Phát triển chợ đầu mối: Vướng cả về vốn đầu tư và quản lý

VOV.VN - Chợ đầu mối phát triển với số lượng rất hạn chế khi nguồn lực đầu tư còn khó khăn và thiếu cơ chế quản lý cũng như ứng dụng công nghệ.

Tính đến hết năm 2017, trên cả nước đang có 8.539 chợ, trong đó gần 75% là chợ nông thôn thực hiện chức năng kinh doanh bán lẻ. Số lượng chợ đầu mối, chợ tổng hợp quy mô lớn có chức năng bán buôn, thu gom, phát luồng hàng hóa trên cả nước có con số rất khiêm tốn với 83 chợ, chiếm 0,97% tổng số chợ của cả nước.

Khó quản lý

Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương nhận định, hạn chế lớn nhất trong phát triển chợ đầu mối chính là nguồn vốn đầu tư cho chợ đầu mối khá cao, trung bình cần 40 tỷ đồng/chợ. Trong khi nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn rất hạn chế, việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ đang đặt ra nhiều thách thức.

Bên cạnh đó, cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển chợ đầu mối còn hạn chế và chưa phù hợp, đối tượng được hưởng trong phạm vi hẹp, hầu như không có chính sách ưu đãi như thuế, đất đai, tín dụng…

Chợ đầu mối đang còn nhiều bất cập về quy mô cũng như chính sách quản lý để đảm bảo công tác phân phối hàng hóa với số lượng lớn.
Theo ông Nguyễn Văn Hội, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, đa số chợ đầu mối vẫn áp dụng phương pháp giao dịch truyền thống (giao ngay) là chủ yếu, mua bán qua hợp đồng còn ít, không có chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chủ yếu các thương mại gom hàng từ các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ hoặc trang trại.

“Các dịch vụ hỗ trợ mua bán như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ giám định và kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu; dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin thị trường… hầu như chưa được tổ chức và cung ứng tại các chợ, kể cả những chợ đầu mối nông sản quy mô lớn”, ông Hội nói.

Cho rằng việc quản lý chợ đầu mối hiện nay hết sức khó khăn, ông Đào Hà Chung, Chủ tịch Hội công nghệ cao TP HCM phân tích, việc quản lý an toàn thực phẩm hàng hóa tại các chợ đầu mối là hết sức quan trọng. Thế nhưng hiện nay tại một số chợ đầu mối ở TP HCM, nhiều loại hàng hóa thiết yếu chưa thật sự được khẳng định đủ tiêu chuẩn chất lượng cũng như chứng từ xuất xứ nguồn gốc.

“Chợ đầu mối thường là nơi buôn bán lương thực, thực phẩm, hàng hoá nông sản… nên an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Trong khi đó, khối lượng hàng hóa qua chợ rất lớn nên để kiểm tra được đầy đủ chứng từ, chất lượng sản phẩm là cực kỳ khó khăn, nhiều Ban quản lý chợ đang còn lúng túng về điều này”, ông Chung chỉ rõ.

Không thể thiếu ứng dụng công nghệ

Trong thời gian tới, để khắc phụ những hạn chế, tồn tại trong phát triển chợ đầu mối, các chuyên gia cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan tới phát triển hạ tầng thương mại. Các Bộ, ngành có liên quan cần hoàn thiện chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng thương mại, trong đó có chợ đầu mối. Đồng thời, cần nghiên cứu rà soát sửa đổi, bổ sung một số chính sách liên quan nhằm hỗ trợ, khuyến khích công tác đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại.

Có một thực tế hiện nay là, dù là loại hình bán buôn hàng hóa khối lượng lớn, nhưng các chợ đầu mối vẫn áp dụng phương thức giao ngay là chủ yếu, mua bán qua hợp đồng còn ít, mua bán giao sau hay qua internet còn hạn chế và chưa phát triển. Do đó, nhà nước cần tạo lập môi trường, điều kiện thuận lợi nhằm phát triển các phương thức kinh doanh, giao dịch hiện đại để nâng cao hiệu quả giao dịch của chợ nông sản.

Theo ông Đào Hà Chung, cần quản lý giá hàng hóa theo phương thức cạnh tranh lành mạnh qua sàn giao dịch, điều này sẽ khiến cho các tư thương đầu mối không có cơ hội thao túng thị trường. Đặc biệt cần làm tốt công tác truy xuất nguồn gốc để hỗ trợ được giao thương, trao đổi thông tin thương mại và tạo hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước.

“Truy xuất nguồn gốc để hỗ trợ quản lý nhà nước nắm thông tin, cân bằng cung cầu. Làm sao toàn bộ chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng tham gia chuỗi này và ở đây vai trò của công nghiệp 4.0 rất quan trọng, giúp quản lý mọi công đoạn từ khâu đầu đến khâu cuối”, ông Chung cho biết.

Đồng tình với nhận định này, ông Bùi Bá Chính, phụ trách Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia Việt Nam (GS1) cho rằng, trong thời đại hiện nay, các giao dịch đều có thể thực hiện trên điện thoại thông minh. Nhưng hiện nay, những người sản xuất chính các sản phẩm nông sản hầu như chưa tiếp cận được với cộng nghệ hiện đại, đặc biệt là áp dụng công nghệ mã số, mã vạch.

“Công cụ mã số mã vạch sẽ giúp  bảo vệ được nhà sản xuất, nhà phân phối cũng như người tiêu dùng trong việc xác định được chất lượng, giá trị sản phẩm có đúng như công bố. Khi áp dụng mã số mã vạch, người tiêu dùng sẽ hoàn toàn yên tâm vào các thông tin được cung cấp trên đó”, ông Chính nêu rõ.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, để phát triển chợ đầu mối theo quy mô lớn, hiện đại và thuận tiện, cần giám sát và thực thi tiêu chuẩn để quản lý chất lượng hàng hóa một cách chặt chẽ, nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Muốn vậy cần có các biện pháp phân cấp giám sát hàng hóa từ khâu đóng gói, cơ chế truy tìm nguồn gốc, áp dụng đồng thời với các biện pháp kiểm tra, kiểm định đảm bảo an toàn thực phẩm hàng hóa lưu thông trong chợ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đồng Nai mở chợ đầu mối để “giải cứu” nông sản
Đồng Nai mở chợ đầu mối để “giải cứu” nông sản

VOV.VN - Chợ đầu mối nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Đồng Nai đã khánh thành và đi vào hoạt động.

Đồng Nai mở chợ đầu mối để “giải cứu” nông sản

Đồng Nai mở chợ đầu mối để “giải cứu” nông sản

VOV.VN - Chợ đầu mối nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Đồng Nai đã khánh thành và đi vào hoạt động.

Từ 25/10, thịt heo vào chợ đầu mối phải có đủ 5 thông tin truy xuất
Từ 25/10, thịt heo vào chợ đầu mối phải có đủ 5 thông tin truy xuất

VOV.VN - Từ đêm 25/10, chợ đầu mối Bình Điền, TP HCM kiên quyết thực hiện yêu cầu “thịt heo phải có đủ 5 thông tin truy xuất” mới được vào chợ.

Từ 25/10, thịt heo vào chợ đầu mối phải có đủ 5 thông tin truy xuất

Từ 25/10, thịt heo vào chợ đầu mối phải có đủ 5 thông tin truy xuất

VOV.VN - Từ đêm 25/10, chợ đầu mối Bình Điền, TP HCM kiên quyết thực hiện yêu cầu “thịt heo phải có đủ 5 thông tin truy xuất” mới được vào chợ.

Gần 100% thịt heo nhập vào 2 chợ đầu mối TP.HCM truy xuất đầy đủ thông tin
Gần 100% thịt heo nhập vào 2 chợ đầu mối TP.HCM truy xuất đầy đủ thông tin

VOV.VN - Tại chợ đầu mối nông sản Bình Điền, trong tổng số gần 3.000 con heo, chỉ có 30 con không đủ 5 thông tin truy xuất.

Gần 100% thịt heo nhập vào 2 chợ đầu mối TP.HCM truy xuất đầy đủ thông tin

Gần 100% thịt heo nhập vào 2 chợ đầu mối TP.HCM truy xuất đầy đủ thông tin

VOV.VN - Tại chợ đầu mối nông sản Bình Điền, trong tổng số gần 3.000 con heo, chỉ có 30 con không đủ 5 thông tin truy xuất.

Mới 35% thịt heo vào 2 chợ đầu mối ở TPHCM truy xuất được nguồn gốc
Mới 35% thịt heo vào 2 chợ đầu mối ở TPHCM truy xuất được nguồn gốc

VOV.VN -Bắt đầu từ ngày 31/7, TPHCM đặt mục tiêu 100% thịt heo vào các chợ đầu mối ở đây phải truy xuất được nguồn gốc. 

Mới 35% thịt heo vào 2 chợ đầu mối ở TPHCM truy xuất được nguồn gốc

Mới 35% thịt heo vào 2 chợ đầu mối ở TPHCM truy xuất được nguồn gốc

VOV.VN -Bắt đầu từ ngày 31/7, TPHCM đặt mục tiêu 100% thịt heo vào các chợ đầu mối ở đây phải truy xuất được nguồn gốc.