Phát triển đô thị Việt Nam còn quá nhiều bất cập

VOV.VN - Quỹ đất ở các đô thị bị sử dụng thiếu công bằng và hiệu quả gây ra sự phát triển lộn xộn không theo quy hoạch và kế hoạch.

Ngày 20/4, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Chương trình Định cư con người Liên Hợp Quốc (UN – Habitat) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đối thoại chính sách đô thị hướng tới chương trình nghị sự mới cho đô thị”. 

Quá trình đô thị hóa của Việt Nam thời gian qua có nhiều thách thức, như hạn chế về nguồn lực phát triển, nhận thức và trình độ quản lý còn yếu kém, chất lượng đô thị chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, hạ tầng đô thị chưa tốt, định hướng tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu còn hạn chế… Điển hình là trong quá trình đô thị hóa, quỹ đất ở các đô thị đã bị sử dụng thiếu công bằng và hiệu quả, gây ra sự phát triển lộn xộn, không theo quy hoạch và kế hoạch.

Hội thảo Đối thoại chính sách đô thị hướng tới chương trình nghị sự mới cho đô thị.
TS. Nguyễn Quang, Giám đốc Chương trình Định cư con người Liên hợp quốc (UN-Habitat) tại Việt Nam nhận định: “Quá trình đô thị hóa đang diễn ra vẫn còn rất nhiều bất cập. Nhiều dự án treo, thậm chí dự án xây dựng xong cũng không được sử dụng hiệu quả, chỉ là chiếm đất để đầu cơ đang làm giảm tính hiệu quả trong sử dụng đất. Đặc biệt khi tất cả mọi người không được tiếp cận đất một cách bình đẳng đã dẫn đến chi phí nhà ở giá cao”.

Các đại biểu cho rằng, quá trình phát triển đô thị của Việt Nam đang bước vào giai đoạn nhiều khó khăn, thách thức, nếu không quản lý tốt thì trong tương lai gần, khó khăn thách thức sẽ vượt quá tầm kiểm soát của các chính quyền địa phương.

Do đó, cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương, nâng cao năng lực để chính quyền các đô thị huy động được các nguồn lực và quản lý, sử dụng hiệu quả.

Hiện Bộ Xây dựng cũng đang nghiên cứu xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và Báo cáo đánh giá chính sách đô thị quốc gia Việt Nam để từng bước hoàn thiện thể chế và hệ thống văn bản pháp luật về quản lý phát triển đô thị.

Ông Nguyễn Hưng – Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng cho biết, Bộ đã đề xuất 6 chính sách trong Luật Quản lý phát triển đô thị. Đó là phát triển đô thị theo định hướng và chiến lược, phát triển hạ tầng đồng bộ, quản lý đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch, phát triển đô thị có khả năng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, đa dạng hóa các nguồn lực phát triển đô thị, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong phát triển đô thị./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Hà Nội: Chấm dứt làm quy hoạch đô thị theo kiểu “băm nát"
Chủ tịch Hà Nội: Chấm dứt làm quy hoạch đô thị theo kiểu “băm nát"

VOV.VN -Chủ tịch Hà Nội: “Chúng ta cần chấm dứt làm quy hoạch đô thị theo kiểu “băm nát”. Nếu chúng ta làm quy hoạch như vậy Hà Nội sẽ phải trả giá". 

Chủ tịch Hà Nội: Chấm dứt làm quy hoạch đô thị theo kiểu “băm nát"

Chủ tịch Hà Nội: Chấm dứt làm quy hoạch đô thị theo kiểu “băm nát"

VOV.VN -Chủ tịch Hà Nội: “Chúng ta cần chấm dứt làm quy hoạch đô thị theo kiểu “băm nát”. Nếu chúng ta làm quy hoạch như vậy Hà Nội sẽ phải trả giá". 

Giao thông Hà Nội “nặng gánh” vì quy hoạch đô thị bị phá vỡ
Giao thông Hà Nội “nặng gánh” vì quy hoạch đô thị bị phá vỡ

VOV.VN - Hệ lụy của phá vỡ quy hoạch đè nặng lên hệ thống hạ tầng giao thông và dân cư đô thị đang phải gánh chịu hậu quả.

Giao thông Hà Nội “nặng gánh” vì quy hoạch đô thị bị phá vỡ

Giao thông Hà Nội “nặng gánh” vì quy hoạch đô thị bị phá vỡ

VOV.VN - Hệ lụy của phá vỡ quy hoạch đè nặng lên hệ thống hạ tầng giao thông và dân cư đô thị đang phải gánh chịu hậu quả.

Quy hoạch đô thị: Khi giao thông công cộng chỉ được coi là thứ yếu
Quy hoạch đô thị: Khi giao thông công cộng chỉ được coi là thứ yếu

VOV.VN - Tổ chức giao thông công cộng không được tính đến để làm trước trong quy hoạch đô thị đang tạo ra sự mất cân đối và thiếu tính đồng bộ.

Quy hoạch đô thị: Khi giao thông công cộng chỉ được coi là thứ yếu

Quy hoạch đô thị: Khi giao thông công cộng chỉ được coi là thứ yếu

VOV.VN - Tổ chức giao thông công cộng không được tính đến để làm trước trong quy hoạch đô thị đang tạo ra sự mất cân đối và thiếu tính đồng bộ.