào túi tư nhân

Giải bài toán địa tô chênh lệch – phân bố cho ai? TS Trần Thị Minh Châu – Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia đưa ra câu chuyện: Thu hồi đất đai của dân đền bù 1 triệu, bán lại cho 1 ông chủ 2 triệu đồng, nhưng sau đó người này lại bán với giá 2 chục triệu đồng. Vậy 18 triệu đồng ấy đi đâu? Địa tô, chênh lệch khi chuyển quyền sở hữu thì được phân bố cho ai? Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở các đô thị, phần chênh lệch ấy rơi hết vào túi những người kinh doanh bất động sản. Vì thế, đã nảy ra trào lưu, muốn làm giàu thì kinh doanh bất động sản và đầu cơ bất động sản.

Theo TS Minh Châu, chính sách của Nhà nước đã gây tác hại hai đầu. Một là ngân sách Nhà nước bỏ tiền ra giải phóng mặt bằng rất lớn nhưng không thu được địa tô để bù vào. Hai là người dân bị thiệt thòi vô cùng lớn. Đất của mình bị thu hồi được đền bù 1 triệu, nhưng sau muốn mua lại mảnh đất ấy để làm nhà cho con mình thì lại có giá 20 triệu. Trong khi, tính toán đầu tư đầy đủ mặt bằng, điện nước… chỉ tối đa là 6 triệu/m2, cộng 1 triệu đền bù là 7 triệu, và 2 triệu Nhà nước bán lại cho nhà đầu tư, vậy 11 triệu kia đi đâu? “Ngay từ khi giao đất chúng ta đã không phân bổ lợi ích bình đẳng” – TS Minh Châu nhấn mạnh.

Hay như việc giao đất cho cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước rồi sau đó định giá cho cổ phần hóa rất rẻ. Đã có nhiều cơ quan, công sở Nhà nước lại có quyền bán đất ấy, rồi lại xin Nhà nước một mảnh đất khác. Có những mảnh đất rất đẹp giữa thủ đô được bán cho một công ty tư nhân.

“Phải nghiên cứu cách quản lý của Nhà nước để phần chênh lệch địa tô đó phải vào ngân sách hoặc người dân. Hiệu quả sử dụng đất nằm ở người sử dụng đất chứ không phải nằm ở ông kinh doanh, đầu cơ bất động sản” – TS Minh Châu nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

55% doanh nghiệp gặp khó khi làm thủ tục hành chính về đất đai
55% doanh nghiệp gặp khó khi làm thủ tục hành chính về đất đai

VOV.VN - Theo kết quả điều tra, có 55% doanh nghiệp cho biết là khi thực hiện thủ tục hành chính gặp khó khăn.

55% doanh nghiệp gặp khó khi làm thủ tục hành chính về đất đai

55% doanh nghiệp gặp khó khi làm thủ tục hành chính về đất đai

VOV.VN - Theo kết quả điều tra, có 55% doanh nghiệp cho biết là khi thực hiện thủ tục hành chính gặp khó khăn.

Loạn nhà vì chị em dâu tranh giành đất đai
Loạn nhà vì chị em dâu tranh giành đất đai

VOV.VN - Vợ tôi và chị dâu đối xử theo kiểu bằng mặt chứ không bằng lòng, có chuyện gì cũng cãi nhau, khiến gia đình lúc nào cũng căng thẳng.

Loạn nhà vì chị em dâu tranh giành đất đai

Loạn nhà vì chị em dâu tranh giành đất đai

VOV.VN - Vợ tôi và chị dâu đối xử theo kiểu bằng mặt chứ không bằng lòng, có chuyện gì cũng cãi nhau, khiến gia đình lúc nào cũng căng thẳng.

Tham nhũng phổ biến trong quản lý đất đai, tài nguyên tại Bình Thuận
Tham nhũng phổ biến trong quản lý đất đai, tài nguyên tại Bình Thuận

VOV.VN - Trong 6 tháng qua, đã có 19 vụ với 31 người ở Bình Thuận có dấu hiệu tham nhũng được đưa ra xét xử.

Tham nhũng phổ biến trong quản lý đất đai, tài nguyên tại Bình Thuận

Tham nhũng phổ biến trong quản lý đất đai, tài nguyên tại Bình Thuận

VOV.VN - Trong 6 tháng qua, đã có 19 vụ với 31 người ở Bình Thuận có dấu hiệu tham nhũng được đưa ra xét xử.

Cần hoàn thiện chế độ sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai
Cần hoàn thiện chế độ sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai

VOV.VN - Quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả đất đai, bảo đảm hài hòa lợi ích trước mắt và lâu dài,... luôn là vấn đề lớn.

Cần hoàn thiện chế độ sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai

Cần hoàn thiện chế độ sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai

VOV.VN - Quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả đất đai, bảo đảm hài hòa lợi ích trước mắt và lâu dài,... luôn là vấn đề lớn.

Luật Đất đai sửa đổi sẽ khắc phục tình trạng thu hồi đất tràn lan?
Luật Đất đai sửa đổi sẽ khắc phục tình trạng thu hồi đất tràn lan?

VOV.VN - Luật Đất đai sửa đổi cũng được hy vọng sẽ giải quyết những tồn tại trong thu hồi đất, bồi thường và tái định cư.

Luật Đất đai sửa đổi sẽ khắc phục tình trạng thu hồi đất tràn lan?

Luật Đất đai sửa đổi sẽ khắc phục tình trạng thu hồi đất tràn lan?

VOV.VN - Luật Đất đai sửa đổi cũng được hy vọng sẽ giải quyết những tồn tại trong thu hồi đất, bồi thường và tái định cư.

Luật Đất đai sửa đổi: Quyền của người sử dụng tốt hơn
Luật Đất đai sửa đổi: Quyền của người sử dụng tốt hơn

VOV.VN - Luật Đất đai sửa đổi được hy vọng sẽ cải thiện môi trường kinh doanh, sử dụng đất đai của người dân và doanh nghiệp.

Luật Đất đai sửa đổi: Quyền của người sử dụng tốt hơn

Luật Đất đai sửa đổi: Quyền của người sử dụng tốt hơn

VOV.VN - Luật Đất đai sửa đổi được hy vọng sẽ cải thiện môi trường kinh doanh, sử dụng đất đai của người dân và doanh nghiệp.

Doanh nghiệp kêu khó khi áp dung Luật Đất đai 2013
Doanh nghiệp kêu khó khi áp dung Luật Đất đai 2013

Các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng ở TP HCM đã chỉ ra sự bất cập và kiến nghị các cơ quan chức năng của Chính phủ tháo gỡ.

Doanh nghiệp kêu khó khi áp dung Luật Đất đai 2013

Doanh nghiệp kêu khó khi áp dung Luật Đất đai 2013

Các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng ở TP HCM đã chỉ ra sự bất cập và kiến nghị các cơ quan chức năng của Chính phủ tháo gỡ.