Điều chỉnh tỷ giá tác động rất nhỏ đến lạm phát

VOV.VN -Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 giảm 0,07% so với tháng trước, đánh dầu lần đầu tiên trong vòng 10 năm chỉ số này tăng dưới 1% trong 8 tháng.

Chỉ số giá tiêu dùng liên tiếp tăng thấp hoặc giảm khiến cho chỉ số giá tiêu dùng cả nước từ đầu năm mới chỉ tăng 0,83%. Vậy đâu là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp? Và với những diễn biến điều chỉnh tăng tỷ giá Việt Nam đồng/đôla Mỹ thời gian qua có ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số lạm phát trong thời gian tới.

Nhận định về xu hướng này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, lạm phát thấp nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn ổn định, quý sau cao hơn quý trước thì không đáng lo ngại.

“Việc giảm chỉ số lạm phát là do giá xăng dầu tăng liên tục, vì vậy kéo theo các mặt hàng khác cũng giảm, chứ thực sự nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, sức mua hồi phục và thị trường bất động sản, trong đó mảng thị trường phân khúc cho người nước ngoài đã có dấu hiệu hồi phục và phát triển. Tôi nghĩ không nên quá lo ngại về việc CPI giảm. Với việc điều chỉnh tỷ giá như vừa qua, chắc chắn trong tháng tới, tình hình sẽ thay đổi,” ông Doanh dự báo.

Điều chỉnh tỷ giá tác động rất nhỏ đến lạm phát. (Ảnh: Trần Ngọc).

Tháng này, thị trường cũng chứng kiến sự biến động về tỷ giá bất ngờ của VND/USD đồng do ảnh hưởng từ việc phá giá Nhân dân tệ của Trung Quốc.

Đánh giá tác động của việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái đến chỉ số lạm phát trong thời gian tới, các chuyên gia kinh tế cho rằng, với một nền kinh tế mở như Việt Nam – mở cả về hoạt động thương mại khi tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu lên tới 150 - 160% GDP, cũng như mở về đầu tư khi vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam rất lớn thì giá trị đối ngoại của đồng Việt Nam chắn chắn sẽ tác động đến giá trị đối nội của đồng Việt Nam, cụ thể là chỉ số lạm phát.

Ông Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho biết: Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái vừa qua chắc chắn sẽ tác động đến lạm phát ở Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ tác động khá nhỏ và không đáng lo ngại, bởi mục tiêu lạm phát của Việt Nam cho cả năm 2015 là 5% mà đến bây giờ mới chỉ xấp xỉ 1%.

Theo vị chuyên gia này, vẫn còn những dư địa nhất định để có thể nói là không quá lo ngại trong vấn đề tác động của tỷ giá hối đoái tới lạm phát của Việt Nam để thông qua đó chúng ta có nhưng chủ động nhất định trong điều chỉnh tỷ giá hối đoái để hỗ trợ cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác.

Chia sẻ quan điểm này, ông Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cũng cho rằng, mức biến động tỷ giá vừa qua chưa phải là quá nhiều để có thể tác động mạnh đến các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo lý thuyết, việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Việt Nam thông thường sẽ tác động đến tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt đối với các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất – nhập khẩu, hay các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm liên quan đến xuất - nhập khẩu. Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái chắc chắn sẽ tác động đến tốc độ lạm phát ở Việt Nam, nhưng mức độ tác động sẽ khá nhỏ và không đáng lo ngại, ông Độ nói.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, mức lạm phát cơ bản xoay quanh 2% như hiện này là mức cân bằng bền vững, giúp ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

CPI tháng 8 lần đầu tiên giảm trong 10 năm
CPI tháng 8 lần đầu tiên giảm trong 10 năm

VOV.VN-Trong 10 năm gần đây, lần đầu tiên CPI tháng 8 giảm so với tháng trước.  CPI tháng 8 năm 2015 so với tháng 12 cũng tăng thấp nhất và tăng dưới 1%.

CPI tháng 8 lần đầu tiên giảm trong 10 năm

CPI tháng 8 lần đầu tiên giảm trong 10 năm

VOV.VN-Trong 10 năm gần đây, lần đầu tiên CPI tháng 8 giảm so với tháng trước.  CPI tháng 8 năm 2015 so với tháng 12 cũng tăng thấp nhất và tăng dưới 1%.

CPI tăng thấp không phải do tổng cầu yếu
CPI tăng thấp không phải do tổng cầu yếu

VOV.VN -Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp chủ yếu là do chính sách quản lý điều hành của chính phủ đã phối hợp tốt với các bộ, ngành.

CPI tăng thấp không phải do tổng cầu yếu

CPI tăng thấp không phải do tổng cầu yếu

VOV.VN -Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp chủ yếu là do chính sách quản lý điều hành của chính phủ đã phối hợp tốt với các bộ, ngành.

CPI tăng thấp nhất 10 năm: Mừng ít, lo nhiều
CPI tăng thấp nhất 10 năm: Mừng ít, lo nhiều

VOV.VN - Câu chuyện CPI năm 2014 chỉ tăng 1,84% phản ánh nhiều khía cạnh khác của nền kinh tế, rất cần được các cơ quan quản lý quan tâm trong năm tới.

CPI tăng thấp nhất 10 năm: Mừng ít, lo nhiều

CPI tăng thấp nhất 10 năm: Mừng ít, lo nhiều

VOV.VN - Câu chuyện CPI năm 2014 chỉ tăng 1,84% phản ánh nhiều khía cạnh khác của nền kinh tế, rất cần được các cơ quan quản lý quan tâm trong năm tới.